Đại Tranh Chi Thế

Quyển 5 - Chương 257: Khốn cảnh (Thượng Hạ)




Triển Chích tuy nhiều lần hạ lệnh cấm, nhưng thủ hạ của hắn đều là một đám cường đạo quen sống buông thả, không hề quân kỷ. Triển Chích đang cần dùng người, đám thổ phỉ này tuy không hề quân kỷ, song đánh trận không sợ chết, Triển Chích cũng không thể trách móc bọn chúng, dẫn đến quân đội của hắn từ đầu chí cuối đều bị người ta xem như cường đạo, làm gì có nhân tâm? Thử hỏi người như thế có thể làm nên đại sự không?

Nhìn quân Triển Chích bộ dạng như thế, Bất Nữu thực sự nản chí ngã lòng, ban đầu Bành Thành chưa mất, Bất Nữu còn ôm một tia hi vọng. Bành Thành kẹp giữa Lỗ, Tống, Đông Di, lại có địa thế hiểm yếu, bốn phương thông suốt, có thể tiến có thể lùi, có thể công có thể thủ, khi thực sự bất lực, chúng ta lui thủ trong Bành Thành, cũng có thể tạm thời chống đỡ được…”

Trọng Lương Hoài mặt đỏ hết lên, định mở miệng giãi bày, nhưng lại cố nhịn.

Công Sơn Bất Nữu tiếp tục nói: “ Nhưng hiện giờ Bành Thành đã mất, đường lui đã bị đứt, sau khi Tề Lỗ nghị hòa, Dương Hổ có thể liên tục gia tăng điều động binh mã, mà chư bộ Đông Di lại lập quốc tự bảo. Ngay người Ngô chưa từng vượt qua Đại Giang một bước cũng đến giành một bát canh. Bát canh này càng khuấy càng đục, nếu chúng ta không sớm tìm cho mình đường lui, thế nào cũng có một ngày chúng ta sẽ cùng đi đến chỗ chết với đám cường đạo chuyên cướp của nhà dân này. Thế nên, sau khi biết được tin Bành Thành thất thủ, ta liền bắt đầu suy xét lối thoát.”

Trọng Lương Hoài im lặng suy nghĩ một lúc, mới chậm rãi hỏi: “ Huynh và tôi hiện nay chó chết chủ, nhìn ra thiên hạ, có thể nương nhờ được ai đây?”

Công Sơn Bất Nữu nói: “ Tề Quốc”

“ Tề quốc?”

“ Không sai, hi vọng tốt nhất không gì bằng là Tề Quốc, Tề quốc quốc lực hùng hậu, từ trước tới giờ không coi Lỗ quốc ra gì, huống hồ Tề quốc vừa mới có một cuộc đại chiến với Lỗ quốc, bọn họ sẽ không thể để ý việc bên phía Lỗ quân có phản ứng thế nào.”

Trong Lương Hoài nói: “ Tề quốc Yến Anh và Điền Khất hiện giờ đều đang nắm giữ một nửa giang sơn, nếu nhập vào Tề quốc, thì dựa vào người nào?”

Công Sơn Bất Nữu nói: “ Tất nhiên là Điền Khất, cái lão Yến Anh luôn chủ trương dĩ hòa vi quý với Lỗ quốc, hắn không thể tán thành khởi binh đánh Lỗ, cũng không thể đồng ý thu nhận chúng ta.

“ Ừm, Điền Khất có thể đồng ý không?”

“ Chưa biết, người của ta vẫn chưa trở về, ta đã tính toán tỉ mỉ rồi, khả năng có thể nương nhờ Tề quốc là lớn nhất, ta nghĩ tám chín phần Điền Khất vui vẻ thu nhận ta và huynh. Ngoài ra ta còn nghĩ đường thoát khác nữa, nếu chuyện nương nhờ Tề quốc không thành, thì lui về cầu nơi khác, đến nhờ vả Tống quốc.”

“ Tống quốc?” Trọng Lương Hoài thất thanh kêu lên: “ Đám người của ta cướp Bành Thành của Tống quốc, người Tống không phát binh thảo phạt là may lắm rồi, làm sao có thể thu nhận chúng ta?”

Công Sơm Bất Nữu mỉm cười nói: “ Trọng Huynh, những nhân vật trong triều đình, ta huynh thấy nhiều rồi, sao vẫn còn cách nghĩ như thế? Những người thân ở vị trí cao, trước giờ chỉ coi trọng lợi ích nặng nhẹ, lợi ích tương quan, lập tức liền thân như huynh đệ; lợi ích không gặp nhau, trong chớp mắt trở mặt thành thù.

Hiện nay người Ngô chiếm Bành Thành, người Tống có thể ngồi nhìn không quản sao? Nhưng người Tống mấy lần giao chiến với Tấn tổn thất nặng nề, đang là lúc cần dùng người, chúng ta lúc này đến nương nhờ bọn họ, bọn họ có thể đuổi chúng ta đi sao? Nhưng một khi nương nhờ Tống quốc, thì rất có khả năng sẽ bị phái đi giao chiến với Tấn quốc hoặc Ngô quốc. Dựa vào thực lực của chúng ta hiện giờ, làm như thế chẳng khác nào lấy trứng đập vào đá, nếu như không thực sự lâm vào đường cùng, chúng ta không thể chọn Tống quốc.”

“ Chư bộ Đông Di mặc dù đã lập quốc, nhưng dưới vòng quan sát của Tề Lỗ Ngô, ắt cũng là non yếu thấp kém nhất, thế nên Đông Di không khỏi lo lắng; Ta huynh phản bội Quý Thị, đã thành đại kỵ của Tam Hoàn, bọn họ hận không thể bắt được chúng ta treo xác bêu đầu, quyết không thể chấp nhận chúng ta xin hàng, cũng không khỏi lo lắng.

Ngô quốc Khánh Kỵ hiện giờ cầu hiền tài như cầu nước, sĩ tử có tài có thể tiến lên khanh tướng, thứ dân lập công cũng có thể làm quan, thực là một nơi rất tốt để đến, đáng tiếc Khánh Kỵ tức khắc kết thông gia với Tam Hoàn rồi, hắn và Dương Hổ xưa nay lại có kết giao sâu sắc, dựa vào chút sức lực của ta và huynh, hắn vị tất bằng lòng chấp nhận thất hòa với Lỗ mạo hiểm thu nhận. Thế nên nếu Tề quốc không thành, nơi duy nhất có thể đi chỉ có Tống quốc thôi.”

Trọng Lương Hoài nghe hắn phân tích, thận trọng cân nhắc một hồi, khấu đầu nói: “ Được! vậy chúng ta chờ tin từ Tề quốc.”

Sau khi Xích Trung dẫn quân đến Đông Di, Lương Hổ Tử có thêm trợ thủ đắc lực liền phái hắn đóng giữ Bành Thành, đồng thời coi Bành Thành như khu vực trung tâm để gây ảnh hưởng của nước Ngô ra bốn xung quanh, còn phần hắn thì đích thân dẫn một vạn quân tinh nhuệ, đễn khu đất Ô Vu Khâu của nữ vương của Đông Di.

Ô Vu Khâu ở trong lãnh địa của chư bộ Đông Di, được xem như là mảnh đất giàu có nhất. Xung quanh mảnh đất này có một vài bộ lạc lớn nhất Đông Di sinh sống, Doanh, Phong, Thành, Dương, Giới, Mâu, Tiết, Quách. Những bộ lạc này lấy họ để đặt tên cho chính bộ lạc của mình, từ thời thượng cổ Thiếu Hạo vẫn luôn duy trì cho đến ngày nay. 

Thực ra trong bộ lạc vẫn còn họ Yển, mà họ Yển này mới chính là dòng họ có thế lực to lớn nhất trong bộ lạc Đông Di. Khi Thiếu Hạo một mạch truyền tới Triều Hạ, có thủ lĩnh họ Yển tên Bác Ích, Bác Ích từng được các chư hầu chọn làm người kế vị của Vũ, nhưng sau khi Đại Vũ qua đời, liền đem quyền lực gia cho con trai là Khởi, Bác Ích không phục liền tranh chấp với Khởi, kết quả bị Khởi giết chết. Để làm yên lòng các chư hầu, con trai của Bác Ích được phân phong đến Từ, lập nên Từ quốc.

Khi Từ quốc truyền đến đời thứ ba mươi hai, quốc lực ngày một hưng thịnh, Quốc quân Từ Yển trở thành minh chủ cai quản lưu vực sông Hoài Tứ. Thế lực như Tề quốc , xung quanh có ba mươi sáu nước chư hầu duy lệnh Từ quốc là theo. Khi đó triều Chu Vương đang không ngừng mở rộng đối nội đối ngoại. Chiêu Vương nam chinh, chết đuối ở sông Hán Thủy, toàn quân bị tiêu diệt; Mục Vương tây chinh, tiêu hao một lượng lớn của cải, không thể không gia tăng thuế khóa, khiến bách tính đói khổ không kể xiết, chư hầu các nơi rất bất mãn.

Thấy tình hình như vậy, Từ Yển dần hùng tâm, tước vị của Từ Yển vốn là Tử Tước, lúc này bất chấp Tông Chu ngang nhiên xưng Vương. Trong các chư hầu khắp thiên hạ dưới quyền Tông Chu, hắn là người đầu tiên dám xưng Vương. Cái kiểu vượt quá giới hạn này là do lúc đó chỉ có Minh Chủ được đông đảo các quốc gia đông nam đề bạt thống lĩnh ba mươi sáu nước, thế nên Từ Yển mới dám ngang nhiên lỗ mãng tạo địa vị ngang hàng với Chu Thiên Tử. Lo sợ uy đức của Từ Yển Vương, Chu Mục Vương dựa vào chuyện “ Vượt quá giới hạn” xưng Vương, và “ vượt quá chế độ” tạo thành lý do lệnh quân Sở tập kích Từ quốc, sau đó đích thân xuất đại quân chinh phạt, cuối cùng thiêu cháy Từ thành, giết chết Từ Yển. 

Tuy Chu Thiên Tử giả bộ đưa con trai của Từ Yển là Tôn Toại lên làm Từ quốc quốc quân, nhưng Từ quốc từ đó thất bại hoàn toàn trong việc áp chế các nước trung thành với Chu Thiên Tử như Tề Lỗ, mà Từ quốc để tự bảo vệ mình, từ đó cũng cẩn thận dè dặt, không dám tái mưu đồ mở rộng, sức ảnh hưởng ngày càng nhỏ, ngay chư bộ Đông Di cũng khinh thường. Trước đây không lâu khi Tề quốc phát binh xâm lấn phía nam, Từ quốc đã bị bọn họ làm cho diệt vong. Vì vậy, hiện nay trong Chư bộ Đông Di, tộc có thực lực mạnh nhất là Thượng Cổ Bát Tộc.

Loading...



Trong bát tộc, Doanh bộ lạc thực lực không mạnh, võ sĩ cũng ít nhất. Có điều Doanh bộ lạc nắm giữ quyền lễ bái của Chư bộ Đông Di, trong bộ lạc có rất nhiều trưởng lão thầy pháp, nên địa vị của bộ lạc trong chư bộ rất siêu nhiên, từ đầu chí cuối đều được liệt vào danh sách đứng đầu Đông Di bát bộ. Doanh bộ lạc cũng là bộ lạc ủng hộ và yêu mến Doanh Thiền Nhi nhất, và cũng thành kính tin tưởng Doanh Thiền Nhi là hậu duệ của Thiếu hạo nhất. Họ tin rằng Doanh Thiền Nhi chính là thủ lĩnh do đại thần Thiếu Hạo phái đến để dẫn dắt người Đông Di vùng lên làm lại từ đầu.

Phong bộ lạc trong Đông Di bát bộ, uy danh được xếp thứ hai, thực lực đứng đầu. Trưởng tộc của bọn họ Phong Hành Thỉ chính là phụ thân của thiếu nữ Huyền Điểu đã từng nhận sứ mệnh làm sứ giả đến Ngô quốc. Phong Hành Thỉ là một lãnh đạo có tầm nhìn xa, thông minh nhạy bén. Cho dù tin hay không tin thân phận của Doanh Thiền Nhi, Phong Hành Thỉ vẫn tích cực ủng hộ cô lập nước.

Trong cách nhìn nhận của Phong Hành Thỉ, chư bộ Đông Di như một cái mâm bị chia năm sẻ bảy, nếu cứ tiếp tục như vậy, Đông Di chỉ có kết cục duy nhất là dần bị các chư quốc xung quanh xâm chiếm, vết tích của Đông Di cũng sẽ biến mất hoàn toàn trong thế giới này. Cách duy nhất là phải lập quốc, tập trung lực lượng chư bộ Đông Di lại thì tộc người Đông Di mới có thể tiếp tục phát triển.

Doanh Thiền Nhi với thân thế truyền kỳ, dựa vào cùng chung tín ngưỡng của tộc người Đông Di sẽ tạo nên nền tảng để tập hợp lực lượng, trong tình hình nguy cấp Tề quốc xâm lấn phía nam, thì điều này một khi thành công sẽ phát huy được hiệu quả. Nhưng đáng tiếc khi hắn đang liên kết các chư bộ chuẩn bị dùng Doanh Thiền Nhi lập quốc thì Tề Lỗ nghị hòa. Một vài trưởng tộc tầm nhìn hạn hẹp không muốn khuất phục dưới người khác, bắt đầu đánh trống lui quân.

Việc này khiến Phong Hành Thỉ vừa hận vừa giận, mắt thấy chư tộc Đông Di vừa mới đoàn kết lại sụp đổ tan tành nhưng hết đường xoay sở. Đúng lúc đo người Ngô đột nhiên xuất binh bắc thượng, trúng ý muốn của Phong Hành Thỉ. Phong Hành Thỉ biết, Đông Di muốn lập quốc mà không có một lưc lượng lớn mạnh ủng hộ thì không được. Trong các chư quốc xung quanh, Tề quốc là quốc gia tiêu diệt nhiều nhất các bộ lạc của tộc Đông Di, bọn chúng chiếm lãnh thổ Đông Di nhiều nhất, là kẻ thù truyền kiếp của người Đông Di. Trong khẩu hiệu “ Tôn vương nhướng Di” vang dội nhất của Tề quốc, hai từ “ Nhướng Di”( bài trừ Di) chính là chỉ bọn họ. Giữa hai bên không hề có một thỏa hiệp sống.

Lỗ quốc từ xưa đến nay luôn coi trọng tương nhẫn vi quốc (vì lợi ích quốc gia dân tộc mà nhượng nhịn nhau), ngoài việc có kẻ cưỡi lên đầu họ ra, thì tuyệt đối họ không phát binh chiến đấu; Còn Tống quốc, bọn họ nhớ mãi không quên chính là giành được một vị trí vẻ vang trong chư hầu Trung Nguyên, đối với Đông Di kế cận biển lớn không hề hứng thú. Duy chỉ có Ngô quốc mới có thể trở thành trụ cột của bọn họ, vì thế sau khi Ngô quốc phát binh, Phong Hành Thỉ liền phối hợp với Doanh Thiền Nhi làm một loạt hoạt động, nỗ lực khuếch trương ảnh hưởng của Ngô quốc tại Đông Di.

Phong Hành Thỉ đích thân nghênh đón tướng quân Ngô quốc Lương Hổ Tử, đón Lương Hổ Tử đến Ô Vu Khâu. Kinh Lâm vừa quét sạch bọn đạo phỉ khắp nơi nhân cơ hội làm loạn, vừa giúp bộ lạc Đông Di huấn luyện quân đội. Dưới sự phối hợp ngầm của Doanh Thiền Nhi và Phong Hành Thỉ, rất nhiều binh sĩ Ngô quân đóng giả làm dân thường gia nhập vào quân đội liên minh bộ lạc Đông Di, và ở trong đó nhanh chóng được đề bạt làm sĩ quan. Từng bước từng bước khống chế quân đội Đông Di.

Nhưng một số tộc trưởng bộ lạc sau khi uy hiếp từ phía Tề quốc tiêu tan liền có dị tâm, vội vã muốn khôi phục lại kết cấu xã hội trước đây, đại đa số đều có tư tưởng thà làm đầu gà còn hơn làm phía sau con trâu, một khi lập quốc sẽ có cấp bậc vương hậu công khanh, rất nhiều tộc trưởng dốc lòng trong bộ tộc của mình cũng phải phục tùng nghe theo người trên, điều này họ không muốn thấy. Vì thế họ dốc sức toàn lực muốn phá hoại liên minh, trong đó những người tích cực nhất là những tộc trưởng bộ lạc không hi vọng trở thành quan lớn tương tự như công khanh.

Thành Bích cũng đang cố hết sức lôi kéo các bộ lạc, hứa hẹn phong quan, tìm kiếm sự ủng hộ. Đông Di vẫn chưa thành lập nước, chức quan lớn như ba công sáu khanh đã được hứa cho tộc trưởng chư bộ có thế lực mạnh nhất. Những tộc trưởng này đều nghe theo Phong Hành Thỉ kiến giải phân tích, đứng bên cạnh Thành Bích nhưng đã tiếp nhận sự sắp xếp của người khác rồi. Trong đó cũng có người mang hai lòng, tình hình khá phức tạp. 

Sau khi quân đội Kinh Lâm đến Ô Vu Khâu, thủ lĩnh của các bộ lạc cố tình dung túng thủ hạ gây ra các loại xung đột với quân Ngô, chuyện binh lính hai bên đánh nhau liên tiếp xảy ra, một khi phát sinh chuyện đánh nhau, tức là người Đông Di có ý đồ không kiêng nể nói toạc ra, kích động lòng căm thù giặc của người Đông Di, làm dấy lên xung đột lớn hơn. Binh sĩ người Ngô nếu rời khỏi doanh trại hành động một mình còn thường xảy ra chuyện mất tích, vài ngày sau tại một góc nào đó vắng vẻ liền phát hiện ra thi thể bị bọn chúng đánh đập vô cùng thể thảm, điều này lại kích động sự phẫn nộ của người Ngô. Tình hình dần dần phát triển theo chiều hướng không thể kiểm soát.

Hiện nay mà nói, nữ vương Đông Di chỉ mang thân phận người Đông Di hiệu triệu tộc người cùng kháng lại kẻ thù bên ngoài, Đông Di vẫn chưa chính thức lập quốc, sức trói buộc của nữ Vương đối với các bộ lạc vẫn còn rất nhiều hạn chế, vì thế cục diện này, ngay Doanh Thiền Nhi trí kế đa đoan cũng bó tay vô sách. Một lính trưởng thủ hạ của Kinh Lâm sau khi phát hiện ra thi thể một thân binh, phẫn nộ không thể kìm nén tập hợp nhân mã, muốn đi diệt trừ bộ lạc thường gây tranh chấp có ác ý với người Ngô, nhưng Kinh Lâm đã kịp thời ngăn chặn. Nhưng sự phẫn nộ trong đám binh sĩ ngày một tăng.

Những chuyện này khiến Kinh Lâm rất lo lắng, có nhiều chuyện không thể dùng vũ lực giải quyết được, mà mưu kế ứng biến lại không phải sở trường của hắn, Kinh Lâm và Thành Bích mang những khó khăn ở Đông Di lần lượt viết thư gửi cho Khánh Kỵ, chờ đợi Khánh Kỵ có thể nghĩ ra được cách giải quyết.

Tín sứ của Công Sơn Bất Nữu từ Tề Quốc trở về, Điền Khất là thân phận thế khanh, từ trước đến nay đều ở vị trí trên cao, hắn vốn không cho rằng hai gia nô môn hạ của Quý Thị lại có tư cách bàn điều kiện với hắn. Hắn dùng thái độ trên cao nhìn xuống ban ơn tiếp nhận xin hàng của Công Sơn Bất Nữu, nhưng lại yêu cầu hắn tiếp tục ở lại Lỗ quốc, lưu lại Đông Di, một mình chiến đấu, gây ra rối loạn, để sau khi hắn đánh bại Yến Anh trên bàn chính trị rồi lại lần nữa xuất binh đặt ra điều kiện. Thế nhưng hắn lại đáp lại ưu đãi cho Công Sơn Bất Nữu và Trọng Lương Hoài quá ít, Công Sơn Bất Nữu tất nhiên không đồng ý.

Rơi vào đường cùng, hắn chỉ còn cách sai người đến Tống quốc tiến hành giao thiệp, nhưng người Tống cũng không muốn trở mặt với Lỗ quốc. Là một quốc gia bầu không khí quý tộc tràn ngập, lại thiếu tác phong thiết thực, không muốn hai gia nô thân phận hèn mọn đứng trong triều đình Tống quốc làm quan. Tín sứ của Công Sơn Bất Nữu ngậm ngùi gãy cánh mà quay về.

Công Sơn Bất Nữu cùng đương, vì khốn cảnh của mình lo lắng đêm không ngủ được. Rơi vào bước đường cùng, đành thử một phen, hắn lại phái người, cùng người đưa thư của Kinh Lâm, Thành Bích lần lượt đến thành Cô Tô.

Khánh Kỵ lần lượt nhận được thư của Lương Hổ Tử và Thành Bích, đối với tình hình ở Đông Di Khánh Kỵ cũng cảm thấy thực sự lo lắng. Những chuyện tranh quyền đoạt lợi như thế này một khi đánh lên chiêu bài dân tộc, từ trước tới nay đều rất khó giải quyết. Bởi vì những thủ lĩnh có dã tâm thực sự có thể mê hoặc rất nhiều dân thường bách tính, hơn nữa Đông Di hiện nay chưa lập quốc, cũng chưa ký kết quốc thư trở thành thuộc địa của Ngô quốc. Nếu như Ngô quốc ngang nhiên dùng vũ lực chinh phục, thì tất khiến những công sức mà Thành Bích nỗ lực làm sẽ rơi hết xuống sông xuống biển.

Phạm Lãi đi sứ Tần vẫn chưa trở về, Chúc Dung sau khi bị gạt bỏ khỏi quyền lực trung tâm tự cảm thấy không hứng thú, nhân cơ hội chạy đến Việt quốc diễu võ giương oai, vơ vét của Việt quốc, cũng không ở Cô Tô. Những chư thần khác đều tham gia triều nghị. Đối với cục diện Đông Di văn cũng không được, võ cũng không xong đúng là hết đường xoay sở, không tìm ra được kế sách nào khả thi.

Đúng lúc đó, tín sứ của Công Sơn Bất Nữu đến. Tín sứ của Công Sơn Bất Nữu biết Khánh Kỵ và Lỗ quốc có mối quan hệ phức tạp chồng chéo, sợ rằng trực tiếp cầu kiến sẽ bị Khánh Kỵ khước từ ngay tại trận, thế là hắn gián tiếp khẩn cầu đến phủ thượng tướng quốc Tôn Vũ. Tôn Vũ vốn là người nước Tề, xưa nay không có qua lại gì với Lỗ quốc Tam Hoàn và Dương Hổ, sẽ không suy xét quá nhiều đến cảm nhận của Lỗ quốc, và lại Tôn Vũ lại là người được Khánh Kỵ cực kỳ xem trọng, nếu có thể thuyết phục Tôn Vũ, sự việc mới có khả năng thành công.

Đây chính là điểm khác nhau giữa người của Công Sơn Bất Nữu và người của Triển Chích. Người của Triển Chích đều xuất thân từ đám cường đạo sơn tặc, còn người của Công Sơn Bất Nữu thì đều xuất thân từ gia thần, gia nô của Tam Hoàn. Trong những người đã từng làm gia thần, đại đa số đã từng cùng Tam Hoàn bôn ba, giúp Tam Hoàn rất nhiều việc như quan trường, kinh thương, quản lý kinh doanh thậm chí dùng binh đánh trận, tất cả mọi mặt hộ đều từng làm qua, tuy không tinh thông nhưng xét về mặt toàn diện cũng khá được, hành sự hiểu được cách điều đình.

Tôn Vũ gặp mặt sứ giả của Công Sơn Bất Nữu, nghe hắn nói rõ ý định, lại cảm thấy lực lượng của Công Sơn Bất Nữu đối với Ngô quốc mà nói tác dụng không lớn, Triển Chích hiện nay không đến hai vạn binh mã, Công Sơn Bất Nữu có thể mang đi không đến một nửa, Khánh Kỵ hiện nay lại không phải đang trong giai đoạn dốc hết sức lực phạt Ngô phục quốc. Công dụng của một vạn binh lính còn xa mới bì kịp thành quả của việc sứ giả các chư hầu qua lại, hợp tung liên hoành. Khánh Kỵ không thể vì đám nhân mã cùng đường Công Sơn Bất Nữu mà khiến người Lỗ và người Đông Di tâm sinh bất mãn.

Tôn Vũ là kiểu người có tính cách xử lý sự việc cẩn thận chặt chẽ. Thân tuy là tướng quốc, dưới một người, trên vạn người, nhưng cũng không chuyên quyền độc đoán, tự ý quyết định. Mặc biết không thể nhưng trước mặt sứ giả của Công Sơn Bất Nữu cũng không biểu lộ ý kiến, bình tĩnh nghe hắn nói hết, rồi sai người đưa hắn đi chiêu đãi nồng hậu, sau đó mới vào cung đem chuyện này tấu với Khánh Kỵ.

Lúc này là thời vụ tháng hai đầu năm, Giang Nam bắt đầu chuẩn bị vụ xuân. Các công việc như phân phát nông cụ bằng gang, trâu cày, giống lương thảo thượng hạng được chuyển từ các nước khác đến, hay sắp xếp nông hộ vỡ hoang khai khẩn ruộng đồng, tuy rườm rà rắc rối nhưng việc này có liên quân đến sinh kế của một năm. Năm ngoái việc thiếu lương thực của Ngô quốc đã phải dựa vào thương vận để giải quyết, năm nay đã định trước cả thiên hạ đều có lương thực, nên Ngô quốc không thể không sớm lo liệu. Chuyện đại sự liên quan đến sự ổn định và phát triển của Ngô quốc sau này, nên Khánh Kỵ không dám khinh suất, tìm hết những quan viên chủ quản nông sự như Yểm Dư, Văn Chủng, tỉ mỉ bàn bạc trù liệu.