Hà Tiên - Cuộc Sống Điền Viên

Chương 50: Cha con Lý Sao




Ăn cơm chiều xong Dương ông và nhà Lưu bá qua thăm. Cha dọn bàn tròn ra sân, chuẩn bị mấy ly rượu, cá lóc nướng. Hai anh em Trương bá mới kể ngọn nguồn câu chuyện.

Tháng trước vợ và con gái của Lý Trám – thúc thúc bị thương, bị con sấu bò vào rạch cạn sau nhà ăn mất. Ông cùng con trai đau đớn, giận giữ gói ghém đồ đạc lần theo con sấu. Dân làng có khuyên giải nhưng không lay chuyển được. Gần tuần trăng theo dấu, con sấu quen đường quay lại làng họ ở Giá Khê rình mồi. Lý Trám làm cái bẫy lớn cuối làng, ông bắt vịt trời làm mồi dẫn dụ con sấu.

Chiều hôm qua khi con sấu phát hiện con vịt mồi, sắp lọt vào bẫy thì ta không biết chèo ghe ngang qua. Con gái nhỏ thấy nó trước nên sợ hãi hét lớn. Con sấu lập tức tấn công chiếc ghe. Lúc đó Lý Trám thấy tình hình biến chuyển nên đến hỗ trợ. Hai người dẫn dụ con sấu ra xa bé gái. Nhưng nó cứ bám riết đứa bé, táp nhanh be xuồng làm hai mẹ con bé gái té xuống sông. Con sấu sấn tới táp, may mắn hai lần táp liên tục nên sức mạnh cơ hàm giảm nên khi Lý Sao đỡ thay bé gái chỉ bị cắn trên cẳng tay. Vết cắn chưa làm gãy xương.

Máu tuôn ra, mùi tanh làm con sấu hung hăng hơn. Lý Trám lợi dụng lúc nó còn say mùi máu lướt lên quăng thòng lòng khép miệng nó, Trương Ẩn cũng nhào tới dùng dao đâm vào bụng nó. Lý Trám chưa kịp giật dây khép hàm thì bị nó quật táp kéo rời chân. Dù máu tuôn đau đớn ông vẫn dùng sức siết dây, quấn quanh gốc tràm to. Vết thương ở bụng nó bị Trương Ẩn xoay dao khoét rộng, nó kiệt sức dần rồi chết.

Lúc ấy Trương Ẩn vội vàng đưa cha con Lý Trám lên ghe, cùng vợ chèo vội về làng. Làng nhỏ ven sông không có thuốc thang gì nên ông chỉ kịp băng bó sơ vết thương rồi cùng em trai lên ghe chèo đi tìm lang y. Trước đây Đỗ lang y có đến trị bệnh vài gia đình ở Giá Khê nên mọi người chỉ hướng xuôi sông Giang Thành về đây.

Ai cũng yên lặng nghe câu chuyện, vừa thương tâm vừa nể phục Lý Trám. Mai nhìn đứa bé trai đang ngủ, cỡ tuổi An ca nhưng đen gầy hơn, trải qua chuyện này không biết nó có vượt qua được không? Thời bây giờ chưa chú ý đến vấn đề tâm lý, người ta sẽ không biết chuyện Lý Sao đối mặt sẽ ảnh hưởng đến nó như thế nào. Đứa bé gái nhỏ kia nữa, mong rằng cô bé có thể quên đi, bình an lớn lên.

Mặt trời lặn xuống, Mai hướng dẫn anh em Trương bá chăm sóc cha con Lý Sao trong tối nay. Tối nay là đêm quyết định, nếu Lý thúc có thể qua khỏi thì sẽ từ từ bình phục. Lo lắng nhất là vết thương gây sốt, nhiệt độ cơ thể cao dẫn tới hôn mê rồi người bệnh không qua được. Cần phải cho uống nước ấm, nước dừa, đút cháu gà hầm để người bệnh đủ sức vượt qua. Bên ngoài thì phải lau người bằng rượu giảm sốt.

Cũng may nhà đã đóng thêm bộ ván và sạp tre nên cũng sắp xếp được đủ chỗ ngủ cho khách. Nương lau sạch sạp tre gần bếp cho mấy đứa con trai ngủ.

Đêm hạ tuần trăng lên muộn, nương đốt đèn nhỏ trên bàn nhà trên, bên ngoài có đống lửa nhỏ cháy bập bùng soi sáng trong nhà. Gió từ vũng Đông Hồ thổi vào xào xạc. Tiếng ếch nhái, côn trùng u u làm màn đêm bớt tĩnh mịch mà tràn đầy sự sống.

Nửa đêm tiếng rên rỉ của Lý thúc làm Mai giật mình tỉnh giấc. Cô ra ngoài thấy Bình ca và Vĩnh ca đã ngồi dậy. Mai nói:

– Ca lên dặn Trương bá tiếp tục lau người, thỉnh thoảng cho uống nước dừa. Qua khỏi đêm nay mới được.

– Được.

Lúc Mai dậy sáng hôm sau thì thấy Lý Sao ngồi ăn cháo gà, a Phúc cũng được một chén cháo. Mai bước đến đưa tay sờ trán hắn, ‘vẫn còn sốt’. Trong tâm tưởng Mai xem hắn chỉ là bé trai, cô quên mất là cô chỉ mới hơn tám tuổi, cô đứng chỉ bằng hắn đang ngồi. Tuy nhiên hắn không nhích ra, hắn biết nàng là người cứu cha hắn. Sau khi nhìn thấy cách Mai khâu vết thương và trị sốt, mọi người đều nhận định cô và a Vĩnh thật sự có thể cứu người.

Vĩnh ca cầm chén cháo từ nhà trên xuống:

– Lý thúc vẫn còn sốt, lúc nãy ăn cháo có tỉnh táo hỏi tìm hắn.

Ca hướng đầu chỉ Lý Sao, hắn ăn vội cháo rồi đứng dậy lên nhà trên. Hai con gà nhỏ quá, nấu không được bao nhiêu thịt. Trương nhị thúc đi ra chợ làng tìm mua gà rừng, mong rằng Hùng huynh có bán.

Vừa ăn sáng xong Nguyễn bá đến, trong tay cầm túi vải nhỏ. Ông tháo lớp vải gói lấy ra một khúc nhân sâm nhỏ.

– Cha ta nói để huynh ấy dùng, nấu chung với cháo là được.

Nhân sâm quý cỡ nào, Lý bá chắc qua khỏi rồi. Cha và Trương bá ngạc nhiên, sau đó chắp tay trịnh trọng cảm ơn.

– Đa tạ Nguyễn huynh, ta nguyện sẽ đền đáp.

– Không cần, không cần, ai lại không gặp lúc hoạn nạn, là việc nên làm thôi.

Lý Sao nhìn nhân sâm rồi quỳ xuống lạy tạ ơn Nguyễn bá, hắn đúng là ít nói. Nguyễn bá đỡ hắn dậy:

– Không cần, cháu cũng dưỡng thương. Sau này chăm sóc, phụng dưỡng hiếu thảo với cha cháu là được.

Lúc Trương nhị bá về xách theo hai con gà rừng và một người đi theo sau lưng, là Hùng huynh. Hắn đến làm gì?

– Hắn nói có quen nhà đệ, không nhận tiền bán gà, còn đi theo xem có giúp gì được không.

Trương nhị bá chỉ La Hùng nói với cha. A Phúc chạy ra vui cười nói:

– Gà nhà cháu là mua của Hùng huynh đó.

La Hùng hơi bối rối khi gặp cha, may quá có a Phúc giúp hắn, xác nhận là hắn quen nhà Mai thật.

– Gà nhà thúc còn nhỏ, lấy gà cháu săn được nấu cháo tốt cho người bệnh hơn. Cháu xin cha mang đến nữa, cha nhất định sẽ đồng ý.

La Hùng một tay để lên vai a Phúc ra vẻ thân thiết, mắt nhìn cha nói. Trương bá bước lên nói:

– Làm phiền cháu, ta nhận sau này sẽ tạ ơn.

Vì ông đưa Lý Trám đến, ông không thể để nhà Mai chịu ơn thay được. Ông ra mặt như vậy mới hợp lẽ, ơn nghĩa cũng sẽ do nhà mình báo đáp.

Nương và Cúc tỷ bận rộn làm gà, nấu thêm cháo ở bếp. Mai và Vĩnh ca chia nhỏ nhân sâm dùng trong hai ngày chờ Đỗ lang y về.

Lý thúc vẫn còn sốt nhưng bá ấy tỉnh nhiều hơn, còn thì thào nói chuyện. Mọi người không khẩn trương nữa, ai đi làm việc nấy. Đến ngày thứ ba thì Đỗ lang y về. Ông vội vàng đến bắt mạch cho hai cha con Lý thúc. Ông xem kỹ vết thương, còn hỏi Vĩnh ca đã làm như thế nào. Vĩnh ca nói rõ từng việc, Trương bá cũng nói ông lau rượu pha nước ấm, uống nước dừa, đút cháo ra sao. Đọc chương mới tại dienvan.space

Đỗ lang y nhìn a Vĩnh thật nhanh rồi hỏi:

– Lần đầu cháu làm sao?

– Dạ phải,

Mai lén nắm tay a Vĩnh, bảo hắn an tâm.

– Sư ông có dạy cháu cầm máu, trị thương nhưng cháu chưa làm bao giờ.

Lang y gật đầu bỏ qua, nói với Trương bá.

– Ta bốc mấy thang thuốc, để hắn dưỡng thương hơn tháng là khỏi. Bây giờ khiêng hắn đến nhà ta, có phòng ở, không nên di chuyển hắn đi xa. Ở lại mười ngày nửa tháng vết thương liền sẹo mới đi được.

– Được.

Trương bá đương nhiên đồng ý, ông nợ Lý Trám mạng của vợ con và cái chân bị mất, mười ngày nửa tháng tính là gì.

Mỗi người giúp một tay chuyển Lý thúc đến nhà lang y. Sau đó Trương tam bá về Giá Khê báo tin người nhà biết. Nhà Mai quay về nếp sinh hoạt hàng ngày, chỉ có a Vĩnh mỗi ngày đến nhà Đỗ lang y một lượt giúp mấy việc lặt vặt. Mai dự cảm được ý tứ lang y. Thật ra cô không biết ông ấy tài giỏi không, dù sao ông ấy là người biết y thuật duy nhất quanh đây. Ngày thường ông cũng sống giản dị, hiền hoà nên nếu ông muốn thu a Vĩnh theo học cũng tốt.