Hoàng Tộc

Quyển 2 - Chương 487: Trần Kiện đại bại (hạ)




Tưởng Hiếu Thông biết rõ Hoàng Phủ Vô Tấn tương lai sẽ là hoàng đế cho nên cơ hội này hắn không bỏ qua.

Hắn vội vàng nói:

- Điện hạ vi thần đối với chuyện đánh Thân Tể có đề nghị.

Hoàng Phủ Vô Tấn hơi hứng thú liền cười nói:

- Tướng quân mời nói.

- Điện hạ Thân Tể ở Phong huyện tàn sát hoàng tộc do thân binh của hắn gây nên, trong quân đại đa số tướng sĩ không biết chân tướng, hơn nữa Thân Tể đã cùng với Ung kinh quyết liệt mọi người cũng không biết, nếu như điện hạ có thể đem tin tức này truyền khắp trong quân của hắn thì sẽ làm dao động quân tâm thậm chí là đào binh.

Hoàng Phủ Vô Tấn trầm tư một lát:

- Thế nhưng mà làm sao có thể đưa những tin tức này vào trong quân của hắn.

Tưởng Hiếu Thông đắc ý nở ra nụ cười:

- Điện hạ vi thần biết rõ, trong quân của Thân Tể hiện tại lương thảo không còn nhiều lắm, tối đa chỉ có thể duy trì hai ba ngày, hắn hiện tại chậm chạp không đến tất nhiên là yềm phái binh đi các nơi cướp bóc lương thực, điện hạ có thể để cho đám quân đội đó mang tin tức trở về.

Hoàng Phủ Vô Tấn khẽ gật đầu:

- Không tệ đúng là một biện pháp tốt.

Hắn lập tức nói với Trương Nhan Niên:

- Phái ra quân đội chặn binh của Thân Tể chuyện này giao cho ngươi làm.

Đại quân Thân Tể sở dĩ chậm chạp hành quân là vì hắn đã nhận được tin tức Trần Kiện bị phục kích, tin tức này quả thực khiến cho hắn phải chấn động đồng thời hắn cũng nhận được tin tình báo chuẩn xác, Sở quân tiến vào Ung Kinh có tới hai mươi vạn người.

Điều này khiến cho hắn không thể không cẩn thân, không chịu chia lìa chỉ sợ Sở quân bị đánh bại, nhưng lúc này trong quân lương thảo cũng tiêu hao không còn bao nhiêu, chỉ còn lại lương thực hai ngày, bất đắc dĩ Thân Tể đành phải phái ra mấy chục chi quân đội cướp bóc ở vùng gần đó.

Mà đại quân của hắn thì đóng ở bên ngoài Phong thành, lúc này Phong huyện trên cơ bản đã là một tòa thành khong, nôi thành cư dân đều trốn ở bên ngoài, Thân Tể phái người đi tới tất cả các gia hộ tìm lương thực nhưng đoạt được cũng không có bao nhiêu khiến cho hắn rất thất vọng, trong cơn giận dữ hắn cho một mồi lửa đốt cháy Phong huyện thành.

Lửa cháy hừng hực nuốt sống Phong huyện htanfh, tính cả mấy lão nhân không kịp trốn chạy táng thân trong biển lửa, cuồn cuộn bay thẳng lên chân trời mấy chục dặm cách đó cũng có thể nhìn thấy được.

Hoàng Phủ Vô Tấn đứng ở trên một đài cao nhìn khói dày đặc ở phía trước đó chính là khói do Phong huyện thành bị đốt hủy mà bốc lên, trong lòng hắn có thể cảm nhận được sự tuyệt vọng của Thân Tể.

Cho dù trong tay của Thân Tể có mười vạn quân đội nhưng trong mắt Hoàng Phủ Vô Tấn đó đã không còn là uy hiếp nữa, xa xa cách đó vài trăm dặm thành Ung kinh mới chính là mục tiêu lớn nhất của hắn.

- Điện hạ.

Trương Nhan Niên xuất hiện ở đằng sau của hắn.

- Phụ thân ngươi có tin tức chưa?

Hoàng Phủ Vô Tấn mỉm cười hỏi.

- Đã có tin tức quân Tây Lương chia làm hai đường một đường tiến tới phía Tây Ung kinh chuẩn bị chặn đường Thân Tể một đường khác suất mười vạn kỵ binh do tự cha suất lĩnh đã vượt qua vị sông, ở bốn mươi dặm bên ngoài chờ lệnh.

- Chờ một chút.

Hoàng Phủ Vô Tấn khẽ cười nói, hắn không vội tiến công Thân Tể, hắn giống như một con mèo vờn chuột để con chuột dần kiệt sức sau đó mới nuốt chửng nó.

Ánh mắt của hắn lướt qua đám khói dày đặc kia, lại nhìn về phía thành Ung Kinh, lúc này hắn tràn ngập chờ mong với Ung kinh.

Sau khi xác định quân của Thân Tể đã đi, thành Ung Kinh một lần nữa được mở để cho dân chúng chạy trốn khắp nơi vào thành, nhưng Thân thái hậu cũng hạ nghiêm lệnh chỉ cho vào thành chứ không cho ra khỏi thành.

Mười mấy vạn dân chúng các nơi níu nhau chạy vào mang theo lương thực và gia sản ít ỏi, trong đó dân chạy nạn đến từ Phong huyện có tới năm vạn người, xe trâu xe ngựa tiếng ngươi chửi bậy vang lên liên tiếp, biển người tạo ra một mảng hỗn loạn.

Phụ trách tiếp nhận dân chạy nạn là Bạch Minh Khải hắn mang theo hơn mười quan viên và hơn một trăm tên nha dịch mà hoang mang vô cùng, tiếng hô đã khản cả giọng, ngoại trừ quan phủ còn có một gã đô úy suất lĩnh một nghìn kỵ binh làm nhiệm vụ duy trì trật tự, phàm dân chúng náo loạn đều bị bắt đi giam dữ.

Bởi vì dân chúng quá nhiều quan phủ cũng động viên thương gia tham gia cứu trợ.

Sở Phượng trà trang cũng tham gia, bọn họ lập một cái rạp to cấp phát cháo và lương thực vô cùng bắt mắt.

Nhìn mấy dân chúng ăn cháo phía trước Dư Vĩnh Khánh và Đàm Cử cũng chờ đợi một người đặc thù.

Lúc này vài tên nam tử rách rưới tiến tới:

- Xin hỏi Dư chưởng quỹ có ở đây không?

Nam tử cầm đầu hỏi.

Dư Vĩnh Khánh và Đàm Cử nhìn nhau, hắn hỏi:

- Ta là Dư chưởng quỹ ngươi hỏi ta có chuyện gì.

Nam tử cầm đầu tiến tới phía trước đem một cái ngân bài thò ra, Dư Vĩnh Khánh gật đầu liền mang hắn vào trong lều sau.

Hắn đem ngân bài đưa cho nam tử nhìn qua, nam tử kia không cười nữa, sắc mặt trở nên nghiêm túc hắn chắp tay nói:

- Tại hạ là Lý Hổ Chí là đô úy của doanh thứ nhất Sở quân, phụng mệnh điện hạ vào thành.

Lúc này Đàm Cử đã tiến tới:

- Hắn là ai?

Dư Vĩnh Khánh mỉm cười giới thiệu cho nam tử:

- Vị này chính là Đàm tiên sinh, hai người làm quen đi.

Nam tử lập tức hành lễ;

- Tại hạ Lý Hổ chí điện hạ mệnh cho tai hạ tất cả nghe lệnh của Đàm tiên sinh.

Đàm Cử mỉm cười:

- Tổng cộng tới bao nhiêu huynh đệ?

- Bẩm tiên sinh tổng cộng là năm trăm huynh đệ trong đó có một trăm tinh nhệu chia nhau vào thành đều hóa trang thành dân chúng bình thường, chạm mặt nhau ở cửa Tây.

Đàm Cử gật đầu với Dư Vĩnh Khánh:

- Vậy thì tốt bây giờ chúng ta đi?

Dư Vĩnh Khánh mang theo mấy huynh đệ theo Lý Hổ Chí tiến tới chợ phía tây không xa, trước cổng chính là một quảng trường chiếm diện tích khá lớn, lúc này ở đó người qua lại đã tấp nập, đều là dân chúng chạy nạn vào kinh đoán chừng trên vạn người.

- Ở nơi nào?

Lý Hổ Chí liếc nhìn huynh đệ đang ngồi xổm trong góc.

Dư Vĩnh Khánh đi tới, ở trong góc có chừng ba bốn trăm người còn chưa tới đông đủ, bọn họ thấy Lý Hổ Chí tới liền lục tục đứng lên.

- Những người khác đâu rồi/

Lý Hổ Chí hỏi.

- Tất cả mọi người đang đến chắc bị binh lính hỏi vài câu, cho nên hơi trấm.

- Có bị sao không?

Dư Vĩnh Khánh bận tâm hỏi.

- Không sao bọn họ chỉ mang theo một số vật tùy thân nếu như có binh khí hoặc khôi giáp sẽ bị tạm giam, mà chúng ta đều không mang.