Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 240-2: Nơi đó có ta (2)




Bởi vậy Trương Nguyên không khỏi nghĩ đến vị hôn thê Thương Đạm Nhiên, còn có Vương Anh Tư sư muội. Thương Đạm Nhiên là vợ hắn, hắn nhất định che chở tốt cho nàng, nếu có ngày nghỉ sẽ bồi nàng đi du ngoạn, sẽ không để cho nàng khó chịu bên trong nhà cao cửa rộng, bỏ quên trí thông minh của mình, về sau để cho nàng hỗ trợ việc làm ăn buôn bán. Còn Anh Tư sư muội, vừa đa tài vừa đáng yêu, nhưng…
Tâm trạng Trương Nguyên hơi trầm xuống, quay đầu hướng về cửa sổ ngoài thuyền, nhìn ngắm phong cảnh hai bên bờ sông Hoàng Phổ.
Ba mái chèo di chuyển lên xuống, cánh buồm căng tròn gió, chiếc thuyền ba mái chèo dài năm trượng này đang châm rãi đi ngược dòng trên sông Hoàng Phổ. Núi xanh hai bên bờ trùng điệp, giữa chân núi và chỗ đất bằng phẳng đều là những lùm cây xanh ngắt với những sắc hoa trắng vàng xen nhau. Đây chính là hoa cây bông, đất vườn Tùng Giang tám chín trên mười là trồng loại hoa này, có đến trăm vạn mẫu, được coi là thành phố bông vải, là thiên hạ của áo chăn. Nếu hiệu Mỹ Hào phát triển thuận lợi, trong mười năm sẽ trở thành cửa hàng buôn vải lớn nhất Tùng Giang là rất có khả năng. Mấu chốt là phải có tiền vốn, phải có người đến giúp đỡ.

Trương Nguyên và Tông Dực Thiên nhẹ giọng nói chuyện với nhau, bàn một chút về việc buôn bán ở Tùng Giang. Tông Dực Thiên nói hằng năm hai mùa xuân thu, tàu xe thương gia đến Tùng Giang buôn bán vải đông đúc. Thương nhân có dưới một mười vạn tiền vốn chỉ có thể coi là thương nhân trung đẳng, kẻ sĩ Giang Nam bỏ văn theo nghề buôn bán vô cùng nhiều, xuất hiện cái gọi là tầng lớp sĩ thương. Người đứng đầu Đông Lâm Cố Hiến Thành cho rằng phú tài mới có thể hảo lễ, lấy nghĩa làm chủ cho lợi ích, lấy lợi ích phì tá cho nghĩa, thẳng thắn cầu tài, Trương Nguyên thầm nghĩ:
“Đời sau có trình bày và phân tích cho rằng đảng Dông Lâm là đại biểu cho lợi ích của sĩ thương Giang Nam, vậy Hàn Xã lại nên đại biểu cho lợi ích của người nào, hướng cuối cùng của Hàn Xã là về triều đình, hẳn là tranh thủ ủng hộ của giai cấp nào đó? Xã hội Vãn Minh là xã hội cực kỳ phức tạp, các tầng lớp giai cấp đều bị thay đổi kịch liệt từ bên trong, tranh thủ bên này, ắt sẽ đắc tội người kia, điều này cũng là chuyện đau đầu nhất.”
Trương Nguyên tự an ủi mình nói:
“Hàn Xã, hiệu buôn Thịnh Mỹ, hiện tại bắt đầu khởi bước rồi, chỉ có đi từng bước một, gấp cũng vô dụng, ngày còn rất dài, vả lại núi xanh hai bên bờ sông này, hoa vải bông đầy khắp đồi, cây bông vải theo gió lượn bay, đi ngược dòng nước cũng rất có phong cảnh.”

Thuyền đi được sáu, bảy dặm, Trương Ngạc chơi cờ cũng đã bị thua, chỉ nghe nữ nhân Vương Vi nói:
- Yến Khách tướng công có thể cùng Giới Tử tướng công bất phân thắng bại sao?
Khi nói xong lời này, con mắt liếc nhìn sang Trương Nguyên ở bên cạnh cửa sổ mui thuyền.

Trương Đại cười nói:
- Yến Khách chơi cờ sao có thể bất phân thắng bại với Giới Tử, đó là khoác lác.
Trương Ngạc mặt không đổi sắc nói:
- Giới Tử trao ta ba quân ta thắng, còn trao ta hai quân ta lại thua, đây chẳng phải là bất phân thắng bại.

Vương Vi hai tay hợp thành chữ thập, nửa che mũi và môi, nói:
- Thì ra là thế.

Cười đến mức thân mình khẽ run.

Trương Ngạc nói:
- Ván này là ta sơ suất, là ta tham nhìn sắc đẹp của ngươi, cho nên mới thua, ta xem chỉ có Giới Tử mới có thể thắng cô nương, trong mắt hắn chỉ có quân cờ, con mắt đều là nhìn chăm chú vào con cờ mà chuyên tâm chơi cờ.
Trên mặt Vương Vị hiện lên sắc hoa đào, lấy một quân màu trắng nhẹ nhàng ném vào hộp quân cờ, mắt nhìn Trương Nguyên nói:
- Tiểu nữ tử muốn thỉnh giáo Giới Tử tướng công một ván cờ.

Trương Nguyên hiện tại không muốn chơi cờ, hắn hai ngày nay vì chuyện thư cục Hàn Xã và hiệu buôn Thịnh Mỹ nên có chút phí sức, mỉm cười nói:
- Để cho Đại huynh ta cùng cô nương đánh đi, ta hôm nay có chút buồn ngủ, ngày khác, ngày khác lại lĩnh giáo.
Khi Vương Vi và Trương Đại chơi cờ, Trương Nguyên đến khoang kế bên tự nghĩ ra một đề Xuân Thu kinh nghĩa, dùng hơn nửa canh giờ viết một bà kinh đề bát cổ. Thân thuyền hơi lắc lư, tiếng cười cùng tiếng đánh cờ vang lên không ngừng, bất giác cơn buồn ngủ ụp xuống lại, liền nằm ở trên cái bàn nhỏ chợp mắt một chút
Mực đã mài còn một chút vẫn chưa viết hết, rửa đi thì đáng tiếc, Mục Chân Chân dùng nước mực còn dư lại viết mấy chữ “Hoa Sơn bia” thật to. Viết xong, nghe thấy thiếu gia bên cạnh truyền ra thanh âm phì phò rất nhỏ, Mục Chân Chân liền nhẹ nhàng thu thập giấy bút, rửa sạch nghiên mực cùng bút xong trở về, thấy hai bên cánh mũi thiếu gia chảy ra vài giọt mồ hôi, ống tay áo đệm ở dưới má cũng có chút mồ hôi ẩm, trời gần buổi trưa rồi, khí trời rất nóng a.

Trên bàn có một cái quạt, Mục Chân Chân chậm rãi mở quạt, ôm đầu gối ngồi quạt bên cạnh thiếu gia. Quạt một hồi, thấy Vương Vi đi tới, tay vịn cửa khoang thuyền lay động không yên, nhìn Trương Nguyên ngủ gục trên bàn, khẽ mỉm cười, hạ giọng hỏi Mục Chân Chân:
- Tỷ tỷ tên gọi là gì?
Mục Chân Chân có chút gượng ép, đáp:
- Tiểu tỷ gọi Mục Chân Chân.
Vương Vi lại hỏi:
- Mục tỷ tỷ bao nhiêu tuổi?

Mục Chân Chân liền sinh ra ngại ngùng, đáp:
- Mười sáu tuổi rồi.
Trong lúc nói chuyện, đưa tay xếp quạt lại.

Vương Vi khẽ cười nói:
- Vậy thì bằng tuổi ta, ta sinh tháng giêng khẳng định lớn hơn ngươi, gọi ngươi Mục muội muội rồi.

Mục Chân Chân cười cười “Ừ” một tiếng, không biết nên nói gì.

Vương Vi thấy Mục Chân Chân có vẻ không thích nói chuyện, liền không nói không rằng, dựa vào cửa khoang nghe tiếng chèo thuyền. Khoang kế là tiếng Trương thị huynh đệ đánh cờ, kỳ nghệ của Trương Tông Tử kia cũng hơi thua nàng, nàng thầm nghĩ sẽ cùng Trương Nguyên đánh một ván cờ, cùng Trương Nguyên đàm thơ, lại thấy trương Nguyên ngủ ở chỗ này.

Còn có một nữ a hoàn giúp hắn quạt, thật sự là đủ hưởng thụ, Mục Chân Chân thấy nữ nhân dựa cửa không đi, liền hỏi:
- Vương tỷ tỷ tìm thiếu gia nhà ta có chuyện gì sao?
Vương Vi nói:
- Không có việc gì.
Cười rồi hướng Mục Chân Chân khoát tay áo, đi trở về khoang.
Cuối giờ ngọ, thuyền tới hồ Tiết Điến, nhóm của Trương Nguyên dùng cơm trưa ở thị trấn Chu Gia Giác bên bờ đông của hồ. Vương Vi không chịu rời thuyền, chỉ kêu Diêu Thúc đi mua một tí rượu và đồ nhắm rau quả rồi ăn ở trên thuyền. Rượu thịt đều là để cho Diêu thúc và tiểu đồng tóc dài ăn uống, Vương Vi kêu tiểu tì lấy từ trong hành lý ra một cái bếp lò, nhóm lửa đốt than, nấu một bát cháo gạo Thanh Phổ. Vương Vi đích thân cầm muôi, xào một đĩa khổ qua và một đĩa ngó sen. Chỉ hai món rau và một bát cháo, nữ lang này ăn uống thật thanh đạm nhưng lại cầu kỳ về sự sạch sẽ tươi sống.

Vương Vi ăn hai chén nhỏ cháo gạo Thanh Phổ, rồi súc miệng rửa tay, lấy quyển <Ẩn tú hiên thi> rồi đến bên cửa sổ mui thuyền ngồi đọc. <Ẩn tú hiên thi> chính là tập thơ của Cánh Lăng Chung Tinh. Vương Vi đọc bài “Đình cao mộc diệp hạ”, ngâm khẽ:
“Như hà cố nhân ảnh, canh tác sương thiên biệt, thị tịch đăng ngoại cúc, đồng tâm chiếu trì mộ”,
Nàng cảm thấy thật thanh nhã vui vẻ, nàng thấy lời phê bình trước đây của Trương Nguyên đối với Chung Tinh là không đúng, nên rất muốn tranh cãi với Trương Nguyên một phen.

Sau giờ ngọ, thời gian trôi thật chậm rãi. Thuyền neo lại dưới bóng cây liễu bên sông, gió thổi trên mặt nước nên cũng không hề cảm thấy nóng bức. Trên thuyền ngoài hai người phu chèo thuyền ở lại trông coi và bốn người của nhóm Vương Vi ra, những người khác đều đã lên bờ để dùng bữa.

Vương Vi đọc một bài thơ, ngẫm nghĩ một lát, nhìn lên cành liễu rũ bóng bên bờ hồ, khẽ chạm vào mặt nước, rất là thanh tĩnh, nhưng lại chợt có hai chú ve kêu lên, huyên náo không ngừng. Vương Vi đặt cuốn thơ trong tay xuống, nói:
- Tiết Đồng, lấy cây ná tới đây.

Tiết Đồng chính là tiểu đồng tóc dài có nốt ruồi ở giữa lông mày, vội đi lấy một cây ná gân trâu mang tới, ngoài ra còn có cả một túi đựng những viên đá nhỏ đã được lựa chọn kỹ càng, rồi đưa tới trước mặt Vương Vi. Vương Vi nhằm thẳng về phía chú ve đang kêu trên cành liễu, tiếng bắn ná vừa vang lên thì tiếng ve kia đột nhiên im bặt, lá liễu rơi lả tả, một chú ve đen rơi xuống mặt đất bên bờ hồ, giãy lên vài cái rồi bất động.

Còn một chú ve nữa, có lẽ đã bị kỹ thuật bắn của nữ lang này dọa cho khiếp sợ, liền im bặt, không hề kêu nữa.

Tiết Đồng khen:
- Vi Cô bắn chuẩn quá.

Vương Vi trao lại ná cho Tiết Đồng, nói:
- So với Phích bà bà thì còn kém xa.

Chính lúc này chợt nghe thấy một tiếng vang, một con thuyền nhỏ dài trượng tám đang cập bờ bên cạnh thuyền đu, thấy một sĩ nhân khoảng chừng ngoài ba mươi tuổi, mình vận áo dài màu xanh ngọc lên bờ, nói:
- Ở lại đây dùng cơm đã rồi mới đi Thanh Phổ.

Vương Vi nghe giọng nói có chút quen thuộc, ngẩng lên nhìn, liền nhận ra đó là Phạm Hiếu Liêm ở Tô Châu, mấy năm trước đã đến “U Lan Quán” ở Nam Kinh Cựu viện thăm mẹ nuôi của nàng là Mã Tương Lan, lúc đó nàng mới mười ba tuổi. Phạm Hiếu Liêm lúc đó được Vương Đăng ở Tô Châu nhờ mang tác phẩm mới của mình là <Thái bào ký> tới cho Mã Tương Lan. Vương Đăng là tài tử trong lòng Mã Tương Lan, nhưng khi đó đã ngoại thất tuần, tóc đã bạc trắng hết cả.

Vương Vi thích nhất là giao du, vội kêu:
- Phạm Hiếu Liêm, tiểu nữ Vương Vi xin cúi chào.

Phạm Văn Nhược đang đứng bên bờ sông liền quay người lại, nhìn thấy nửa người trên của một nữ lang dung mạo xinh đẹp lộ ra bên ngoài cửa sổ mui thuyền của con thuyền đu nọ, miệng cười tươi tắn. Phạm Văn Nhược cảm thấy lạ mặt, vái chào nói:
- Tiểu nương tử nhận ra Hứa Văn Nhược ở Trường Châu này sao?

:
- Trương tướng công, nữ lang nhà tôi đã đến, đang đợi dưới tán cây hương thung.