Lốc Xoáy Thời Gian

Chương 1: Truyền thuyết sử gia




Vào thế kỷ hai mươi ba, khoa học kỹ thuật của con người phát triển mạnh mẽ, rất tiên tiến và bộc phá. Con người đã chế tạo ra những cỗ máy xuyên thời gian, có khả năng xé rách không gian, cho con người đi lại giữa các điểm khác nhau trong thời gian, di chuyển về quá khứ. Con người đã dùng kỹ năng xuyên thời gian của mình để trở về quá khứ, đem những kiến thức và phát minh hiện đại để tái tạo ra những truyền thuyết trong dân gian, biến những truyện cổ tích mà ông bà thường kể lại cho mình nghe trở thành hiện thực.

Ví dụ như truyện rùa thần Kim Quy1 tặng nỏ thần cho An Dương Vương. Trong thực tế, rùa thần không có thật. Nó chỉ là một con rùa bình thường được sơn màu vàng mà người hiện đại mang về quá khứ, cột một cái nỏ được đặc biệt thiết kế riêng cho An Dương Vương với sức công phá đáng sợ và đem tặng cho An Dương Vương. Thế là thành ra một câu chuyện rùa vàng tặng nỏ thần cho An Dương Vương.

Còn truyền thuyết về Thánh Gióng2 cũng là do người hiện đại quay trở về quá khứ, giả mạo thành Thánh Gióng. Đem một đứa con nít ba tuổi giả danh Thánh Gióng lúc còn nhỏ, nói khoác với sứ giả của vua là nó sẽ dẹp giặc ngoại xâm, rồi bảo bà con cô bác thời xưa góp gạo thổi ra trăm bát cơm cho Gióng ăn (mà thực ra thì cậu Gióng ba tuổi chỉ ăn có nửa bát, còn lại mấy trăm bát thì được thùng rác ăn!). Phí gạo như vậy cũng chỉ để tái tạo lại cho giống những gì ông bà đã viết về Gióng. Sau đó, cậu nhóc ba tuổi được tráo đi với cha của cậu, một anh chàng vạm vỡ, có vóc dáng cao lớn, lực lưỡng, nên dân làng thời xưa cứ ngỡ rằng là Gióng ăn xong bỗng chốc lớn lên vù vù như thổi (không ai ngờ rằng Gióng ba tuổi và Gióng trưởng thành là hai người khác nhau! Đúng là ông bà mình hơi bị nhẹ dạ cả tin…). Ngựa sắt thổi ra lửa của Thánh Gióng chính là xe tăng. Những người hiện đại đã bệ nguyên một cái xe tăng về thời xưa đánh giặc, thử hỏi giặc nào mà chịu cho nổi?

Những người hiện đại không chỉ tái tạo lại truyền thuyết mà còn nhúng tay vào những sự kiện quang trọng trong lịch sử thời xưa để bảo vệ những gì đã được ghi chép lại trong sử sách. Bọn họ muốn đảm bảo rằng những gì đã xảy ra trong lịch sử thực sự xảy ra, ngăn cản những người có dã tâm bất chính làm loạn, quay về quá khứ để thay đổi, viết lại sử sách. Vì nếu như lịch sử bị thay đổi, nó có thể tạo ra những hiệu ứng bất lợi, ảnh hưởng đến thời hiện tại và cả tương lai, làm rối tung trật tự của thế giới. Nếu không cẩn trọng, con người sẽ vô tình giết chết tổ tiên của mình, gián tiếp tự mình giết mình, vì khi tổ tiên chết trước khi sinh ra mình thì chính mình cũng sẽ biến mất, không còn tồn tại trên thế giới. Vì vậy, những nhiệm vụ trở về quá khứ này là vô cùng nguy hiểm, la qua lơ quơ một chút là chết như chơi!

Những người trở về quá khứ làm nhiệm vụ để bảo vệ lịch sử này được gọi là “sử gia”! Họ không phải là những con mọt sách bình thường, chỉ biết viết sách rồi để chúng đóng bụi trong một thư viện nào đó. Họ là những người tinh thông lịch sử Việt Nam, am hiểu chiến lược quân sự, là những bậc kỳ tài giỏi giang, quay trở về quá khứ để trợ giúp tổ tiên của chúng ta bảo vệ đất Việt! Họ là những anh hùng dũng cảm của tổ quốc, người người ngưỡng mộ. Họ là những người sáng tạo ra truyền thuyết, lập lên huyền thoại!

Chú thích:

1. Rùa thần Kim Quy: truyền thuyết kể rằng, ngày xưa, An Dương Vương là vua Hùng thứ mười tám của đất Việt, cai trị nước Âu Lạc (thời An Dương Vương, Việt Nam được gọi là Âu Lạc) hơn hai ngàn năm trước. Vua đã chuyển kinh đô Việt Nam từ Phong Châu (có lẽ ngày nay là vùng giữa Việt Trì và khu vực Đền Hùng, huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ) đến Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội). Vua muốn xây tường lũy bảo vệ kinh đô, nhưng xây mãi, tường cứ sập. Vì vậy, vua làm lễ cũng bái, nằm mơ thấy thần tiên bảo rằng ngày hôm sau, rùa thần Kim Quy sẽ đến giúp vua. Rùa thần giúp vua giệt yếu quái làm sụp đổ tường thành, rồi chỉ vua xây tường thành gồm ba lớp, nhìn từ xa trông giống hình vỏ ốc, vì vậy thành có tên gọi là “Thành Ốc”, sau lại đổi thành “Cổ Loa” cho sang trọng hơn. Sau đó, vua hỏi xin rùa thần dạy cho vua cách chống giặc, nếu nhưng giặc đến hàng ngàn, hàng vạn, vây thành. Rùa vàng tặng cho vua lẫy thần (cò) dùng làm nỏ. Vua lấy lẫy làm nỏ thần, một lần có thể bắn được ngàn mũi tên.

2. Thánh Gióng: ông là người làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, sinh thời Hùng Vương thứ sáu (khoảng ba ngàn đến ba ngàn năm trăm năm về trước). Tương truyền, ông sinh ra, ba tuổi vẫn không biết đi, biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy. Lúc ấy, nhà Ân (Trung Quốc) muốn xâm chiếm nước Văn Lang (thời Hùng Vương, Việt Nam được gọi là Văn Lang), nên vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi giúp nước. Thánh Gióng nghe tiếng sứ giả liền bật người dậy, bảo sứ giả nói với vua làm cho ông một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một cây kiếm sắt, ông sẽ giúp vua đánh giặc. Sau đó, Thánh Gióng ăn cơm, lớn nhanh như thổi, vài ngày khi vua làm xong vũ khí cho Gióng, cậu đã thay đổi, trở thành một tràng trai dũng mãnh. Cậu cưỡi ngựa sắt xông ra trận. Ngựa sắt phung ra lửa, thiêu đốt quân giặc. Kiếm sắt chém giặc như chém cỏ rác. Giữa chừng, kiếm sắt bị gãy, Gióng bẻ lũy tre, tiếp tục quét giặc. Sau khi dẹp giặc xong, Gióng cữa ngựa lên núi Sóc Sơn bay về trời.