Lộng Triều

Quyển 11 - Chương 95




Thấy mọi người đều nhìn vào mình, Hứa Kiều không hề lo lắng mà càng tự tin hơn.

- Tôi biết các vị chủ yếu lo hai điểm. Một là Hoài Khánh chúng ta có cần quy hoạch lớn như vậy không, có phù hợp với nhu cầu phát triển của Hoài Khánh hay không? Một là quy hoạch lớn như vậy thì làm như thế nào, nói cách khác tài chính có thể chống đỡ được hay không?

Hứa Kiều nói ra làm mọi người đều gật đầu. Phía trước là lý do, phía sau là cơ sở, mất đi hai thứ này thì đừng nói chuyện gì nữa.

Triệu Quốc Đống cười cười nhìn Hứa Kiều biểu hiện.

Hứa Kiều có khả năng nói rất giỏi, đây có lẽ liên quan tới tính cách của cô. Tính ương ngạnh làm cô thích tranh cãi với người khác. Mặc dù là hắn thuyết phục Hứa Kiều chấp nhận phương án này cũng mất không ít công sức.

Nhưng một khi Hứa Kiều đã được thuyết phục thì cũng có nghĩa mình có một đồng minh đầy kiên định.

Về bản quy hoạch này, Triệu Quốc Đống và Hứa Kiều đã kéo thêm người của Ủy ban Xây dựng, mời thêm người của Học viện Kiến Trúc Thượng Hải, sở Quy hoạch kiến trúc tỉnh đến điều tra, luận chứng. Chỉ là bây giờ mới là trưng cầu ý kiến các lãnh đạo Thị xã, Triệu Quốc Đống hy vọng trước khi đưa sang Hội nghị thường ủy nghiên cứu thì bên Ủy ban sẽ thống nhất tư tưởng. Thậm chí sau khi thông qua trong Hội nghị thường ủy thì hắn sẽ đưa ra trưng cầu ý kiến dân chúng như đã làm ở Hoa Lâm.

Bản quy hoạch hiện giờ đối với hầu hết mọi người nó quá vượt thời gian và không thực tế, thậm chí là làm quá lớn. Nhưng Triệu Quốc Đống biết nếu quy hoạch đô thị mà không đi trước vài năm, chục năm thì anh về sau sẽ phải trả giá rất đắt.

Hứa Kiều bắt đầu phát huy khả năng nói chuyện của mình.

Cô giới thiệu từ tình hình phát triển đô thị của Hoài Khánh từ trước đến giờ, nói đến biến hoá về dân chúng của Hoài Khánh, cùng với việc biến hoá về quy mô nội thành Hoài Khánh sau khi cải cách. Nhất là kết hợp với đặc điểm Hoài Khánh nhiều ao hồ và độ xanh hóa cao, đưa ra mục tiêu tạo Hoài Khánh thành đô thị xanh nổi tiếng cả nước. Muốn kết hợp ngành sản nghiệp trụ cột điện tử thông tin của Hoài Khánh, thực hiện mục tiêu Hoài Khánh là đô thị hấp dẫn nhất tỉnh, đứng thư ba toàn quốc.

Hứa Kiều nói rất giỏi, mấy vị khác đều phải một lần nữa đánh giá lại khả năng hùng biện của Hứa Kiều. Nửa tiếng mà Hứa Kiều vẫn nói hăng hái.

Từ cơ cấu sản nghiệp thay đổi đến tăng dân chúng nội thành. Từ mục tiêu của Thị ủy, Ủy ban đến vấn đề phát triển xây dựng thành thị hiện nay. Từ chính sách đất đai của quốc gia hiện nay đến hướng đi trong tương lai của chính sách quốc gia, từ chế độ nhà tập thể chuyển sang nhà thương mại, xúc tiến thị trường bất động sản phát triển. Từ việc chính sách của thị trường bất động sản thay đổi đến thu nhập tài chính thay đổi lớn đến như thế nào. Có thể nói đầy lý lẽ và khoa học.

Lữ Thu Thần cố gắng cảm nhận những gì Hứa Kiều nói. Y không thể không thừa nhận mình là người ngoài ngành trong công tác chính quyền, y càng không hiểu gì về mảng xây dựng thành thị. Vì thế y cũng không thể đoán được những gì mà Hứa Kiều suy đoán trong mấy năm tới có thể thành sự thật hay không?

Không có điều tra sẽ không có quyền lên tiếng, Lữ Thu Thần cảm nhận sâu sắc lời này. Bây giờ trong tay mình không có đủ lý lẽ cho nên phải ngậm miệng. Nếu không hỏi một hai vấn đề không ra gì sẽ thành trò cười cho người khác.

Có lẽ bây giờ người có tư cách đặt câu hỏi này nhất Hoài Khánh chính là Đặng Nhược Hiền phụ trách mảng xây dựng thành thị nhiều năm. Nhưng Đặng Nhược Hiền là người của Triệu Quốc Đống, mà Hứa Kiều lại theo ý của Triệu Quốc Đống mà làm ra bản quy hoạch này, có lẽ Đặng Nhược Hiền sẽ không có ý kiến phản đối.

- Thị trưởng Hứa, tôi đã xem bản quy hoạch, nó có biến hoá không nhỏ so với ý tưởng của tôi và Thị trưởng Triệu lúc trước, nhất là phía tây và bắc đã mở rộng rất nhiều. Tôi có thể nhận ra việc đầu tư cho mảng cây xanh và bảo vệ di tích lịch sử là rất lớn, còn vượt quá tưởng tượng của chúng ta.

Đặng Nhược Hiền rất cẩn thận quan sát từng điểm trên bản quy hoạch. Y không nghĩ theo hướng của Hứa Kiều. Làm người phụ trách mảng xây dựng thành thị nhiều năm, y cũng đã dành nhiều tâm sức trong việc quy hoạch đô thị. Quan điểm và chính sách mà Hứa Kiều đưa ra có thể hấp dẫn mấy Phó thị trưởng khác, nhưng không phải với y. Y chú ý tính thực tiễn hơn.

Y cũng biết Hứa Kiều có thể đưa ra bản quy hoạch lớn như vậy, thậm chí còn làm mình cảm thấy khiếp sợ, đã thay đổi không ít chỗ so với những gì y và Triệu Quốc Đống thảo luận, điểm này nhất định đã bàn với Triệu Quốc Đống. Nhưng biến hoá lớn nhất chính là khu đất bảo vệ di tích lịch sử. Vì thế y muốn nghoonsrox hơn nữa.

- Tôi không phản đối mở rộng khu vực cây xanh và khu vực bảo vệ di tích lịch sử, nhưng tôi cảm thấy quy hoạch xây dựng thành thị của chúng ta phải có tỷ lệ khoa học một cách thích hợp.

Đặng Nhược Hiền nói rất nhẹ nhàng, thậm chí còn cười cười nhưng Hứa Kiều biết đây là vị lãnh đạo phụ trách khóa tước đang thử mình.

- Câu hỏi của Thị trưởng Đặng rất chi tiết. Có thể mọi người đều thấy khu vực công cộng của nội thành ở bản quy hoạch này là khá lớn. Chúng tôi suy nghĩ như thế này. Bởi vì Hoài Khánh có tài nguyên nước và xanh hóa mà các nơi khác không thể so sánh, mà xung quanh có không ít nơi đồi núi thấp với cây cối rậm rạp, đây là vành đai bảo vệ độ ẩm cho nội thành Hoài Khánh chúng ta nhưng nó dễ bị phá hủy. Đó cũng là thương hiệu để Hoài Khánh xác định làm đô thị xanh, cho nên chúng tôi hy vọng có thể cố gắng giữ lại nhiều khu vực xanh để đảm bảo sự tuần hoàn của thiên nhiên.

- Về phần vòng tròn tím này thì ngoài những di tích lịch sử cấp quốc gia và tỉnh xác định ra, Thị xã chúng ta cũng cần phải tạo ra thương hiệu đô thị lịch sử, nhất định phải muốn đưa ra những thứ mang tính lịch sử, văn hóa để hấp dẫn du khách đến xem. Mà Hoài Khánh chúng ta có lịch sử nhân văn hơn ngàn năm, ở điểm này có nhiều thứ để tìm tòi và khai thác.

- Ví dụ như di tích từ thời Tống, thời gian trước đã khai quật và nghiên cứu, nhưng bởi vì kinh phí không đủ nên gác lại. Lại ví dụ như di chỉ thủy lợi đời Minh ở phía đông Khánh Châu cũng còn không ít bia đá, những thứ này đều có thể sửa sang và biến thành tài nguyên du lịch của Hoài Khánh chúng ta. Xây dựng không khí lịch sử nhân văn nồng hậu. Hoài Khánh chúng ta không chỉ là thành phố công nghiệp, mà còn là đô thị nhân văn.

Hứa Kiều giải thích làm Đặng Nhược Hiền không nói gì nhưng Lữ Thu Thần nghe lại thấy khó chịu. Cái gì mà không khí lịch sử nhân văn, cái gì mà đô thị xanh nổi tiếng cả nước, đều là thứ hư vô mờ mịt không thực tế. Chơi đùa, giở trò thì ai cũng có thể làm, vấn đề là bản quy hoạch đô thị này có giá trị thực tế đến đâu?

Ví dụ như một ít khu đất vốn không có lý do gì cũng được đưa vào trong quy hoạch đô thị, khiến nội thành Hoài Khánh mở rộng vài lần. Điều này làm Lữ Thu Thần không thể hiểu nổi. Chẳng qua y bây giờ biết mình còn chưa làm rõ chi tiết trong đó nên không dám nói bừa. Y hạ quyết tâm sau đây sẽ thăm dò rõ mảng tài chính và Ủy ban Xây dựng. Xem hai người Triệu Quốc Đống và Hứa Kiều tốn hết tâm trí làm ra bản quy hoạch khổng lồ như vậy rồi vội vàng cho mọi người xem là có vấn đề gì trong đó không?

Nếu như thời gian trước Triệu Quốc Đống cố ý chèn ép không cho mình cơ hội, bây giờ y bị Bí thư Trần và Phó Thiên gây áp lực nên phải nhượng bộ, mình còn không nắm bắt cơ hội này để tiến vào công việc thì còn gì là Phó thị trưởng thường trực nữa chứ?

Bí thư Trần nói đúng. Làm Phó thị trưởng thường trực thì phải giống như Triệu Quốc Đống lúc trước. Sự cứng rắn, bá đạo đều phải dựa vào từng bước, dựa vào trụ cột, nếu không sẽ như là mò trăng đáy nước. Điểm này Triệu Quốc Đống là tấm gương sáng cho mình. Bây giờ mình cũng sẽ thực hiện như vậy. Triệu Quốc Đống dù là quyền Thị trưởng nhưng mạng lưới quan hệ ở Hoài Khánh này sao đấu lại mình.