Lộng Triều

Quyển 16 - Chương 1




Xe Adudi khó khăn lắm mới nhích được dần từng bước. Mặc dù còn nửa tiếng nữa mới đến giờ tan tầm nhưng An Đô đã sớm thể hiện khuyết điểm của “thành phố quốc tế hóa”

Đại lộ Vũ Lâm sáu làn xe mà đã đầy chặt, nhìn không thấy cuối. Khi thải ô tô cùng với nhiệt từ điều hòa tỏa ra làm cho cả con đường nóng lực. Hơn nữa mặt trời vẫn không hề giảm nhiệt khi đã về chiều khiến khu vực phía tây An Đô như cái lò nướng.

Một người đi xe lam hứng cái nắng trực tiếp, mồ hôi ướt sũng áo. Một lái xe taxi cũng lắc đầu ngao ngán vì biết đến bao giờ có thể đi.

Đằng trước xe kéo rất dài nhìn không thấy cuối. Thường là đoàn xe đằng trước mấy trăm mét có di chuyển được thì tới đây cũng mất vài phút mới có thể đi.

- Lại tắc đường ư?
Triệu Quốc Đống nhìn đồng hồ. Đi từ Ninh Lăng đến trạm thu phí An Đô dài 300km, Bành Trường Quý chạy với tốc độ trung bình 130km/h nên chỉ mất hơn hai tiếng.

Mặc dù cao tốc An Tương đã thông xe vài tháng nhưng do tiền phí quá cao khiến xe tải và xe khách ít lên đường cao tốc. Chẳng qua dù như vậy vẫn giảm áp lực cho quốc lộ 915. Sở Giao thông cũng đang tiến hành sửa chữa quốc lộ 915.

Vậy mà vừa tiến vào nội thành An Đô lại gặp cảnh tắc đường này. Hơn nửa tiếng mà đi được có 3, 4km, đi dừng, đi dừng. Mặc dù điều hòa trong xe Audi khá mát nhưng ngồi mãi trên xe cũng không vui vẻ gì.

- Bí thư Triệu, bây giờ nhiều người mua xe lên. Ngài không thấy trên báo Đô thị Hoa Trung mỗi ngày đều quảng cáo bán ô tô sao? Hôm nay xe của Bắc Khí ra loại mới, mai xe của Daewoo ra mẫu mã mới với đầy chính sách ưu đãi. Giá nhà thì đắt mọi người không mua nổi nhưng mua chiếc xe coi như tiến vào xã hội trung lưu mà.
Bành Trường Quý cười ha hả nói:
- Thành phố An Đô càng lúc càng hay tắc đường, chỉ cần có một nơi hơi bị cản một chút là sẽ tắc đường đoạn dài. Tôi nghe nói An Đô cũng đang trưng cầu ý kiến dân chúng xem giải quyết việc này như thế nào. Một là xây dựng tàu điện ngầm, hai là xây dựng đường vành đai 2, 3.

Triệu Quốc Đống cũng nghe nói việc An Đô muốn làm zx, đây không phải chuyện mới mẻ gì.

Mấy năm trước khi Ninh Pháp còn làm chủ tịch tỉnh đã đưa ra đề nghị xây dựng zx ở An Đô, giảm áp lực giao thông cho An Đô. Nhưng Thị ủy, Ủy ban An Đô lại không quá nhất trí với vấn đề này. Lúc ấy Miêu Chấn Trung làm Bí thư thị ủy An Đô trên thực tế có thái độ lạnh nhạt với việc xây dựng hệ thống zx.

Thành phố An Đô không đồng tình thì tỉnh còn gì mà nói nữa. Đến khi Miêu Chấn Trung rời chức Bí thư thị ủy An Đô, Tôn Liên Bình đến thì hạng mục zx mới được bàn lại. Nhưng ngay sau đó lại gặp chính sách khống chế vĩ mô của quốc gia, hơn nữa thu tài chính của An Đô mấy năm vừa rồi tăng quá thấp, có thể nói nếu không có ngành bất động sản phát triển nóng thì tài chính An Đô sẽ rất khó khăn.

Về phần vấn đề sau như Bành Trường Quý nói thì Triệu Quốc Đống cũng mới nghe được không lâu. Nghe nói tân Thị trưởng Quan Kinh Sơn đưa ra quan điểm này. Quan Kinh Sơn cho rằng vấn đề giao thông của An Đô nhất định phải giải quyết gấp. Nếu như An Đô không có quyết sách đúng đắn và làm ngay thì ba bốn năm sau An Đô đúng là một thành phố nửa bước khó đi.

Quan Kinh Sơn này cũng đầy khí phách, thoáng cái đưa ra quan điểm xây dựng vành đai 2, 3.

Nó có thể ngăn toàn bộ xe đi ngang qua ở bên ngoài nội thành An Đô, thông qua cách này tuy xe đi hơi xa một chút nhưng sẽ giảm được việc tắc đường trong nội thành, cũng giảm bớt vấn đề ô nhiễm môi trường từ khí thải xe cộ.

Còn vành đai ba là suy nghĩ theo sự phát triển của An Đô nên sẽ làm đường này cách vành đai 2 hơn 20km.

Về phần vấn đề zx thì Quan Kinh Sơn có thái độ ủng hộ khá tích cực. Chẳng qua do đầu tư làm zx quá lớn, tài chính An Đô lại đang khó khăn nên khó có thể chống đỡ khoản tiền lớn đến vậy, ngoài ra cũng còn nhiều nhân tố không xác định do thời gian xây dựng dài. Vì thế Quan Kinh Sơn có hướng làm vành đai 2, 3 trước, sau đó sẽ làm zx.

Triệu Quốc Đống chưa gặp Quan Kinh Sơn lần nào nhưng cũng từ Lam Đại mà biết một chút tác phong của đối phương.

Quan Kinh Sơn có khí phách của người phương bắc nhưng cũng có suy nghĩ cẩn mật. Mấy tháng nay y tạo được mối quan hệ khá tốt với Tôn Liên Bình. Mặc dù Tôn Liên Bình không chắc đã hoàn toàn hài lòng nhưng ít nhất trong các trường hợp quan trọng không công khai phản đối. Có một hai công việc ở thời Diêu Văn Trí bị đình trệ thì tới lượt Quan Kinh Sơn đã khởi động lại được nó.

Triệu Quốc Đống cũng nghe nói Quan Kinh Sơn có quan hệ tốt với Nghiêm Lập Dân. Lam Đại từ chỗ Tống Như Phỉ mà biết được một vài thứ bí ẩn, đây cũng là cách giúp Triệu Quốc Đống hiểu rõ một chút về cơ cấu chính trị ở An Đô hiện nay.

Triệu Quốc Đống không quan tâm công việc của An Đô nhưng xu thế phát triển hai năm qua của Ninh Lăng quá nhanh nên đã mang tới áp lực rất lớn cho Tôn Liên Bình và Quan Kinh Sơn. Mà hai người này đã coi Ninh Lăng là đối thủ cạnh tranh. Lúc Triệu Quốc Đống học ở Bắc Kinh thì Ứng Đông Lưu và Tần Hạo Nghiên đã đến khảo sát hai huyện có Khu khai phát khoa học kỹ thuật phát triển của An Đô là Giang Khẩu và Mai Sơn, bọn họ đều đề cập tới thành tích và quan điểm phát triển của Ninh Lăng.

Chẳng qua theo Triệu Quốc Đống thấy An Đô nếu như chỉ đặt tiêu chuẩn cạnh tranh là mấy thành phố, thị xã ở trong tỉnh như Ninh Lăng, đây là biểu hiện của sự không tự tin. Bây giờ Ninh Lăng cũng không đặt tiêu chuẩn vượt qua các thành phố, thị xã cấp hai của tỉnh mà đưa mắt nhìn xa hơn. Ví dụ như đuổi theo Nam Thông – tỉnh Tô, Thiệu Hưng – tỉnh Chiết.

Theo Triệu Quốc Đống thấy anh chỉ có thể đặt mục tiêu cao một chút thì anh mới có đủ sự nhiệt tình phấn đáu. Mà nếu như anh đặt mục tiêu quá thấp sẽ làm mình không có ý chí phấn đấu.

An Đô coi Ninh Lăng là đối thủ cạnh tranh thì sẽ lợi dụng ưu thế tỉnh thành để đè ép Ninh Lăng trong quy hoạch cung của tỉnh và việc thu hút đầu tư. Đó là điều rất bình thường.

Một hai năm trước Ninh Lăng lợi dụng lãnh đạo chủ yếu của An Đô không quá hợp với các ngành chức năng của tỉnh mà tranh thủ tài chính ủng hộ các hạng mục xây dựng cơ sở vật chất và giao thông. Bây giờ Tôn Liên Bình và Quan Kinh Sơn đã nhận ra điều này nên đã chủ động tạo quan hệ lại với các sở ban ngành. Xem ra Quan Kinh Sơn đến cùng với áp lực của Tỉnh ủy cũng làm cho công việc của An Đô có biến hoá.

Triệu Quốc Đống có cảm giác sau khi biết mình thành Thường vụ tỉnh ủy thì tâm tư của hắn cũng đã có biến hoá.

Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi hắn đã cảm thấy điều này. Ví dụ như cân nhắc vấn đề không chỉ còn giới hạn ở vị trí Bí thư thị ủy Ninh Lăng nữa mà vô thức đứng ở góc độ lãnh đạo tỉnh mà suy nghĩ. Triệu Quốc Đống không biết có phải mình tiến vào trạng thái quá nhanh hay không, hay là sớm cho rằng mình thành Thường vụ tỉnh ủy?

Đôi khi hắn có chút buồn cười, hình như mình biết mình sẽ thành Thường vụ tỉnh ủy nên trong lòng cũng dễ thích ứng hơn.