Lộng Triều

Quyển 17 - Chương 26




Chè ống đúng là có mùi vị rất đặc biệt, làm người ta thích thú. Triệu Quốc Đống hay uống trà khá kinh ngạc, hắn thật không ngờ Văn Thành xa xôi này mà lại có nhiều mặt hàng đặc sắc đến thế, không thua kém gì các loại trà hàng đầu của Trung Quốc.

Đề tài rất nhanh kéo dài sang ngành sản xuất chè Văn Thành. Vi Văn Minh có lẽ vẫn nhớ đến lời của Điền Vĩnh Thái nên không tránh việc đề cập tới Ninh Lăng.

Ngành sản xuất công nghiệp của Văn Thành yếu kém nhất là mấy huyện chỉ có vài công ty công nghiệp nhẹ nhỏ. Mặc dù Văn Thành có hàm lượng quặng sắt phong phú nhưng do cơ sở vật chất chung như giao thông, thông tin, điện hạn chế nên chưa chính thức tiến vào giai đoạn khai thác bình thường. Sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế Văn Thành, ngành công nghiệp, dịch vụ đều thiếu khả năng phát triển.

Thị xã Văn Thành không có đường sắc, cũng không có quốc lộ đẳng cấp cao. Chẳng qua việc này cũng mang lại vài ưu thế đó là Văn Thành không có ngành công nghiệp ô nhiễm, có ưu thế trời ban để sản xuất thuốc lá, chè.
- Trưởng ban Triệu, nghe nói ngài lúc công tác ở Ninh Lăng đã thành công thúc đẩy ngành chè. Văn Thành chúng tôi có lịch sử lâu đời về sản xuất chè, hơn nữa điều kiện thời tiết, địa chất đều thích hợp, chỉ là thiếu tài chính, kỹ thuật, công ty hàng đầu nên không thể phát triển với quy mô lớn được. Không biết ngài có thể có con đường nào thích hợp giúp Văn Thành chúng tôi không?
Vi Văn Minh một bên tự rót thêm nươ cảnh sát cho Triệu Quốc Đống, một bên nói.
- Trưởng ban Triệu, trà ống Quảng Bắc của chúng tôi đủ thơm chứ? Chắc không kém gì chè Ninh Lăng.

- Ừ, chè ống đúng là có phong cách riêng nhưng nó khác với chè sao, tôi rất thích.

Triệu Quốc Đống không che giấu gì.
- Lúc ấy ngành sản xuất chè của Ninh Lăng cũng tản mát, tôi làm chủ tịch Hoa Lâm, Hoa Lâm là huyện nghèo cấp quốc gia. Nếu muốn thoát khỏi cái mũ này thì phải tìm đường quanh các nơi. Lúc ấy vừa vặn gặp một công ty đến đàm phán với bên Tân Châu để hợp tác sản xuất chè, hình như không đàm phán xong nên tôi tìm tới.

- Chè Hoa Lâm khi đó không nổi tiếng bằng Tân Châu nhưng trên thực tế có chất lượng không khác nhau. Công ty kia sang Hoa Lâm khảo sát việc trồng chè thấy cũng được nhưng điều kiện đưa ra rất chặt, về cơ bản có ý lũng đoạn, yêu cầu huyện phải giao tất cả khu đất trồng chè tốt cho bọn họ, việc trồng cây, thu hái đều do bọn họ khống chế. Tôi lúc ấy mạo hiểm chấp nhận lời mắng chửi mà đồng ý nhưng có một yêu cầu là phải tạo thương hiệu chè riêng cho Hoa Lâm.

- Công ty Dụ Thái này cũng giỏi kinh doanh, biết cách tạo thương hiệu. Sau mấy năm đã biến ngành sản xuất chè Hoa Lâm phát triển nhanh chóng, đè được chè Tân Châu. Bây giờ hầu hết nguyên liệu chè Tân Châu đều bị Ninh Lăng mua lại.

Triệu Quốc Đống khá tự hào với điểm này. Vi Văn Minh rất biết chọn đề tài gãi đúng chỗ ngứa của Triệu Quốc Đống. Khi đề tài kéo dài ra, Triệu Quốc Đống mới phát hiện rơi vào bẫy. Việc Vi Văn Minh đưa ra đề nghị mời công ty Dụ Thái đến Văn Thành khảo sát, hắn cũng chỉ có thể đồng ý.

- Hai anh nghĩ biện pháp đưa tôi vào bẫy hả, việc này không không phải việc của tôi, các anh đi tìm chủ tịch Quốc Lương mới đúng.
Triệu Quốc Đống một tay cầm ấm trà, một bên chỉ chỉ.
- Tôi uống cốc chè mà bị vướng vào một chuyện, đúng là ..

- Hắc hắc, trưởng ban Triệu, ai bảo danh tiếng của ngài quá nổi?
Điền Vĩnh Thái cười ha hả nói:
- Người dân Văn Thành thuần chất, thiện lượng, hàm lượng quặng sắt phong phú nhưng do đường xá, cơ sở vật chất nên không phát triển được. Nói thật đây là điều mà người Văn Thành rất lo lắng.

- Lão Điền nói đúng. Lần trước chủ nhiệm Trử về cũng nói tới việc này làm tôi và lão Vi rất xấu hổ. Trụ cột kinh tế Văn Thành bạc nhược, Thị ủy và Ủy ban vẫn tích cực tìm điểm đột phá, mấy năm gần đây tốc độ tăng trưởng khá nhanh nhưng chênh lệch với các khu khác vẫn là rất lớn.
Trương Quốc Phú nói.
- Nguyên nhân lớn nhất hạn chế sự phát triển của Văn Thành chính là tư tưởng của cán bộ, quần chúng, còn có một nguyên nhân khách quan là do đường giao thông và cơ sở vật chất gây ra. Ở điểm này xin mời trưởng ban Triệu giúp đỡ.

Trương Quốc Phú và Vi Văn Minh nói thẳng làm Triệu Quốc Đống có ấn tượng tốt. Theo hắn thấy Văn Thành mặc dù còn nghèo hơn mấy thị xã khu vực Điền tây nhưng tư tưởng của cán bộ lãnh đạo thoáng hơn nhiều.

Mặc dù Trương Quốc Phú cũng cho rằng tư tưởng của cán bộ lãnh đạo Văn Thành cần được giải phóng thêm nhưng Triệu Quốc Đống vẫn khá hài lòng. Dù là công tác gì cũng cần một quá trình, một lần xong ngay chỉ có phản tác dụng.

- Hai anh có thể nhận ra điểm này là rất tốt. Nhân tố khách quan thì chúng ta có thể thông qua một vài cố gắng để bù lại, nhưng chủ quan nhất là về tư tưởng là điều chúng ta cần nhanh chóng giải quyết. Cá nhân tôi cho rằng cục diện của Văn Thành là tốt nhưng cần cố gắng mở rộng tầm mắt, giải phóng tư tưởng, cải thiện tác phong làm việc, nhất là công tác phục vụ, có quan niệm trọng tâm vây quanh việc phát triển kinh tế. Nó còn quan trọng hơn là việc thu hút một hai hạng mục lớn vào Văn Thành.

Triệu Quốc Đống gật đầu đồng ý quan điểm của Trương Quốc Phú.
- Dưới gốc ngô đồng kiểu gì cũng có phượng hoàng tới. Ngô đồng không chỉ là về xây dựng cơ sở vật chất, còn kể cả tác phong làm việc và hiệu suất của Đảng ủy, chính quyền, vế sau ở vài tình huống còn quan trọng hơn vế trước. Nhất là đối với nhà đầu tư nước ngoài và nhà kinh doanh khu vực duyên hải mà nói bọn họ càng chú ý thái độ, tác phong của chính quyền địa phương. Dù điều kiện kém một chút nhưng chỉ cần tác phong của chính quyền địa phương tốt là được.

Triệu Quốc Đống nói làm Trương Quốc Phú và Vi Văn Minh đều khá động tâm.

Văn Thành ở tận cùng phía đông nam Điền Nam, cơ sở vật chất lạc hậu, phát triển kinh tế chậm. Trương Quốc Phú và Vi Văn Minh đã làm bí thư và thị trưởng hai ba năm, địa vị đã củng cố nhưng kinh tế mãi không chấn hưng là điều làm bọn họ lo nhất.

Hai người đã sớm bỏ hiềm khích mới đầu mà một lòng một dạ suy nghĩ làm như thế nào giúp kinh tế Văn Thành phát triển. Nhất là sau khi Thái Chánh Dương đến làm bí thư tỉnh ủy càng chú trọng sự phát triển kinh tế hơn, cũng có thái độ nghiêm khắc hơn với lãnh đạo chủ yếu các nơi có kinh tế chậm phát triển, điều này làm hai người bọn họ sợ hãi. Làm thế nào để kinh tế phát triển là nhận thức chung của cả hai nhưng do trụ cột của Văn Thành quá kém, giao thông hạn chế nên hai người dù muốn thu hút đầu tư cũng không có đột phá mấy.

Lần này Triệu Quốc Đống mặc dù đến khảo sát với danh nghĩa trưởng ban tổ chức cán bộ nhưng cũng làm hai người lo lắng. Có lời đồn trung ương không hài lòng với sự phát triển kinh tế của Điền Nam nên mới điều Triệu Quốc Đống giỏi làm kinh tế đến làm trưởng ban tổ chức cán bộ Điền Nam, đây là muốn xúc tiến phát triển kinh tế của Điền Nam, nhất là từ việc xây dựng bộ máy để nhằm tạo tiền đề cho kinh tế Điền Nam phát triển.

Trử Liễu đã chuyên môn gọi cho hai người, yêu cầu cần chú trọng đợt khảo sát này của Triệu Quốc Đống. Ý của đối phương chính là có thể đây là bước đầu cho việc bí thư tỉnh ủy Thái Chánh Dương có ý đồ điều chỉnh bộ máy các nơi. Nếu để Triệu Quốc Đống có ấn tượng không tốt thì tình huống sau này sẽ rất khó nói.

- Trưởng ban Triệu nói đúng. Văn Thành chúng tôi mặc dù điều kiện chung kém nhưng chúng tôi sẽ cố gắng bù lại ở bên phục vụ mềm.
Vi Văn Minh thở dài nói
- Chỉ là cơ sở vật chất vẫn rất quan trọng. trưởng ban Triệu, Văn Thành chúng tôi đúng là chịu khổ nhiều từ việc này, chúng tôi muốn cải thiệu điều kiện để phát triển nhưng tài chính của thị xã là quá ít, chúng tôi có tâm mà không có sức.

- Nói thật, tôi và bí thư Quốc Phú hai năm nay ăn ngủ không yên, tóc bạc không ít vì muốn giải quyết vấn đề này. năm ngoái tỉnh và Bộ Giao thông đã ký kết hợp tác, tiến thêm một bước tăng cường địa vị trung tâm của Điền Nam đối với khu vực Đông Nam Á, qua đó đường sắt Điền Quế đã được lên kế hoạch nhưng đây chỉ là tiếng sấm chứ chưa thấy người tới. Nếu đường sắt này có thể theo quy hoạch chạy qua Văn Thành chúng tôi thì nó sẽ thúc đẩy cho kinh tế Văn Thành phát triển nhanh hơn.

Vi Văn Minh nói làm Triệu Quốc Đống khá giật mình. Ai nói cán bộ địa phương sẽ không một lòng muốn phát triển. Nhất nhất hắn thấy được khát vọng của Trương Quốc Phú, Vi Văn Minh.