Lộng Triều

Quyển 7 - Chương 71




Đường Diệu Văn lo lắng với việc đưa ra đối sách một cách gọn gàng và linh hoạt như Triệu Quốc Đống, nhất là khi đề cập đến hai vấn đề chính sách trước. Nếu quả thật là tiến hành tuyên truyền dựa theo cái gọi là chính sách thì chỉ sợ rất khó làm cho quần chúng vừa lòng. Mà vấn đề có thể yên lặng một thời gian ngắn nữa hay không thì lại một lần nữa phát sinh ra. Y cũng có chút bận tâm.

Có điều ở trên hội nghị thì y cũng không tiện đưa ra lo lắng của mình mà là đợi cho những người khác đều tự tản đi triển khai công tác, chỉ còn lại hai người là y và Triệu Quốc Đống thì y mới nói ra điều mình lo lắng.

Triệu Quốc Đống cũng rất hiểu điều Đường Diệu Văn lo lắng, nhưng hắn càng hiểu rõ hơn rằng trên thực tế vấn đề bảo vệ môi trường chỉ là một đốm lửa nhỏ. Tuy rằng đốm lửa nhỏ này về sau sẽ trở thành phiền toái thực sự, nhưng hiện giờ bọn người ngụy trang đánh trúng vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi trường thì không có mấy ai thực sự hiểu được ảnh hưởng từ sự ô nhiễm mà xí nghiệp sản xuất có khả năng mang lại. Tuy nhiên, Triệu Quốc Đống thật sự muốn lợi dụng cơ hội này để hạn chế mức độ nguy hại của xí nghiệp sản xuất trong một phạm vi nhất định.

Vấn đề xây dựng đường thật ra là Triệu Quốc Đống thực sự cảm thấy mình có chút sai lầm. Đúng là bởi vì tất cả lực chú ý đều đặt lên một số vấn đề được tự nhận là trọng yếu hơn, không để mắt đến những vấn đề mà quần chúng cần cho nên mới có thể làm cho những oán khí này tích tụ trong một thời gian dài, cuối cùng là nhân cơ hội như thế mà bùng phát ra. Mất bò mới lo làm chuồng cũng vẫn còn chưa muộn vậy, phải mau chóng đưa ra phương án xử lý cũng đủ để biểu hiện sự coi trọng của Huyện ủy và Ủy ban Nhân dân huyện.

- Diệu Văn, không cần quá lo lắng, những chuyện thế này về sau có thể không ngừng xảy ra theo sự phát triển của kinh tế. Khi tôi ở An Đô đã trải qua không ít những chuyện như thế này. Theo sự phát triển của Hoa Lâm chúng ta, tiến trình đô thị hóa sẽ không ngừng nhanh hơn, các vấn đề như giải phóng mặt bằng và tái định cư, bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm, san đồi phá ruộng, chuyển nhượng đất nông nghiệp, vân vân sẽ còn có thể không ngừng phát sinh mạnh mẽ. Thời kỳ chuyển đổi xã hội vốn chính là một thời kỳ tràn ngập mâu thuẫn và xung đột. Mà làm sao có thể vừa phát triển được kinh tế, lại vừa bảo trì được sự ổn định của xã hội cũng chính là kim chỉ nam để khảo nghiệm nghệ thuật lãnh đạo và năng lực chấp chính của lãnh đạo chủ chốt ở một địa phương đấy.

Triệu Quốc Đống và Đường Diệu Văn đã dần dần thích nghi với mối quan hệ giữa bên Đảng và bên chính quyền giữa bọn họ. Sự chênh lệch về tuổi tác cũng dần biến mất theo sự chuyển hóa thích nghi của con người. Đường Diệu Văn cũng rất tự nhiên và bình tĩnh hòa nhập với vị trí chủ tịch huyện kia. Mà Triệu Quốc Đống thì lại càng lý tính mà đứng trên góc độ một Bí thư huyện ủy để suy xét vấn đề và xử lý quan hệ.

Đường Diệu Văn thở dài một hơi:
- Nhưng mà bí thư, tôi cảm thấy bọn đưa ra vấn đề bảo vệ môi trường chống ô nhiễm chỉ sợ là cũng đáng để coi trọng đấy. Tôi đã tiếp xúc với gã sinh viên kia rồi. Cậu ta học chuyên ngành hóa chất ở Đại học An Nguyên, còn giảng cho tôi một bài về vấn đề xí nghiệp sản xuất thuộc da có thể thải ra một lượng nước thải công nghiệp lớn và các ô nhiễm môi trường. Sau đó, tôi có hỏi đồng chí phụ trách lĩnh vực bảo vệ môi trường một chút, bọn họ cũng về cơ bản là thừa nhận lời nói của cậu sinh viên kia là thật. Nói một cách đúng đắn và không tránh né thì đúng là nhà máy sản xuất phát triển sẽ không thể tránh khỏi gây ra ô nhiễm môi trường, hơn nữa còn khá là khó khống chế. Chi phí bảo vệ môi trường sẽ rất tốn kém đó.

Triệu Quốc Đống vừa nghe Đường Diệu Văn cảm thán, vừa cân nhắc nên trao đổi ý kiến với Đường Diệu Văn như thế nào về vấn đề này để thống nhất nhận thức. Nếu không, về sau nhà máy sản xuất còn có thể mang đến không ít phiền phức phức tạp cho Hoa Lâm.

Mặc dù Triệu Quốc Đống vẫn không ủng hộ phát triển nhà máy sản xuất ở Hoa Lâm, nhưng hắn cũng phải thừa nhận, với điều kiện trước mắt của Hoa Lâm mà phát triển công nghiệp sản xuất thì có thể nói là sẽ gặp ưu thế may mắn. Nếu như nói Huyện ủy và Ủy ban Nhân dân huyện Hoa Lâm vì vấn đề bảo vệ môi trường mà bóp chết ngành công nghiệp sản xuất thì bất kể là nhìn từ góc độ nào cũng sẽ đều thấy đó là một cử chỉ không khôn ngoan. Vì một chuyện nhỏ mà bỏ việc lớn, cái mũ ấy sẽ đội trên đầu hắn cả đời. Hơn nữa, bốn xí nghiệp này cũng là do thời kỳ khi La Đại Hải nắm quyền đã lấy quyết định được cả hội nghị thường vụ phê duyệt mà dẫn vào. Hơn nữa, còn ký kết hợp đồng đầu tư. Nếu bây giờ muốn phủ định là không có khả năng rồi. Nói cách khác, trước mắt cần phải cân nhắc làm thế nào để quy hoạch cho ngành này sinh ra hiệu quả và lợi ích lớn nhất có thể, khống chế mức độ ô nhiễm ở mức thấp nhất có thể.

Triệu Quốc Đống tin chắc rằng Hoa Lâm sẽ tiến thêm một bước, mở rộng việc kêu gọi đầu tư. Đã có Khu công nghiệp sản xuất có bốn nhà máy sản xuất có quy mô nhất định, hơn nữa đã sắp đàm phán thành công và hai nhà máy sản xuất nữa cũng sẽ gia nhập rất nhanh. Ngành công nghiệp sản xuất ở Hoa Lâm phát triển thành quy mô lớn là điều không thể đảo ngược được. Làm sao có thể dẫn dắt con đường phát triển công nghiệp này theo hướng vừa phát triển với hiệu suất cao lại vừa bảo vệ được môi trường chính là vấn đề mà Huyện ủy và Ủy ban Nhân dân huyện Hoa Lâm phải cân nhắc suy xét.

Như Triệu Quốc Đống thấy, đây không phải là chuyện một sớm một chiều của Huyện ủy và Ủy ban Nhân dân huyện mà chỉ sợ là kể cả ba năm, năm năm, thậm chí mười năm sau, vấn đề bảo vệ môi trường sẽ luôn làm Hoa Lâm phức tạp và đến lúc đó lại rất đau đầu. Chi bằng hiện giờ cứ làm tốt công việc quy hoạch, xác lập tiêu chuẩn, thúc đẩy việc phát triển theo nguyên tắc để sau này các doanh nghiệp tham gia khu chế xuất cũng không thể không tuân thủ chế định.

Triệu Quốc Đống không biết mình sẽ có thể ở lại Hoa Lâm được bao lâu. Một năm hay hai năm, hắn không biết. Bằng vào biểu hiện đúng quy đúng hiện giờ của Đường Diệu Văn, nếu thời gian dài hơn một chút, thì vị Chủ tịch huyện Đường này có khả năng sẽ tiếp nhận chức vụ trở thành Bí thư. Nếu như thời gian mình ở lại Hoa Lâm quá nắng thì như vậy có khả năng thị ủy sẽ cân nhắc để cho những người khác đến tiếp nhiệm.

Nhưng bất kể thế nào, Đường Diệu Văn đã quen thuộc tình hình sau này cũng sẽ có quyền kha khá trong khi nói chuyện đến chủ đề phát triển kinh tế ở Hoa Lâm. Có thể làm cho Đường Diệu Văn tiếp nhận một số quan điểm và ý tưởng của mình, xác định một ý tưởng chính xác vì sự phát triển của Hoa Lâm trong vài năm tới, đó cũng là điều rất thiết thực.

Vấn đề bảo vệ môi trường ở các ngành công nghiệp sản xuất không phải là chuyện mới mẻ gì. Có thể nói có những địa phương đặt yêu cầu phải bảo vệ môi trường rất cao. Vấn đề ô nhiễm trong ngành công nghiệp sản xuất cũng không giải quyết được. Cho nên ngành công nghiệp sản xuất, nhất là công nghiệp sản xuất sơ cấp mới dần dần ra khỏi định hướng phát triển kinh tế quốc gia của Trung Quốc. Kể cả các công ty Trung Quốc phát triển trong nội địa nhà nước ta cũng bởi vì thế mà bị o ép mạnh mẽ trong giai đoạn phát triển kinh tế. Đối với khát vọng và nhu cầu phát triển kinh tế thì một vài tiêu chuẩn chúng ta đưa ra để bảo vệ môi trường e rằng là chưa đủ. Hoặc nói là tuy rằng tiêu chuẩn chế định đã được đưa ra, chính quyền địa phương phải cân nhắc khi chịu sức ép phát triển kinh tế, cho nên khâu chấp hành cũng mạnh yếu không đủ. Để tránh khỏi ước thúc của việc phát triển kinh tế, tình huống này không nên tồn tại ở các ngành công nghiệp sản xuất, còn ở các ngành công nghiệp khác thì vẫn duy trì như thế.

Đường Diệu Văn gật đầu. Y làm Phó trưởng ban Tuyên giáo của Thị ủy, được phân công quản lý mảng thông tin tuyên truyền. Năm kia, truyền thông của thành phố đã từng truy đuổi đưa tin về vấn đề ô nhiễm của nhà máy sản xuất giấy huyện Tào Tập, thông tin tư liệu bị nắm bắt khá là tỉ mỉ và xác thực, thực trạng ô nhiễm nhìn mà thấy ghê người. Đường Diệu Văn cũng đã được xem qua những ảnh chụp này. Tình hình quả thực khá là nghiêm trọng. Dân chúng ở thôn Tiểu Vương huyện Tào Tập đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền huyện, nhưng phỏng vấn đưa tin tuy rằng ra được mấy tập bản thảo nhưng cuối cùng đều bị thủ tiêu, cũng coi như là chẳng có ai nói gì.

- Có người cho rằng phát triển kinh tế không thể tránh khỏi việc phải hy sinh một số điều kiện, đó là cái giá phải trả. Tôi cảm thấy vấn đề này phải hiểu theo hai khía cạnh. Nếu như nói tình trạng ô nhiễm sẽ phá hủy môi trường thì không có cách nào đảo ngược được cả, ngày sau cũng không có biện pháp nào cứu chữa được. Chúng ta đây tuyệt đối không thể lấy hạnh phúc tương lai của đời sau ra mà tô son điểm phấn cho chiến tích trước mắt của mình được. Nếu như nói nhất định có thể khống chế và khắc phục được hậu quả của ô nhiễm thì chúng ta đây cũng có thể phòng ngừa chu đáo chứ. Trước tiên là tham gia, cố gắng hết sức hạn chế ảnh hưởng của mấy vấn đề này trong một phạm vi nhất định có thể chấp nhận được.


Đường Diệu Văn như có điều suy ngẫm. Quan điểm của Triệu Quốc Đống cũng có tính đại biểu nhất định, vừa không giống như một số người chủ trương cần trả giá cho phát triển, và coi bảo vệ môi trường là cái giá phải trả; cũng không giống như một số người có quan điểm cực đoan là bảo vệ môi trường và cường điệu điều đó một cách thái quá, nhất quyết phủ quyết tất cả, chỉ cần dính dáng đến vấn đề ô nhiễm là không thể tán thành. Đương nhiên, quan điểm thứ hai chỉ là quan điểm tồn tại trong giới lý luận mà thôi, còn trên thao tác thực tế, về cơ bản là quan điểm trước sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối.

Mà người có quan điểm như Triệu Quốc Đống cũng không ít, chỉ là bọn họ khó có thể phát huy tác dụng ở một số vấn đề trọng đại. Quan viên cũng chỉ chăm chắm nhìn vào số liệu GDP. Còn thì lãnh đạo vì bảo vệ môi trường mà đưa ra những quy ước hạn chế đối với một ngành công nghiệp nặng nhẹ phát triển nào đó thì Đường Diệu Văn thật đúng là chưa từng gặp, cũng chưa từng nghe nói đến.

- Công nghiệp sản xuất ở huyện ta cũng là ở vào thế tiến thoái lưỡng nan. Quần chúng phản đối vì vấn đề ô nhiễm, nhưng lại cần kinh tế phát triển. Làm sao để hóa giải được sự mâu thuẫn này? Tôi cảm thấy có lẽ chỉ sợ rằng trong huyện sẽ phải bỏ công sức giải quyết vấn đề này thôi.
Ánh mắt Triệu Quốc Đống sâu xa, hắn chậm rãi nói tiếp:
- Vấn đề ô nhiễm ở ngành công nghiệp sản xuất xét đến cùng là bởi vì quy mô sản xuất không đủ, đầu tư nhập các phương tiện đảm bảo khắc phục được ô nhiễm lại quá lớn. Cứ cân nhắc từ bốn nhà máy sản xuất mới gia nhập khu công nghiệp này thì thấy, mặc dù là dựa theo biện pháp của tôi đưa ra để tập trung xây dựng nhà máy xử lý nước thải, rác thải, phế liệu và xử lý nước bùn ngâm kim loại màu, cũng sẽ không tải nổi bốn xí nghiệp này. Một lần đến Bắc Kinh tôi đã đề cập vấn đề này với cố vấn chuyên môn. Cho dù là ở huyện đi nữa, có thể vẫn ủng hộ nhà máy xử lý này ở cơ quan liên quan thì nguồn tài chính chênh lệch cũng còn khá là lớn.

- Vậy ý của Bí thư Triệu là …?
Đường Diệu Văn nhíu mày hỏi.

- Mau thúc đẩy đàm phán hiện nay để hai xí nghiệp sản xuất kia mau chóng gia nhập khu công nghiệp. Mặt khác phải nghĩ biện pháp vay từ trên vậy, bỏ vốn cũng tốt, để xây dựng thành một nhà máy xử lý chất thải nước thải đạt tiêu chuẩn, hiện đại hóa, để vừa có thể xử lý được chất thải nước thải ở khu công nghiệp, mà còn có thể xử lý được cả nước thải dân dụng nữa.
Triệu Quốc Đống quả quyết nói.

- Những nhà máy này cần đầu tư bao nhiêu?
Đường Diệu Văn trong lòng thầm rùng mình. Những xí nghiệp này nếu như theo những gì Triệu Quốc Đống miêu tả thì không biết là sẽ phải tốn hết bao nhiêu nữa.

- Có lẽ ít nhất phải cần đến năm ba chục triệu ấy.
Triệu Quốc Đống bình tĩnh liếc nhìn Đường Diệu Văn. Chủ tịch huyện gì mà chỉ sợ nghe đến số tiền đó có khi chết ngất mất.

Quả nhiên, Đường Diệu Văn há to mồm hít một hơi mạnh. Năm ba chục triệu ư? Đến bây giờ còn chưa có một doanh nghiệp nào tiếp tục đầu tư vào Hoa Lâm vượt quá ba mươi triệu đâu. Triệu Quốc Đống lại còn bảo là xây một cái nhà máy xử lý nước thải sẽ chi phí hết năm ba chục triệu. Hơn nữa, nghe giọng điệu của hắn thì ý tứ chính là muốn để ủy ban nhân dân huyện đứng ra chủ trì. Như thế thì cũng không khỏi quá mức quá đáng đi.

- Bí thư Triệu, thế này chỉ e rằng không thỏa đáng. Xử lý ô nhiễm của các nhà máy sản xuất thì nên là do các doanh nghiệp sản xuất đến chịu trách nhiệm. Làm sao lại để chính quyền địa phương chúng ta đến gánh trách nhiệm được? Nếu như nói là chúng ta trợ giúp, phối hợp hoặc là cung cấp một số điều kiện, đưa ra một số chính sách ủng hộ thì còn được. Tài chính của huyện làm sao mà chống đỡ nổi một dự án mang tính công ích lớn như thế được?
Đường Diệu Văn lắc đầu. Ở vấn đề này, quan điểm của Triệu Quốc Đống đã không thể dùng khái niệm mới mẻ, độc đáo, vượt ra ngoài quy định để mà hình dung nữa rồi. Đó là ném tiền qua cửa sổ. Làm Chủ tịch huyện, y không thể đồng ý với cái quan điểm này được. Hơn nữa, y tin chắc rằng cho dù là Triệu Quốc Đống có uy tín khá cao trong huyện, chỉ sợ cũng khó có thể đạt được sự ủng hộ của các vị thường ủy khác.