Ngón Tay Quỷ

Chương 42: Rối bóng




Con đường trải nhựa tại thôn Thanh Tuyền đã hoàn thành, tôi dựng xe ởđầu đường rồi nói với Nhu Phong : "Chúng ta đi bộ vào trong thôn đi, anh e là khói xe máy ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến sự thanh tịnh của khungcảnh nơi đây, thế nên mỗi lần đến anh thường đi bộ vào !".

Nhu Phong đưa mắt nhìn tôi, cười nói : "Không nhận ra anh nữa,bình thường Chủ tịch mạnh mẽ, quyết đoán là thế không ngờ cũng có lúc lại tinh tế nhạy cảm nhường này. Chủ tịch đã nói không để khói xe máylàm ô nhiễm môi trường nơi đây, em rất tán đồng. Đi, chúng ta cùng đi bộ vào thôn Thanh Tuyền nào".

Tôi nhìn đôi guốc cao gót mà cô ấy đang mang, cười nói : "Đi vềtrước khoảng ba mươi mét chính là nơi làm việc của chính quyền thôn, emmuốn biết thứ gì thì đến đó sẽ rõ hết".

Nhu Phong liếc xéo tôi, nói : "Thực ra...", thấy tôi nhìn, khuôn mặt cô ấy thoáng phớt hồng, không ngờ một Nhu Phong phóng khoáng vui vẻ như thế cũng có lúc thẹn thùng nhưng tôi không nói gì. Chỉ nghe thấygiọng Nhu Phong như thì thầm bên tai : "Biết thông qua anh cũng như vậythôi. Em cũng không nhất thiết phải hiểu quá rõ mà".

Tôi cười cười : "Nhưng anh đâu biết em muốn biết thứ gì ? Đốivới xã Tú Phong, anh chỉ biết những thứ ở trên bàn giấy thôi, còn nhữngthứ thuộc về văn hóa phong tục, dân tình gì gì đó thì anh sao có thểbằng được dân bản địa chứ".

Nhu Phong đã trở lại bình thường, khuôn mặt phớt hồng hồi nàycũng không còn nữa : "Anh nói cũng đúng, nhất định anh chẳng thể đoánđược em muốn biết nhất điều gì đâu !".

"Vậy sao ? Em muốn biết điều gì, nếu không phải là chuyện phongthế nhân tình hay những sự tích thần phà thì còn có thứ gì khác sao ?",tôi cười nói vẻ chẳng lưu tâm cho lắm.

Nhu Phong vì thế cũng có vài phần đắc ý nói : "Về cơ bản là như thế nhưng không cụ thể".

"Vậy còn có điều gì khác sao ?"

Nhu Phong nói : "Em thấy trong huyện chí thì xã Tú Phong có mộtđiều rất đặc biệt mà em thấy khá hứng thú cho nên lần này mới đến đâyxem xem thế nào".

"Một điều rất đặc biệt ? Còn ở trong huyện chí nữa ? Ôi dào,thôi được, em đừng nói những lời không liên quan, xã Tú Phong có mộtđiều rất đặc biệt mà lại phải đến tận thôn Thanh Tuyền để thu thập tưliệu, điều này anh làm sao biết được ? Mà anh cũng chưa từng nghe thấytên tiểu tử Lý Lãng Minh nhắc gì đến."

Nhu Phong cười nói : "Đương nhiên là anh không biết rồi, vì đó là việc của trước đây, còn bây giờ thì đã mai một rồi".

"Có vẻ thần bí vậy, là gì thế ?"

Nhu Phong đổi tư thế ngồi, trong làn gió thổi nhè nhẹ lướt qua,cô ấy ôm lấy vòng eo tôi, cười nói : "Anh đã từng nghe đến rối bóng chưa ?".

Rối bóng ? Trong đầu tôi xuất hiện những hình ảnh mà mình xemđược trên ti vi, phía sau bức màn rất lớn, có hai bóng người dưới sựđiều khiển của những sợi dây đi qua đi lại. Tôi cười ha ha nói : "Tấtnhiên là anh nghe rồi. Nhưng chưa từng nghe ai nói là xã Tú Phong lại có trò như thế bao giờ".

Nhu Phong nói : "Cho nên em mới đến đây để tìm hiểu chứ".

Chúng tôi vừa đi về hướng trụ sở chính quyền thôn vừa nói chuyện về rối bóng.

Trưởng thôn thôn Thanh Tuyền tên là Hồ Cách Tài, khi chúng tôiđến, ông ta rất nhiệt tình, vừa mới nhìn thấy Nhu Phong và tôi, ông tacứ như là gặp được đôi tình nhân đi đu lịch vậy cho nên lúc nào cũngmang nụ cười tươi roi rói trên mặt cơ hồ hiểu rõ mọi chuyện, mà cũngchẳng biết ông ta hiểu cái gì nữa.

Vì Nhu Phong đi guốc cao nên không tiện đi bộ đường dài, vả lạinhững thứ mà cô ấy muốn biết cũng chẳng nhiều lắm, cho nên cô ấy vào trụ sở chính quyền thôn ngồi đợi, còn tôi đi xung quanh để hỏi thăm.

Lúc trở về, nghe thấy Nhu Phong đang hỏi Hồ Cách Tài về chuyện có liên quan đến rối bóng.

Hồ Cách Tài nói : "Trước đây, rối bóng ở vùng này rất nổi tiếng, có bài bản hẳn hoi nhưng ba mươi năm trước, vì có hai diễn viên diễnrối bóng diễn trò châm biếm mấy cán bộ đang nắm quyền, vì thế họ bị bứchại, sau này không ai dám diễn nữa, bây giờ người biết trò này cũngkhông nhiều đâu".

Nhu Phong nghe vậy càng thêm hứng thứ nói : "Đã là văn hóa của địa phương, tại sao lại không được lưu truyền đến bây giờ ạ ?".

Hồ Cách Tài cười nói : "Cũng không phải là biến mất hẳn, chỉ làkhông rõ ở đâu có người biết. Lại nói về chuyện năm đó, sau khi mấyngười diễn trò đó bị bức hại thì chính quyền cũng không đề xướng trò này nữa. Vì thế, nếu giờ có ai biết trò này thì cũng chỉ để tiêu khiển thưgiản của bản thân mà thôi. Mà nói đến rối bóng, còn có một chuyện nữa".

"Vâng, chuyện gì thế ạ ?", Nhu Phong hào hứng hỏi, tay vẫn không ngừng ghi chép lên cuốn sổ của mình, xem ra dù chỉ một câu chuyện thôicũng có thể khiến một Nhu Phong ham học hỏi thấy hứng khởi đến vậy.

Hồ Cách Tài nói : "Mười mấy năm trước, có một vị trưởng thôn nắm quyền tại thôn Thanh Tuyền, khi ấy hắn ta là bá chủ ở vùng này lại rấtngang ngược. Vào ngày hắn ta kết hôn, chẳng biết là người nào thấy ngứamắt trước việc hắn ta làm nên đêm đến mới lên đến trước cửa sổ nhà hắnta. Đặt mấy con rối bóng nhỏ ở trước bệ cửa sổ rồi đứng ở xa điều khiểnnhững con rối đó. Mà đúng đêm đó lại có ánh trăng mờ ảo, vị trưởng thônấy tâm trạng đang sung sướng chuẩn bị động phòng hoa chúc, bỗng nghethấy tiếng tân nương hét lớn, ngẩng đầu nhìn thì thấy mấy bóng người nhỏ đang đi đi lại lại bên ngoài, dáng điệu cầm dao cầm rìu đang bổ bổ. Mớcửa ra nhìn thì không thấy bóng người nào cả, bởi con rối đó đã sớm theo sợi dây bị đưa ra ngoài rồi. Hắn ta vừa trở lại phòng, thì sợi dây lạiđong đong đưa đưa và rối bóng lại quay lại. Vì chẳng thấy người, nên hắn ta cho rằng mình bị oan hồn của những chết tìm đến để đoạt mạng, lúc đó hoảng sợ hét lớn : "Có ma". Bị dọa cho chân tay mềm nhũn như bún, sauvụ đó thì cơ thể kiệt quệ mắc trọng bệnh và không lâu sau thì qua đời".

Nhu Phong cười nói : "Không ngờ rối bóng này còn đảm nhiệm cảvai trò là đại hiệp nữa, chẳng hay đó là dấu tích của vị đại sư nào vậy ạ ?".

Hồ Cách Tài cười chân thành nói : "Chẳng phải đại sư nào đâu,thời đó rối bóng vẫn được lưu hành cho nên ai cũng có thể làm được việcđó mà".

Nhu Phong cười tiếp lời luôn : "Cháu thật bái phục họ, chỉ dùngmột sợi dây mà có thể đứng từ xa điều khiển được, muốn con rối trong tay làm gì thì làm".

Hồ Cách Tài cười nói : "Đúng vậy".

Nhu Phong nói : "Bác trưởng thôn, cảm ơn bác, những tư liệu nàyđúng là độc nhất vô nhi, sau khi cháu về biên tập lại một chút, nóikhông chừng sau này loại hình nghệ thuật rối bóng của xã Tú Phong sẽđược rất nhiều người yêu thích cũng nên".

Lúc chuẩn bị tan ca, tôi và Nhu Phong mới trở về. Khi ngồi trên xe đi về, thấy Nhu Phong vui vẻ tôi mới cười nói :

"Nguồn tư liệu sống này chắc cũng chiếm khoảng bốn phần trên tổng số bài viết của em rồi đấy nhỉ".

Nhu Phong vẻ dương dương đắc ý, cười đùa : "Em còn muốn mỗi ngày viết một bài về phong tục của một vùng thuộc thành phố X cơ, bài nàymới được có một phần thôi, còn cách xa mục tiêu mà em đề ra lắm",

Tôi cười : "Mục tiêu lớn quá !".

Về đến trụ sở ủy ban cũng đã quá giờ tan ca, chỉ còn Trường Hà và Tiểu Diệp là ở lại phòng làm việc.

Trường Hà thấy tôi và Nhu Phong cùng nhau bước vào thì cười tươi như hoa nói : "Đi chơi có vui không ?".

Nhu Thong mắng : "Anh rể, bọn em có phải đi chơi đâu, em định số báo tiếp theo lại viết về xã Tú Phong, cho nên muốn đi đến một vài nơithôi".

Trường Hà thoáng sững người, nói : "Viết về xã Tú Phong ?", rồilại cười, "Cách này cũng được đấy, đầu tiên là nhờ vào con mắt nhìn xatrông rộng của Nam Bính, sau là đến ngòi bút sắc sảo của Nhu Phong,không khéo sau này xã Tú Phong chúng ta lại nổi như cồn ấy chứ".

Nhu Phong đưa ánh mắt sang nhìn cậu ta, nửa đùa nửa mắng nói :"Còn thiếu một người ba hoa ở trước mặt em nữa, công phu của anh sắpbằng chị gái em rồi đấy. Em không thích nghe như thế đâu. Ơ, chẳng phảihết giờ làm rồi mà, sao anh vẫn chưa về ?".

Trường Hà nói về tủi thân : "Chị em nghe nói em đến, nên bảo anh lúc nào hết giờ làm đưa em về, chị em đang đợi cơm ở nhà. Cho nên giờnày anh vẫn ở đây đợi em, đây em xem xem, hai người đi cùng với nhau vui thế mà".

Nhu Phong cười nói : "Hôm nay, em định để anh Nam Bính mời cơmvà cũng muốn bảo anh đi cùng luôn, nhưng, chị lại đang đợi cơm thế anhvề trước đi".

"Em đúng là chẳng biết khách sáo gì cả, lại còn lo anh không vui hả, ha ha. Vậy anh đi trước đây. Nếu không muộn thì anh đến đón em nhé?"

Tôi cười nói : "Tôi đưa cô ấy về cho, cậu đỡ phải đi đi lại lại".

"Vậy cũng được", Trường Hà cười, "Em cũng đừng lo lắng cho chịem quá, chị ấy cũng đỡ nhiều rồi. Chơi về muộn một chút cũng không saođâu".

Tên Trường Hà này, đúng là ba hoa nên toàn nói ra mấy thứ linhtinh. Nhu Phong chợt hiểu ý nên mặt thoáng đỏ bừng, nói : "Anh mau vềvới chị đi, đừng lắm lời nữa".

Trường Hà đi rồi, tôi mới vẫy tay với Tiểu Diệp đang, sắp xếp tài liệu ở phía sau : "Tiểu Diệp, cùng đi ăn nhé !".

Tiểu Diệp ngẩng đầu, cười với chúng tôi, nói : "Không cần đâu,em sắp xếp xong đống tài liệu này sẽ về ngay". Tiểu Diệp nhìn tôi, ánhmắt như chất chứa điều gì đó. Tôi biết là Tiểu Diệp đang hiểu lầm, tôicười nói : "Vậy bọn anh đi trước đây".

Đi được một đoạn, Nhu Phong quay sang nhìn tôi rồi nở nụ cười rất lạ, tôi đưa tay xoa xoa mũi hỏi : "Trên mặt anh có gì sao ?".

Nhu Phong mỉm cười nói : "Giống như móc câu vậy, ánh nhìn của thư ký của anh đã bị móc câu trên mặt anh câu đi mất rồi ?".

Tôi cười nói : "Trường Hà không ba hoa thì lại đến lượt em. Lạichế giễu anh rồi !", tôi đưa Nhu Phong về phòng tôi. Vừa để cô ấy bướcvào tôi vừa nói : "Phòng hơi bừa bộn, không thơm tho sạch sẽ như phòngem đâu. Ngồi đợi anh một lát, sau đó chúng ta cùng đến chỗ Tử Nguyệt ăncơm",

Nhu Phong ngồi xuống, quan sát xung quanh rồi nói : "Anh khắt khe với bản thân mình thế này sao ?".

Tôi rót trà, khi nước vừa rót ra khỏi ấm, luồng khí nóng tỏa ratrước mặt, đưa cốc trà cho Nhu Phong tôi nói : "Em thử loại trà này đi,trà xuân đấy, rất thơm".

Nhu Phong vui vẻ nhận tách trà uống.

Ánh mắt tôi chợt dừng trên khuôn mặt cô ấy, mỉm cười hỏi : "Thế nào ?".

Nhu Phong chép miệng một tiếng, lông mày hơi nhíu lại, nói : "Vâng, rất ngon !".

Tôi bảo : "Rất thơm đúng không ?".

Nhu Phong liền đáp : "Vâng !", cô ấy ngước mắt nhìn tôi hỏi, "Anh hay uống loại trà này sao ?".

"Ừ ! Khi nào làm việc mệt, pha một tách trà, uống xong thấy đầu óc sảng khoái hơn nhiều."

"Anh có còn không ? Cho em xin một ít nhé ?".

Tôi cầm túi trà còn chưa uống hết ra nói : "Cho em !".

Nhu Phong nói : "Đây là một ít sao ?".

Tôi bảo : "Còn lại bằng đây, tất cả đều ở dây". Nhu Phong khôngkhách sáo, cầm túi trà đó cho vào trong túi. Chúng tôi tiếp tục nóichuyện, nhưng Nhu Phong không còn hào hứng như lúc đầu nữa. Tôi cười nói : "Đi ăn cơm đi, không nên về muộn quá, nếu không lại phải hứng chịucái mồm của Trường Hà đấy".

Nhu Phong cười phá lên, hai chúng tôi rời khỏi phòng, cốc trànóng vẫn còn tỏa hơi nghi ngút, Nhu Phong cũng không nhấp đến ngụm thứhai.

Tôi cùng Nhu Phong chầm chậm bước đến quán ăn của Trương Vọng.Nhu Phong nhìn thấy tôi, trong mắt có chút thất vọng và kinh ngạc, tôiquan tâm hỏi : "Sao thế? Không khỏe sao ?".

Nhu Phong nở nụ cười, đáp nhẹ : "Anh Nam Bính, sự ấm áp, dịudàng hiện lên trong mắt anh quá ư rõ ràng, đáng tiếc, không phải vớiem", cô ấy như hiểu thấu ánh nhìn của tôi, nói tiếp, "Em nhớ lần trước,khi anh đến đây, đối diện với nơi này, trên mặt anh có vẻ hờ hững khôngđể tâm, vậy mà chỉ chưa đầy một tháng, điều gì đã thay đổi anh nhanh đến vậy ?".

Tôi nhớ lại cái đêm mê đắm cùng Tử Nguyệt, trong lòng thấy ấm áp vô cùng khuôn mặt bất giác phớt hồng, cố gắng che giấu cười nói : "Emlại trêu anh rồi !".

Nhu Phong cười nhẹ, nụ cười như quét bay cảm giác buồn bã vừa rồi, sảng khoái nói : "Em đùa đấy. Tử Nguyệt đến rồi kìa !".

Tôi ngẩng đầu nhìn, quả nhiên đã thấy Tử Nguyệt đứng trước cửa,mỉm cười với tôi. Nhu Phong nhanh chân bước đến, hai cô con gái khôngbiết nên nói với nhau câu gì, chỉ cười hi hi rồi cùng vào trong, còn tôi đi phía sau, định hỏi điều gì đó nhưng nhớ đến lời của Tiểu Diệp"chuyện của con gái", nên đành cười xòa.