Nhạc Phi Diễn Nghĩa

Chương 63: Hồi thứ sáu mươi ba




Ngưu Thông bị trói cột chặt vào cây cột trong nhà Viên ngoại. Viên ngoại nhắc ghế ngồi trước mặt Ngưu Thông bảo gia nhân lấy roi gai ra đánh.

Vừa nói vừa mở trói, lấy y phục mặc cho Ngưu Thông, rồi trách móc:

- Thế sao Ngưu huynh không nói họ tên ra cho sớm để đệ mang tội nhiều quá vậy?

Ngưu Thông nói:

- Đã không biết thì tội lỗi gì, ngặt một điêu là đánh ta chưa đã ngứa.

Ai nấy nghe Ngưu Thông nói đều cười xòa.

Ngưu Thông lại tiếp:

- Tôi đã qua đến Thang âm vào thăm bác gái rồi nên mới biết nhị đệ đi qua ngả này lập tức theo đến đây, đã gặp nhau rồi thì phải dắt nhau về Ngưu Đường quan, chớ nên qua Ninh Hạ làm gì.

Khởi Long nói:

- Hãy khoan, vì tôi đã sai người đi xuống Lâm An thám thính tin tức phu nhân và công tử, vậy hãy chờ người ấy về đây xem thế nào rồi chúng ta cùng lo liệu.

Sau đó Hàn Khởi Phụng sai gia nhân dọn tiệc. Bốn người ngồi lại ăn uống chuyện trò đến khuya mới nghỉ.

Từ đó Nhạc Lôi, Ngưu Thông đều ở lại Hàn gia trang nghe ngóng tin tức.

Bữa nọ, bấn người đang đàm luận ở hậu đường bỗng thấy trang đinh chạy vào báo:

- Có một hòa thượng trụ trì trong miếu Quan Đế xin ra mắt viên ngoại, hiện còn đang đứng ngoài chờ lệnh.

Hàn Khởi Long nói:

- Hãy ra mời người vào đây.

Trang đinh chạy ra, chẳng bao lâu dắt một lão hòa thượng vào, bốn người đứng dậy hỏi. Hòa thượng nói:

- Tôi đến đây chỉ vì cái miếu Quan Đế trước đây thanh tịnh, mang ơn viên ngoại hộ trì, nên mỗi ngày một hưng thịnh. Gần đây có một võ sĩ đến ở nhờ trong miếu dạy võ. Cả ngày chúng vung thương, múa bổng, la lối om sòm không ai chịu nổi. Tôi sợ ngày sau chúng nó sinh sự, nên mới đến đây cầu nhị vị viên ngoại làm cách nào đuổi chúng đi để khỏi sinh hậu họa.

Hàn Khởi Long nói:

- Tại Thất Bửu trấn này đã có anh em tôi thì ai dám qua mặt? Thôi sư phụ hãy về trước đi, chốc nữa anh em tôi sẽ đến đấy.

Hoà thượng từ giã ra khỏi cửa, Khởi Long nói với Khởi Phụng:

- Bây giờ hiền đệ hãy đi với ta đến đó xem người ấy là ai, nếu nó bằng lòng đi nơi khác thì thôi, bằng không chúng ta phải cho hắn một bài học vỡ lòng cho hắn biết mặt.

Ngưu Thông xen vào:

- Hãy cho tôi theo với cho vui.

Khởi Long gật đầu:

- Được, Ngưu huynh đi với chúng tôi càng hay không hề chi.

Nhạc Lôi lại nói:

- Tôi cũng muốn đi với các huynh cho có bạn.

Khởi Phụng nói:

- Thế thì tốt lắm.

Rồi bốn anh em dắt theo bảy tám đứa gia đinh mạnh mẽ đến miếu Quan Đế, đi thẳng vào đại điện nhưng không thấy động tĩnh chi hết.

Bọn Khởi Long liền ra phía sau hậu đường bỗng thấy một người ngồi trên ghế, mặt xám nhu tro, râu vàng, tóc đỏ, mình cao chín thước, mắt lộ răng lồi, tướng mạo dị kỳ, hai bên có trên ba mươi người đứng hầu.

Bọn học trò đứng hầu nhiều kẻ biết mặt Hàn viên ngoại nên kề tai nói nhỏ với võ sư. Võ sư liền đứng dậy bước tới lễ phép nói:

- Tiểu đệ đến đây dạy võ đã nửa tháng nay và cũng thừa hiểu nơi Thất Bửu trấn này không thiếu chi anh tài song chưa gặp tay hảo hán nào võ nghệ tinh thông cả nếu liệt vị không e ngại thì xin tỷ thí vài hiệp cho rõ tài cao thấp.

Hàn Khởi Long gật đầu:

- Được rồi, tôi xin tính giáo...

Nói chưa dứt lời, Ngưu Thông bước tới nói:

- Xin Hàn huynh hãy để cho tôi tiếp hắn cho.

Vừa nói vừa xắn tay áo muốn ra tay. Võ sư khoa tay:

- Hãy khoan đã, nếu muốn tỷ thí xin hãy giao hẹn trước, bây giờ muốn dùng trường quyền hay đoản quyền?

Ngưu Thông gằn giọng:

- Không cần biết trường quyền hay đoản quyền gì hết, hễ đứa nào bị hộc máu thì thua thôi, muốn đánh sao cũng được.

Nói chưa dứt lời, Ngưu Thông đã nhảy bổ tới vận toàn lực lên hai cánh tay đánh một thoi thật mạnh nhắm ngay giữa mặt võ sư. Những đối phương vô cùng lanh lẹ, chỉ nghiêng mình qua một tí là tránh khỏi ngay quả đấm thôi sơn của Ngưu Thông rồi với nắm chặt cánh tay Ngưu Thông giật một cái thật mạnh làm cho Ngưu Thông ngã nhào xuống đất.

Ngưu Thông lồm cồm ngồi dậy trợn mắt hét:

- Chỉ vì ta lơ đễnh không kịp đề phòng nên trượt chân té ngã chứ ngươi có tài giỏi gì đâu?

Vừa nói vừa nhảy tới đánh liên, nhưng võ sư đã dùng ngón "sư tử phiên thân'' lách mình sang bên, rồi quay lại phía sau lưng Ngưu Thông chộp vào hai vai xô tới làm Ngưu Thông mất thăng bằng cắm đầu xuống đất, hắn cất tiếng cười ha hả nói:

- Trong bọn ngươi có ai võ nghệ cao cường sao chẳng vào đây tỷ thí với ta, chứ thằng này như bún thì tỷ thí với ai?

Nhạc Lôi nổi giận vội cởi áo ngoài nhảy vào nói lớn:

- Được rồi, ta sẽ tỷ thí với ngươi.

Võ sư gật đầu đáp:

- ừ, có vậy mới gọi là hảo hán chứ!

Vừa nói võ sư vừa thủ ngón "kim kê hộ thân''. Nhạc Lôi dùng "đại bàng triển vỉ'' đánh vào, hai bên tránh sang né lại lướt tới nhảy lui, không ai chịu kém ai, giao phong hơn nửa ngày vẫn không phân thắng bại. Nhạc Lôi thấy vậy liền chạy lui ra một vòng chờ cho võ sư nhảy theo chàng đoạn quay ngoắt lại nhắm ngay giữa ngực đối phương đánh tới một quả thật mạnh,. võ sư vội vàng nhảy lùi ra sau mấy bước và la lớn:

- Xin dừng tay lại đã, quyền ấy đúng là quyền của Nhạc gia rồi, ngươi là ai mà lại học được ngón quyền độc nhất vô nhị này?

Hàn Khởi Long cướp lời nói:

- Nếu ngươi biết được quyền của Nhạc gia thì chẳng phải là nhân vật tầm thường, thôi chỗ này không phải chỗ nói chuyện, xin hãy theo tôi về nhà đàm đạo tiện hơn, chẳng hay các hạ nghĩ sao?

Võ sư vui vẻ đáp:

- Tôi cũng muốn đến làm quen với các người chơi, nhưng chỉ sợ phận tôi không xứng chăng?

Bọn học trò đứng một bên đều đồng loạt nói:

- Viên ngoại này vốn hiếu khách, sư phụ cũng nên đến đó chơi một chuyến cho biết.

Sau đó bọn viên ngoại mời võ sư về nhà đãi nước trà.

Nhạc Lôi lên tiếng hỏi:

- Các hạ quý danh là gì? Tại sao lại biết quyền thuật của Nhạc gia?

Võ sư đáp:

- Tôi chẳng giấu chi huynh trưởng, xưa ông nội tôi tôi là Lưu Thú Đông Kinh tên Tông Trạch, cha tôi nay lại làm Lưu Thú Ninh Hạ tên Tông Phương, còn tôi tên Tông Lương, chỉ vì da mặt tôi đen đen vàng vàng nên người ta thường gọi tôi là Quỉ Kiếm Thái Tuế. Nhà tôi với nhà họ Nhạc kết giao với nhau đã ba đời, xưa Nhạc Nguyên soái thường giảng giải quyền thuật với cha tôi cho nên tôi mới biết cái ngón "Hắc hổ du tâm" ấy. Mới đây cha tôi nghe tin lão bá bị gian thần hãm hại nên sai tôi qua Thang Âm thám thính, chẳng dê cả nhà họ Nhạc đều bị bắt hết giải về kinh, chỉ có một mình nhị công tử trấn được thôi nên tôi phải đi khắp xứ tìm kiếm để đem về Ninh Hạ. Nay tiền lộ phí đã hết sạch nên phải đến miếu này dạy võ kiếm tiền, để đi tìm công tử, may gặp liệt vị đây cũng là những tay hảo hán vậy quý danh của liệt vị là chi xin cho tôi biết.

Nhạc Lôi nói:

- Nếu đại huynh là Tông Lương công tử thì hãy đợi tôi lấy bức thư mang ra đây rồi nói chuyện.

Vừa nói Nhạc Lôi vừa đứng dậy đi vào nhà trong, còn ba người ở ngoài này tự xưng danh tính.

Nhạc Lôi đem bức thư ra trao cho Tông Lương. Tông Lương tiếp lấy xem qua mừng rỡ nói:

- Té ra Nhạc nhị đệ đây mà tôi không biết để đi tìm kiếm khắp xứ, nay gặp nhau đây quả là trời khiến, vậy nhị đệ hãy theo tôi trở về Ninh Hạ kẻo cha tôi đang trông đợi.

Ngưu Thông nói:

- Tôi đây cũng đi tìm nhị đệ, không lẽ hôm nay gặp đây lại không đến Ngẫu Đường quan cho gần lại đi Ninh Hạ cho xa lắc xa lơ vậy sao?

Hàn Khởi Long:

- Nhị vị hiền đệ chớ nên tranh luận làm chi, hãy ở nán lại đây hết, để chờ gia nhân tôi dò được tin tức dưới Lâm An rồi sẽ liệu cũng chẳng muộn.

Hai người đều khen phải. Hàn Khởi Long liền sai người đến miếu Quan Đế lấy hành lý của Tông công tử đem về, một mặt sai bày rượu thết đãi.

Năm người ngồi vào bàn ăn uống chuyện vãn với nhau đến khuya mới đi nghỉ.

Nhắc qua chuyện viên quan ngục Nghê Hoàn trông thấy Nhạc Phi về trời, vội thu xếp đồ đạc dắt vợ con trốn đi trong đêm ấy. Khi đến Châu Tiên trấn tìm nơi ăn ở cho vợ con xong xuôi, một mình cầm bức. thư của Nguyên soái đi đến trước dinh kêu quan truyền tin nói:

- Xin ngài vào bẩm báo giùm với Thi tướng quân và Ngưu tướng quân rằng, có tôi là người của Nhạc Nguyên soái sai đem thư đến.

Quan truyền tin quan vội vào phi báo, Thi Toàn truyền cho vào, viên quan chạy ra nói:

- Hỡi người đem thư kia, lão gia cho đòi người vào mau lên.

Nghê Hoàn vào quỳ trước trướng dâng thư lên, Thi Toàn tiếp lấy thư xem hết đầu đuôi rồi khóc rống lên, lại kêu Ngưu Cao nói:

- Ngưu huynh ôi! Không xong rồi, Nhạc đại ca cùng Nhạc Vân và Trương Hiến đều bị Tần Cối hãm hại, đã thác tại ngục thất rồi.

Ngưu Cao nghe nói tròn xoe đôi mắt đổ lửa, chiếu vào Nghê Hoàn, hét như sấm nổ:

- Quân đao phủ đâu? Hãy bắt thằng đem thư này chém quách cho ta. Nghê Hoàn thất kinh kêu oan om sòm. Thi Toàn vội vàng cản lại nói:

- Người này là ân công của Nguyên soái, sao lại giết chết là nghĩa lý gì?

Ngưu Cao nói:

- Thế mà tôi tưởng là người của kẻ gian thần nó sai mang thư đến đây, tôi có ngờ đâu lại là ân công của Nguyên soái, thật có lỗi quá, xin ngài miễn chấp.

Thi Toàn lại hỏi Nghê Hoàn:

- Tại sao Nhạc Nguyên soái lại bị gian thần hãm hại?

Nghê Hoàn đem hết đầu đuôi thuật lại, Thi Toàn, Ngưu Cao và chư tướng đều lăn ra khóc vang trời. Than khóc một hồi rồi thì Thi Toàn lấy ra năm trăm lượng bạc đền ơn cho Nghê Hoàn. Nghê Hoàn từ chối đôi ba phen không được nên phải thu nhận rồi từ tạ lui ra trở về chỗ trú dắt gia quyến đem về quê hương.

Nghê Hoàn đi rồi, Ngưu Cao nói với mấy anh em:

- Nay Nhạc đại huynh đã bị gian thần hãm hại, chẳng lẽ chúng ta làm ngơ sao? Chứng ta phải hợp lực đánh thốc vào Lâm An bắt cho được gian thần phân thây muôn đoạn báo thù cho đại huynh, anh em nghĩ sao?

Chư tướng đều nói:

- Ý kiến ấy phải lắm!

Nói rồi ai nấy đều truyền quân lo làm bạch khôi bạch giáp, không mấy ngày đã chuẩn bị xong xuôi.

Sau khi truyền lệnh nổ ba tiếng pháo, chư tướng rầm rộ kéo đi, nhắm Lâm An tiến quân.

Lúc bấy giờ dân chúng tại Châu Tiên trấn nghe tin Nhạc Nguyên soái bỏ mạng đều lăn ra đường khóc lóc thảm thiết như con khóc cha mẹ vậy. Lại dắt nhau đem rượu thịt đến khao thưởng ba quân. Ai nấy đều nghiến răng căm phẫn tên Tần Cối gian ác, quyết một lòng báo thù cho kỳ được mới nghe.

Chẳng mấy ngày đại binh đến đại giang, Thi Toàn và Ngưu Cao truyền lệnh ba quân xuống thuyền vượt qua sông.

Hôm ấy trời trong gió lặng, thuyền ra đến giữa sông thình lình sóng gió nổi dậy ầm ầm mây tỏa mịt mù.

Bỗng nhiên trên không xuất hiện một cây cờ có thêu bốn chữ "Tận trung báo quốc"; lại thấy Nhạc Phi hiện ra đứng trên mây, bên tả Nhạc Vân, bên hữu Trương Hiến. Chư tướng trông thấy đều tập trung ra trước mũi thuyền khóc lạy, Ngưu Cao và Thi Toàn nói:

- Đại huynh ôi! Nay anh em tôi quyết đem quân về triều báo thù hận cho đại huynh. Nếu đại huynh linh thiêng hãy bảo hộ cho anh em tôi để tiêu diệt lũ gian thần độc ác.

Vái vừa dứt lời, bỗng thấy Nhạc Phi ở trên mây lấy tay phất lại lia lịa ý bảo Thi Toàn phải lui binh không cho báo thù. Thấy Ngưu Cao cứ việc hối quân chèo thuyền lướt sang cho mau, Nhạc Phi ở trên mây thấy vậy tỏ vẻ giận dữ đưa tay áo quạt một cái tức thì sóng nổi ba đào. Ba bốn chiếc thuyền binh đi trước đều chìm hết còn mấy chiếc sau không thế nào lướt tới được.

Dư Hóa Long thấy vậy ngửa mặt lên trời nói lớn:

- Đại huynh không cho anh em tôi báo thù thì còn mặt mũi nào đứng trong trời đất?

Dứt lời Dư Hóa Long vùng hét lên một tiếng rút gươm ra tự vẫn chết ngay.

Hà Nguyên Khánh cũng la lên:

- Dư huynh đã đi theo Nguyên soái rồi thì tôi còn sống làm gì nữa?

Vừa nói vừa đưa chùy lên đập xuống ngay giữa đỉnh đầu mình vỡ sọ chết liền. Ngưu Cao thấy hai người tự vẫn chàng quá xúc động khóc rống lên rồi nhảy xuống sông tự tử. Còn bao nhiêu binh tướng xúm bàn với nhau:

- Thôi, Nguyên soái đã không cho chúng ta báo thù thì phải quay thuyền trở lại cho rồi!

Nói rồi liền điều khiển đoàn thuyền quay lại chèo thẳng vào bờ rồi mạnh ai nấy bỏ đi, chỉ còn Thi Toàn, Trương Hiển, Vương Quới, Triệu Vân, Lương Hưng, Châu Thanh và Kiết Thanh bảy người. Thấy ba nghìn tám trăm quân không chịu đi, Thi Toàn hỏi:

- Sao chúng bay chưa chịu về quê cũ làm ăn cho rồi còn ở đây làm gì?

Chúng quân đều đồng thanh nói:

- Chúng tôi đã mang trọng ơn Nhạc lão gia, khó mà bỏ cho đành, nay người tuy bị gian thần hãm hại song bọn tôi tưởng thế nào lũ gian thần cũng sẽ có ngày bại hoại. Lúc ấy chúng tôi có điều kiện đến nơi phần mộ của Nhạc Nguyên soái tế điện cho thỏa tấm lòng thành kính. Nay chúng tôi tình nguyện theo chư vị tướng quân để lập sự nghiệp. Vì vậy chúng tôi không muốn về.

Thi Toàn nghe nói cảm động đáp:

- Các ngươi ăn ở như vậy quả là hiếm có, ngặt vì chúng ta đây không chỗ nương thân biết liệu sao đây?

Kiết Thanh nói:

Trong hoàn cảnh này, chúng ta nên trở lại Thái Hành sơn tụ tập hùng cứ nhất phương như xưa là hay hơn cả, đồng thời phải sai người đi thăm tin tức gia quyến Nhạc Nguyên soái xem sao rồi lo cách báo thù.

Ai nấy đều khen ý kiến ấy là hay nên bảy vị anh hùng kéo hết ba ngàn tám trăm quân còn lại thẳng đến Thái Hành sơn lập trại.

Khi Ngưu Cao nhảy xuống sông rồi, sóng dập gió dồi trôi theo dòng nước, tính mạng sắp nguy đốn nơi, bỗng đâu trận cuống phong thổi tới tạo nên một lượng sóng thần hất vọt Ngưu Cao lên nằm dựa bên chân núi.

Ngưu Cao đang mê man, bỗng nghe bên tại có tiếng gọi văng vẳng:

- Hãy tỉnh dậy Ngưu Cao!

Mấy phút sau, Ngưu Cao mửa nước ra lai láng rồi dần dần tỉnh lại mở mắt ra, chợt thấy người đang đứng một bên mình không ai xa lạ mà chính là Bảo Phương Lão Tổ, sư phụ mình, sau lưng người có tên tiểu đồng đang cầm bộ quần áo khô.

Ngưu Cao vội quỳ xuống cúi đầu. Lão Tổ trầm giọng nói:

- Ngưu Cao, lộc thọ của con chưa tuyệt nên thầy đến đây cứu con, con hãy mau mau lấy áo khô thay đổi kẻo lạnh.

Ngưu Cao vùng khóc rống lên nói:

- Thầy đã cứu mạng con, tất nhiên ân đức ấy sánh bằng non biển, ngặt gì con không thể trả được mối thù cho Nhạc đại huynh thì còn mặt mũi nào sống trong trời đất?

Lão Tổ nói:

- Nhạc Phi bị hại là do nhân quả mà ra, nhưng sau này sẽ được phong tặng còn bọn gian thần sẽ bị tiêu diệt một ngày không xa đâu, con chớ có lo làm chi. Nay bọn Thi Toàn đều ở tại Thái Hành sơn con hãy đến đó cho mau để tạm đỡ cho qua ngày, phòng sau này sẽ có dịp ra sức với triều đình, chớ nên bỏ qua.

Nói rồi hóa ra một trận thanh phong vụt biến trong không trung mất dạng. Ngưu Cao đứng bơ vơ ngó quanh một hồi rồi đi tìm đường đến Thái Hành sơn.

Nhắc qua việc Phùng Trung và Phùng Hiếu giải gia quyến Nhạc Phi đến Lâm An vào nhà quán dịch truyền quân giữ tại đó rồi vào báo cho Tần Cối hay. Tần Cối vội làm một đạo chiếu giả để truyền lệnh đem hết gia quyến Nhạc Phi ra xử trảm.

Lúc ấy Hàn Nguyên soái và vợ là Lương Hồng Ngọc đã về triều yết kiến Cao Tông, còn ở tại kinh chưa kịp trở về ải trấn, bỗng nghe gia tướng bẩm báo việc ấy, Lương phu nhân nóng lòng vội mời Hàn Nguyên soái cùng đi ngăn trở bọn Hiệu úy không cho ra tay, đoạn Lương Hồng Ngọc mang giáp lên ngựa dẫn theo hai mươi tên nữa, thẳng đến dinh Tần Cối.

Đến nơi, Lương Hồng Ngọc không đợi báo, cứ việc đi thẳng vào, quan giữ cửa trông thấy sắc mặt Lương phu nhân giận dữ nên sợ hãi chạy mau vào báo.

Vợ Tần Cối là Vương thị vội bước ra làm lễ ra mắt rồi mời ngồi. Lương phu nhân nghiêm giọng nói:

- Hãy mời Thừa tướng ra đây để bổn soái hỏi một điều.

Vương thị thấy Lương phu nhân giận dữ lại mang giáp vào biết là không hiền, nên giả ý đáp:

- Thừa tướng phụng chỉ vào cung chưa về, chẳng biết phu nhân có việc chi dạy bảo không?

Lưu phu nhân đáp

- Có điều chi lạ đâu, chỉ vì cái chết của Nhạc Nguyên soái mọi người đều oán hận, sao nay lại còn muốn đem hết gia quyến của người ra chém nữa là nghĩa lý gì vậy?

Ngừng một lát, Lương phu nhân gằn giọng tiếp:

- Chỉ vì nguyên cớ ấy mà tôi đến đây để cùng Thừa tướng đi vào triều làm cho rõ trắng đen.

Vương thị nói:

- Xin phu nhân hiểu rằng, Thừa tướng cũng vì việc ấy mà vào triều có ý tâu với Thánh thượng để bảo vệ cho gia quyến Nhạc Nguyên soái, có lẽ người cũng đã gần về, xin phu nhân hãy đợi cho đôi chút.

Nói rồi sai a hoàn dâng trà, một mặt vào thư phòng báo cho Tần Cối hay và dặn Tần Cối phải làm như thế vầy. . như vầy .

(Nguyên Tần Cối khiếp sợ Lương phu nhân nên khi thấy Lương phu nhân vừa vào dinh đã vội sai người ra chốn pháp trường thu cái chiếu giả về, rồi giả ý đi ngả sau vòng qua ngõ trước vờ như ở trong cung về vậy).

Lương phu nhân thoáng thấy mặt Tần Cối, khí giận sôi lên nên nói lớn tiếng:

- Tần Thừa tướng, ngươi đã giết oan ba cha con họ Nhạc còn chưa vừa lòng hay sao, còn muốn giết cả gia quyến người ta nữa là nghĩa lý gì? Thôi bây giờ ngươi hãy đi cùng ta vào trước Thánh thượng để đối chứng.

Tần Cối làm bộ cười nói:

- Xin phu nhân bớt giận, chỉ vì Thánh thượng truyền chỉ muốn giết hết cả nhà họ Nhạc nên tôi phải lật đật vào cung bảo tấu đôi ba phen Thánh thượng mới ban ơn chẳng giết nhưng Thánh thượng lại truyền đày hết ra Vân Nam làm thứ dân.

Lương phu nhân nói kháy:

- Nếu vậy thì nhờ ơn ngươi đó.

Nói rồi không thèm từ biệt, lặng lẽ trở ra lên ngựa đi ngay.

Lương Hồng Ngọc đi rồi Tần Cối cảm thấy như trút một gánh nặng ngàn cân, còn Vương thị đợi cho Lương phu nhân khuất dạng rồi vội hỏi Tần Cối:

- Sao tướng công lại tha hết cả nhà họ Nhạc? Ngày sau chúng nó báo thù biết liệu sao?

Tần Cối điểm một nụ cười nham hiểm đáp:

- Lương Hồng Ngọc là một nữ trung liệt không nên chọc giận bà ta mà nguy, hễ bà ta mà làm dữ thì tính mạng vợ chồng ta khó bảo toàn. Vì vậy ta dùng kế đày gia quyến họ Nhạc ra Vân Nam rồi viết một phong thư gửi cho Sài Vương, chắc chắn chúng ra đó sẽ bị giết sạch chớ lo chi.

Vương Thị cất tiếng khen:

- ồ, kế ấy hay tuyệt!

Khi Lương phu nhân ra khỏi tướng phủ rồi vội tìm đến quán dịch ra mắt Nhạc phu nhân, hai bên làm lễ xong,. ngồi sát nhau tỏ bày tâm sự.

Lương phu nhân nói:

- Tần tặc nó muốn hại hết một nhà phu nhân, tôi hay được nên thẳng đến phủ hắn cố tình kéo hắn vào cung đê đấu khẩu trước Kim giai, vì vậy hắn mới tha giết nhưng lại đày phu nhân ra Vân Nam. Tuy vậy xin phu nhân cứ việc an tâm, để ngày mai tôi vào triều kiến giá bảo tấu với Thánh thượng xin tha cho phu nhân khỏi phải bị đày.

Nhạc phu nhân nghe nói vội đứng dậy tạ ơn và nói:

- Quả thật tôi rất cảm động trước tấm lòng tốt của phu nhân, nhưng ngặt vì chồng tôi đã hết lòng thảo ngay, quyết tâm đền nợ nước lẽ nào tôi lại dám nghịch chỉ sao? Huống chi nay gian thần đang ở tại triều ngày đêm tìm đủ mọi mưu mô ám hại, chi bằng lánh xa đi chẳng phải là hay hơn sao? Giờ đây tôi còn một việc chưa an tâm, xin phu nhân bảo tấu giùm cho tôi ở nán lại vài ngày rồi sẽ đi, tôi đội ơn vô cùng.

Lương phu nhân lấy làm lạ hỏi:

- ý phu nhân muốn tính việc gì vậy?

Nhạc phu nhân nói:

- Hoàn cảnh này tôi không lo việc chi nữa cả, duy có một điều là chồng con tôi thác, không biết hài cốt ố đâu, ý muốn tìm kiếm để chôn cất thì tôi mới yên lòng.

Lương phu nhân nói:

- Việc ấy có khó chi, để tôi ở lại quán dịch đây với phu nhân cho có bạn, chắc chắn quân giải sai không dám đến đây thôi thúc phu nhân đâu. Còn lúc Nguyên soái về trời, nhằm đêm hai mươi chín tháng chạp tức là đêm trừ dạ, chắc chắn không ai biết hài cốt của Nhạc Nguyên soái ở đâu, vậy thì phải viết ra một tờ cáo thị dán tại trước cửa quán dịch đây, như có ai biết được hài cốt của Nguyên soái hạ lạc nơi nào thì chỉ giùm sẽ tạ ơn ba trăm lượng bạc, hễ mình hứa đền ơn xứng đáng thì chắc có người chỉ dẫn.

Nhạc phu nhân nói:

- Thế thì tốt lắm, song tôi chỉ sợ mất công cho phu nhân.

Lương phu nhân mỉm cười đáp:

- Không hề chi.

Nói rồi vội viết ra một tờ bố cáo sai người đem dán trước cửa. Đêm ấy Lương phu nhân ở lại nhà dịch với Nhạc phu nhân, hai người chuyện vãn ý hợp tâm đầu, kết làm chị em với nhau. Lương phu nhân lớn hơn làm chị.

Đêm ấy Vương Năng và Lý Trực trông thấy tờ bố cáo liền viết một miếng giấy lén đem đến dán gần một bên tờ bố cáo .

Sáng hôm sau quân dịch tốt trông thấy liền chạy vào báo cùng Nhạc phu nhân xin lãnh thưởng, chúng nói:

- Hai cốt của Nhạc Nguyên soái hiện giấu trong đống la sư xác.

Nhạc phu nhân nghe nói nổi giận mắng:

- Thế thì chúng bay thật là quân khốn nạn, đã tự tay giấu hài cốt của đại lão gia mà không nói cho ra sớm để đi tìm đến ngày nay.

Dịch tốt đáp:

- Bẩm phu nhân, chẳng phải tôi giấu mà chỉ vì vừa trông thấy một tờ giấy ai lén gần bên tờ bố cáo nên mới biết. Hiện chúng tôi có gỡ tờ giấy ấy đem vào đây, xin phu nhân xem thì biết.

Nhạc phu nhân tiếp lấy xem, thấy trên giấy có viết hai câu:

- "Dục mách trung thần.cốt.

"La sư xác lý tầm".

(Nghĩa là muốn tìm hài cốt trung thần hãy tìm trong đống la sư).

Nhạc phu nhân xem qua, hai hàng nước mắt chảy ròng ròng nói:

- Nguyên soái quả thật hết lòng vì dân vì nước, nay đã chết rồi lại có người viết giấy giễu cợt thật đáng tủi nhục!

Lương phu nhân nói:

- Trong tờ giấy ấy viết đã rõ ràng, chắc không phải gian thần diễu cợt đâu mà là người trọng nghĩa thấy Nguyên soái tận trung nên lén đem hài cốt giấu trong la sư xác nào đây, vậy hiền muội phải Bởi người đi tìm kiếm mới được.

Nhạc phu nhân vâng lời sai bọn Nhạc An đi hỏi thăm khắp bốn phía, gặp một ông già chỉ dẫn:

- Gần bên Tây Hồ có một đấng vỏ la sư cao như núi hãy đến đó tìm họa may có đấy.

Nhạc An vội trở về bẩm lại cho phu nhân hay. Lương phu nhân nói:

- Thế thì chị em ta hãy đến đó tìm xem, biết đâu tìm được cũng không biết chừng.

Nhạc phu nhân chắt lưỡi, nói:

- Chỉ vì em mà hiền tỷ phải nhọc lòng thật phiền quá?

Nói rồi hai bà phu nhân lên ngựa thẳng đến Tây Hồ theo sau có bọn gia nhân trên ba trăm đứa.

Đến nơi quả thấy ở đây có một đống vỏ la sư cao ngất. Hai bà phu nhân vội sai gia nhân bới ra, thoạt tiên tìm thấy một chiếc quan tài trên nắp có đề: "Hào Lương Tổng binh Trương Công chi linh cữu".

Nhạc phu nhân nói:

- Nếu có quan tài của Trương Bảo thì chắc quan tài của ba cha con đại lão gia cũng ở trong ấy.

Nói rồi thúc gia đinh bới hết ra tìm, quả nhiên mấy phút sau, chúng đã tìm thấy ba quan tài thảy đều có đề chữ rõ ràng.

Nhạc phu nhân mướn người che rạp để cúng tế, cả nhà đều than khóc thảm thiết.

Tế xong, Ngân Bình tiểu thư nghĩ thầm: "Ta đây phận đàn bà con gái, dẫu có sống cũng không làm sao báo thù cho cha và anh ta được, thế thì cuộc sống của ta cũng vô vị, chi bằng ta chết theo cha, anh thì hay hơn".

Nghĩ rồi ngó vọng đàng xa có một cái giếng, liền chạy đến nhảy ào xuống. Đến khi Nhạc phu nhân hay được hối gia nhân vớt lên, nàng đã tắt thở rồi!

Nhạc phu nhân thương con lăn ra khóc lại càng bi thiết hơn nữa; Lương phu nhân thấy thế cũng đứt từng khúc ruột. kẻ đi đường qua lại ai ai cũng khen ngợi tiểu thư là người hiếu liệt.

Lương phu nhân lau nước mắt bước tới khuyên giải Nhạc phu nhân:

- Bây giờ hiền muội cũng nên nén cơn bi thiết để lo tìm một chỗ đất quang an táng cho trọn nghĩa, trọn tình.

Nhạc phu nhân gật đầu cảm tạ rồi sai Nhạc An đi mua quan quách cho tử tế về tẩm liệm rồi nói với Lương phu nhân:

- Xin hiền tỷ hãy chịu khó ở lại đây cùng em thêm ba ngày nữa, đê em có điều kiện lo việc an táng.

Lương phu nhân nói:

- Được rồi, hiền muội cứ an tâm, chị sẽ ở lại đây với muội cho trọn nghĩa trọn tình, nhưng hiền muội phải lập tức sai gia đinh đi dò hỏi xem gần đây có ai bán miếng đất nào, lựa mua một chỗ cao ráo để làm nơi an giấc cho Nguyên soái, Nhạc Vân cùng Trương tướng quân.

Nhạc phu nhân liền sai Nhạc An đi mua đất và để bốn tên gia nhân ở lại giữ gìn năm cái linh cữu, còn hai bà phu nhân trở về quán dịch nghỉ ngơi.

Hôm sau Nhạc An trở về bẩm:

- Tại Thê Hà Lãnh có một miếng đất trống vốn của một nhà giàu có trong thành này, người ấy tên là Lý Trực tính tình hào hiệp lại thương người trung liệt. Khi tôi đến hỏi mua đất để làm nơi chôn cất cha con Nhạc Nguyên soái và tướng quân Trương Hiến, Lý tiên sinh đã tình nguyện hiến khoảnh đất ấy đê chôn cất Nhạc lão gia. Bây giờ xin mời Nhạc phu nhân Lương phu nhân cùng đi đến Thê Hà để xem xét miếng đất ấy, nếu ưng thuận, tôi sẽ thưa lại với Lý tiên sinh.