Những Vụ Án Kỳ Lạ Gặp Phải Khi Tư Vấn Tâm Lý

Chương 13: Lồi lõm




Các bảng chức năng phía trên của QQ có vô số các biểu tượng nhỏ, ví dụ như không gian QQ, weibo, hộp thư đợi. Khi weibo của bạn có người trả lời hoặc khi hộp thư nhận được thư mới thì hệ thống sẽ nhắc nhở cho bạn biết. Phía trên biểu tượng sẽ có một chấm đỏ nhỏ, đồng thời biểu thị số lượng. Mỗi khi chúng ta nhìn thấy hộp thư hoặc là các biểu tượng be bé hai bên không gian QQ xuất hiện nhắc nhở, chúng ta sẽ rất buồn tẻ mà nhấp vào đó để mở ra. Nếu như không mở ra, thì cái điểm đỏ nho nhỏ đó sẽ ở trong lòng chúng ta cả ngày khiến chúng ta không thoải mái.

Tôi tin rằng, rất nhiều người sẽ giống như tôi, mặc dù rất phiền nhưng luôn luôn không ngại buồn bực mà làm chuyện này. Chúng ta gọi hành vi này với tên gọi là “chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế”[1].

[1] Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive Compulsive Disorder - OCD): là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, dấu hiệu phổ biến của bệnh đó là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng, đây là một dạng trong nhóm bệnh liên quan trực tiếp đến Stress. (Theo wiki)

Phó chủ nhiệm Y là nhà cố vấn tâm lý am hiểu về lĩnh vực này. Có một ngày, tôi rất buồn tẻ hỏi phó chủ nhiệm, có thể điều trị bệnh này của tôi hay không. Phó chủ nhiệm Y nói, rất đơn giản thôi, em tự giao hẹn với chính mình đi. Ví dụ như, hôm nay mình chỉ nhấp vào biểu tượng ba lần, ngày mai chỉ có thể hai lần, hôm kia chỉ nhấp một lần, sau đó giảm dần, cuối cùng thành một tuần chỉ có thể nhấp một lần vào điểm báo. Nếu như trái với giao ước, mình sẽ phải làm một trăm lần nằm ngửa gập bụng. Nếu như trong vòng một tuần đó, mình đều tuân thủ theo giao ước, thì có thể tự thưởng cho bản thân đi ăn đồ nướng một lần.

Tôi làm theo những lời phó chủ nhiệm Y, sau ba tháng quả nhiên có hiệu quả, hơn nữa hiệu quả này khá nghiêm trọng. Tôi lại mắc phải một chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế khác. Đó là một tuần tôi chỉ có thẻ kiểm tra biểu tượng trên QQ một lần. Cho dù tôi rất muốn xem bức thư đó, nhưng nếu tôi nhấp vào, thì tôi lại cảm thấy “kỷ lục tốt đẹp một tuần” của mình sẽ tan biến, trong lòng rất không thoải mái.

Phó chủ nhiệm Y nói, “chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế” này của em rõ ràng không cần phải làm như vậy, nhưng em vẫn yêu cầu bản thân làm như thế. Nếu như em không làm được thì cũng rất thống khổ, rất khó chịu. Sản sinh hành vi này, mấu chốt nằm ở chỗ “nhận thức” của bản thân đối với việc này quá “tuyệt đối hóa”.

Cách gõ cửa của nhân vật Sheldon Cooper trong bộ phim sitcom Mỹ “The big bang theory” chính là một hành vi có tính chất cưỡng chế. Anh ta mỗi lần gõ cửa đều phải gõ ba cái mỗi nhịp, tổng cộng ba nhịp, tiếng gõ cửa phải nhịp nhàng với tiếng gọi cửa ba lần. Nguồn gốc sản sinh ra loại hành vi này nằm ở chỗ nhận thức của Sheldon Cooper đối với việc này: Anh ta cho rằng hành vi của bản thân phải duy trì theo một thói quen nhất định nào đó. Vì vậy tự bản thân anh ta tạo ra một thói quen như vậy, mặc dù kiểu thói quen này khiến người khác cảm thấy rất quái đản.

Phó chủ nhiệm Y sở trường chữa trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, anh đã gặp đủ kiểu bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế này. Có người mỗi ngày phải rửa tay hai mươi lần, không nhiều hơn cũng không thiếu lần nào, có người lúc đi tiểu sẽ nhìn đồng hồ, đi tiểu phải kéo dài đúng 60 giây, có người khi bước đi nhất định phải đi dọc theo kẽ hở trên mặt đất, nếu như không tìm được khe hở thì người đó sẽ rất khó chịu, còn có người không muốn nhìn thấy nếp nhăn, bất luận là khăn trải giường, rèm cửa sổ hay là quần áo hằng ngày, thấy nếp nhăn nhất định phải đi là cho thẳng.

Nghe phó chủ nhiệm Y kể những trường hợp mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế này mà anh đã gặp phải, đa số trường hợp đều khiến tôi cảm thấy rất khôi hài, nhưng cũng có những trường hợp tương đối đặc biệt, khiến tôi có ấn tượng vô cùng sâu sắc.

Theo như phó chủ nhiệm Y kể, chuyện này xảy ra vào đầu năm 2008, khi đó tôi mới tốt nghiệp còn chưa bắt đầu đi làm. Lúc đó có một vị phu nhân họ Tôn đến tìm phó chủ nhiệm Y xin tư vấn. Bà ấy nói chồng của bà đặc biệt chấp nhất chuyện “lồi” và “lõm” gì đó ở cùng chỗ. Lúc đầu, cái này chỉ là hứng thú lúc rảnh rỗi của ông, nhưng theo thời gian trôi qua, cái tật này của chồng bà càng ngày càng nghiêm trọng, đã nghiêm trọng đến độ ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường.

“Lồi” và “lõm” là hai ký tự rất thần kỳ, có thể nói nó bao hàm toàn diện. Hình dạng chữ “lồi lõm”[2] rất giống với bộ phận sinh dục của nam nữ. Tôi nhớ lúc còn học cấp ba, học sinh nam nữ trong lớp vô cùng mẫn cảm đối với hai từ này. Mỗi lần có bạn đọc diễn cảm bài văn nếu có hai từ lồi lõm, thì mọi người đã số sẽ mang vẻ mặt với nụ cười dâm tà cố ý nhấn giọng hai chữ này, khiến thầy cô dạy văn vô cùng bất đắc dĩ. Nếu nói lớn hơn một chút, “lồi lõm” thực ra cũng có ý “âm dương” ở trong. Chúng ta đều biết, hoa văn Thái cực đồ của Đạo gia đại diện cho âm và dương, âm và dương kết hợp thành một vòng tròn, còn lồi lõm kết hợp lại thành một hình vuông.

[2] Lõm (凹 ) lồi (凸) đọc là Āotú, âm dương (阴阳) đọc Yīnyáng, 2 từ này cùng là 1 âm ngang và 1 âm sắc.

0

Thái cực đồ

0

Chồng của vị Tôn phu nhân kia họ Vượng, là một một thầy giáo Vật lý trung học cơ sở. Theo hình dung của người vợ kia, tính cách của người này giống với nhà toán học thầy Trần Cảnh Nhuận[3] nổi tiếng của nước ta. Ông rất hướng nội, không giỏi giao tiếp, hay tìm kiếm đề tài nghiên cứu, hoàn toàn chìm đắm trong thế giới của bản thân. Đương nhiên, điểm khác biệt với ngài Trần Cảnh Nhuận là chồng của bà Tôn – thầy Vương nghiên cứu hơn phân nửa cuộc đời, cũng không nghiên cứu được cái gì ra trò. Một ngày kia, thầy Vương hứng thú bừng bừng nói cho vợ biết. Vạn vật trên thế giới này đều không tách khỏi lồi lõm, lồi và lõm đem tất cả mọi thứ trên thế giới phân chia làm hai, cho nên vấn đề vốn đơn giản lại trở nên phức tạp. Giống như đàn ông và đàn bà, nếu như lúc đầu kết hợp thành một người thì phiền phức sẽ giảm thiểu đi rất nhiều. Lúc đó thầy Vương nói thao thao bất tuyệt rất lâu, nhưng bà Tôn chỉ là một bà chủ gia đình bình thường, ngoại trừ lo liệu việc nhà và sinh con đẻ cái, còn lại không biết gì cả. Trong mắt của bà, chồng bà vẫn giống như mọi ngày, chỉ là bỗng nhiên phát hiện ra một vấn đề mà bản thân ông cho rằng rất mới mẻ, sau đó sẽ cắm đầu đi nghiên cứu. Nhưng “phát hiện” của ông thông thường chẳng có giá trị nào cả, chí ít, tuyệt đối không thể mang đến tiền tài phú quý cho gia đình. Cho nên, bà chỉ cười khi nghe ông nói xong, chứ không để tâm lắm.

[3] Trần Cảnh Nhuận (1933- 1996): là nhà toán học Trung Quốc, nổi tiếng với định lý Chen.

Sau đó chẳng bao lâu, thầy Vương bắt đầu quan tâm tất cả vật thể lồi và lõm. Ví dụ như đàn ông và đàn bà, lỗ hổng ở ổ cắm nguồn điện và phần nhô lên trên đầu cắm, giày và chân, chén và đũa, ly và muỗng, bút máy và quyển vở vân vân. Có đôi khi, bà Tôn đang đi trên đường với thầy Vương, ông đột nhiên chỉ vào chiếc ô tô với tâm trạng phấn khích tột độ, la lớn: “Bà xem! Bà xem kìa! Lốp xe và chỗ lõm ở thân xe cũng là lồi và lõm!”

Ông dường như không giờ nào khắc nào không chú ý đến các loại tổ hợp vật thể lồi lõm, giống như đang tìm kiếm mảnh ghép đối xứng. Ông nói tổ hợp lồi lõm ở cùng một chỗ, sẽ mang đến năng lượng. Bà Tôn cảm thấy điều này thật quá khó hiểu. Nhưng bà vẫn cho rằng đàn ông đôi khi không khác gì trẻ con. Phụ nữ thời nay chính là sinh trẻ con và sống cùng một ông bố như trẻ con. Vì vậy, bà cũng không để tâm, thuận theo sở thích của ông ấy, tưởng là sự mới lạ này rồi cũng qua mau thôi.

Song sự mê muội của thầy Vương đối với lồi lõm hiển nhiên là càng ngày càng không thể cứu vãn. Ông nói, bà xem miệng người là lõm, bỏ đồ ăn vào là có thể thu được năng lượng, lỗ mũi người là lõm, hít không khí vào là có thể thu được năng lượng, thậm chí lúc vợ chồng ngủ cùng nhau ông cũng nói, bà xem, lồi và lõm kết hợp cùng nhau mới có thể tạo ra sinh mệnh mới! Cái này cũng là một sự sản sinh năng lượng.

Sau đó, ông bắt đầu cố gắng tìm kiếm vật thể lồi lõm để ghép thành cặp, tìm không được thì ông rất buồn rầu.

Có một khoảng thời gian, chén trà, thau, nồi… trong nhà thầy Vương đều được chứa đầy nước, bút nhất định phải cắm vào trong ống đựng bút, giày nếu không mang thì phải nhét giấy báo vào bên trong, đồ điện trong nhà phải cắm vào ổ điện, mặc dù không dùng cũng phải cắm hết vào để đó. Thậm chí, ông yêu cầu sau khi vợ chồng ân ái với nhau cũng không rút cái vật kia ra khỏi người bà Tôn.

Bà Tôn thật sự là chịu không nổi nữa, bà đã cãi nhau với chồng. Bà nói mọi chuyện trong nhà ông đều mặc kệ, bài vở của con mà một người vừa là cha vừa là thầy như ông cũng chẳng hỏi han, trong đầu ông suốt ngày chỉ nghĩ đến những chuyện vô ích này thì làm được gì. Tính cách thầy Vương khá khó chịu, thông thường khi bị chửi ông không nói lời nào, im lặng đi rút bút ra khỏi ống đựng bút, đổ hết nước trong chén bát, thau nồi, hồ cá.

Vốn cho rằng như vậy là đã xong chuyện. Nhưng bà Tôn lại phát hiện, nếu như bút không cắm trong ống đựng bút, trong chén, thau, nồi không chứa đầy nước, trong giày không nhét đầy giấy báo, thầy Vương chỉ cần nhìn thấy những thứ kia thì dáng vẻ không tập trung. Giống như giây nào phút nào ông cũng quan tâm đến những thứ ấy, vì vậy ông ấy không thể nào yên lòng.

Để chồng bà an tâm sống, nên bà Tôn chỉ còn cách thỏa hiệp nhường bước, để mặc ông làm những chuyện nhàm chán này. Thế nhưng vấn đề của thầy Vương càng ngày càng nghiêm trọng. Đến một ngày bà Tôn phát hiện, khi ông nhìn chằm chằm bên ngoài cửa sổ căn nhà, lập tức hiểu ra, cửa sổ cũng là lõm.

0

Lúc đó, tâm lý học trong nước phát triển cũng chưa được bao lâu, đa số người dân gặp vấn đề tâm lý không có thói quen đi tư vấn tâm lý. “Nhà tư vấn tâm lý”, cái chức danh này chẳng khác nào “bác sĩ tâm lý” hay là “bác sĩ khoa thần kinh” cả. Cho nên, nếu một người có vấn đề về tâm lý đi tư vấn, rất nhiều người sẽ cho rằng người ta có “bệnh tâm thần”. Thầy Vương là một giáo viên cấp hai vì tính cách hướng nội quái gở nên trong cơ quan đương nhiên cũng không có nhiều mối quan hệ tốt đẹp, thậm chí ông còn không được học sinh yêu mến.Vậy nên khi bà Tôn đề nghị ông đến tìm chuyên gia xem sao, ông rất kiên quyết từ chối. Ông cho rằng, nếu như ông vì chuyện này đến gặp bác sĩ, thì về mặt công việc sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Mặc dù, chính bản thân ông cũng đã ý thực được mình có điểm “không bình thường”.

Cứ như thế kéo dài thêm một khoảng thời gian nữa, đợi đến khi bà Tôn kéo chồng đi tìm phó chủ nhiệm Y, thì sự cố chấp với “lồi lõm” của chồng bà đã đạt tới mức độ rất đáng sợ. Lúc ở trường, ông không thể nhìn dưới bàn học, ghế không được đút vào, không thể nhìn ngăn bàn trống không, trước sau gì vẫn cảm thấy những vật lõm cần phải được lấp đầy. Nhưng bởi vì ông không thể làm như vậy cho nên ông vô cùng thống khổ, mỗi ngày đều không muốn ra ngoài. Lúc đó thầy Vương đã hơn một tháng không đến trường dạy học. Ông nhốt mình trong phòng, dùng gạch đỏ và xi- măng lấp kín cửa sổ trong phòng. Còn đồ vật trong phòng không đặt bất kỳ thứ nào lồi lõm gồ ghề.

Sau khi phó chủ nhiệm Y nghe miêu tả của bà Tôn xong, cho rằng đây không phải là chứng ám ảnh cưỡng chế thông thường, nên phó chủ nhiệm đề nghị bà Tôn nên đưa thầy Vương đến bệnh viện tâm thần tiếp nhận chữa trị. Một người trở thành như vậy, muốn tiếp tục làm việc khẳng định là không có khả năng. Nếu như không đưa ông đến bệnh viện, e rằng chuyện này có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nữa. Bà Tôn rất không muốn đưa chồng đến bệnh viện tâm thần, nhưng cũng không còn cách nào khác, sau cùng cũng tự mình đưa đi.

Sau khi nhận lời thỉnh cầu lần nữa của bà Tôn, phó chủ nhiệm Y đến bệnh viện tâm thần thăm thầy Vương. Khi đó, thầy Vương ở một mình trong một phòng bệnh không có cửa sổ. Vì ông không thể chịu đựng được vật thể lồi lõm, cho nên trong phòng bệnh không có giường, không có tủ, ngay cả đèn cũng bị tháo đi.

Lúc đó, thầy Vương đang ngồi xếp bằng trên sàn nhà đối mặt với bức tường. Sau khi Phó chủ nhiệm Y vào phòng thì bắt đầu nói chuyện với thầy Vương. Cuộc nói chuyện của hai người được phó chủ nhiệm Y dùng điện thoại ghi âm lại, nội dung như sau:

Phó chủ nhiệm Y nói: “Tôi là Y Phục Tân, làm nghề tư vấn tâm lý. Vợ của anh mời tôi đến đây, hi vọng tôi có thể giúp anh chút gì đó.”

Thầy Vương nói: “Được chứ, nhưng xin anh đừng ngồi đối diện với tôi. Tôi thấy mũi, miệng của anh thì sẽ rất khó chịu.”

Phó chủ nhiệm Y nói tiếp: “Anh ở đây cũng ba tháng rồi, anh thấy thế nào?”

Thầy Vương trả lời: “Không tốt lắm, trong lòng tôi rất khó chịu. Mỗi ngày trôi qua đều sống không dễ chịu.”

Phó chủ nhiệm Y hỏi: “Là điều gì khiến anh khó chịu?”

Thầy Vương đáp: “Lồi lõm.”

Phó chủ nhiệm Y nhìn quanh phòng bệnh liền nói: “Ở đây không có thứ gì lồi lõm.”

Nhưng thầy Vương lại nói: “Có, căn phòng này chính là lõm, tôi là lồi.”

Phó chủ nhiệm Y thăm dò: “Nếu như chúng tôi cho anh ra khỏi căn phòng này, lại dùng gạch và xi-măng lấp đầy căn phòng này, anh sẽ cảm thấy tốt hơn sao?”

Thầy Vương trả lời: “Đúng, nhưng nó không kéo dài, tôi rất nhanh sẽ cảm thấy khó chịu trở lại.”

Phó chủ nhiệm Y lại hỏi: “Thế anh nghĩ phải làm thế nào anh mới cảm thấy thoải mái hoàn toàn?”

Thầy Vương nói: “Không làm được. Trên thế giới này đều là lồi và lõm, dù tôi làm thế nào cũng không thay đổi được sự thật thế giới này chính là lồi lõm không bằng phẳng.”

" u. f0 O% {% I@Copyright of Kitesvn.COM (Do not Copy, pls!!)

@Copyright of Kitesvn.COM (Do not Copy, pls!!)9 O& } g. V7 n4 Q! T# ^7 ~"

Phó chủ nhiệm Y lại hỏi: “Tôi nghe vợ anh nói, anh cho rằng chỉ có để lồi và lõm kết hợp lại với nhau mới có thể đạt được năng lượng.”

Thầy Vương nói: “Đúng vậy, nhưng đấy không phải là “tôi cho rằng”, mà trên thực tế đây là sự thật đã được lý luận và thực tiễn chứng minh. Nếu như anh quan sát tỉ mỉ thì sẽ thấy tất cả năng lượng được sản sinh đều là từ sự kết hợp giữa lồi và lõm. Ví dụ như là ion âm dương kết hợp, sản sinh ra điện năng, hay là kết hợp lực chính và phụ, vật thể có thể duy trì chuyển động liên tục, đàn ông và đàn bà kết hợp, sản sinh ra sinh mệnh mới. Trên thế giới này, năng lượng được bảo toàn, nhưng vì các lý do nào đó, chúng bị phân chia ra, biến thành lồi lõm, chính phụ. Chính vì chúng bị tách ra, cho nên mới tạo ra một loạt sự mất cân bằng.”

Phó chủ nhiệm Y nói: “Là trạng thái mất cân bằng này khiến anh cảm thấy khó chịu, hay là anh không thể thay đổi trạng thái tự nhiên này cho nên anh cảm thấy khó chịu.”

Thầy Vương nói: “Cả hai.”

Phó chủ nhiệm Y hỏi: “Anh cho rằng, bản thân mình phải đối chọi với trạng thái tự nhiên này, mà không thể thích ứng để sống trong loại trạng thái mất cân bằng này đúng không?”

Thầy Vương nói: “Hành vi của tôi, người bình thường sẽ cảm thấy rất kỳ quái. Trên thực tế, mỗi người, mỗi sinh vật, thậm chí mỗi một ion, phân tử đều đối kháng trạng thái này xuất phát từ bản năng. Chúng ta đã cố gắng kết hợp sự không cân bằng, nhưng loại kết hợp này không bền vững, sẽ bị tan rã. Mãi cho đến khi chúng ta tìm được sự kết hợp cân bằng mới có thể ổn định và bền lâu. Lấy một ví dụ đơn giản khác, khi anh còn bé nếu thấy một cái lỗ trên tường có độ rộng bằng một ngón tay, anh sẽ rất tự nhiên mà đút ngón tay vào đó, đúng không? Mỗi người có bản năng như vậy. Sau khi con người trưởng thành, đàn ông và đàn bà đã đi tìm kiếm vợ chồng thích hợp để sinh sôi nảy nở, đúng là cần có tình yêu, nhưng bản chất của sự kết hợp này chính là chống lại sự không cân bằng.”

Sau khi những lời này được nói xong, phó chủ nhiệm Y đưa cho thầy Vương ở sau lưng mình một bộ xếp gỗ được mang theo đến bệnh viện. Trong bộ xếp gỗ này có rất nhiều hình dạng khác nhau. Chẳng hạn như miếng gỗ nửa vòng tròn, có một miếng nửa vòng tròn tương ứng khác, có miếng gỗ hình lồi thì cũng sẽ có miếng gỗ hình lõm tương ứng.

Lúc thầy Vương nhận được bộ xếp gỗ, liền rất nhanh đem hơn hai mươi khối gỗ xếp lại thành hình.

Phó chủ nhiệm Y hỏi: “Như vậy anh sẽ cảm thấy thoải mái hơn một chút sao?”

Thầy Vương nói đúng vậy, sau khi những khối gỗ này được ghép lại thành một khối, trong lòng ông cảm thấy tốt hơn rất nhiều.

Vì vậy phó chủ nhiệm Y nói với ông, “Anh thử cố gắng đừng chú ý đến những sự vật xung quanh anh, đem lực chú ý của anh đặt lên trên bộ xếp gỗ này. Sau vài ngày tôi sẽ trở lại thăm anh.”

Vài ngày sau, phó chủ nhiệm Y lại mang theo một bộ đồ chơi xếp hình bằng nhựa đến thăm thầy Vương. Bộ đồ chơi lần này không giống với lần trước. Bộ xếp hình nhựa này chính là loại một đầu có viên tròn lồi lên, một đầu khác lại có một vết lõm tròn dùng để ghép hai mảnh lại với nhau.

Lúc nhận được bộ đồ chơi này, thầy Vương càng lo lắng hơn so với khi nhận được bộ xếp gỗ lần trước. Ông không nói một câu, dùng tốc độ rất nhanh để ghép hai đầu lồi lõm của đồ chơi lại với nhau. Bộ đồ chơi kia có đúng một trăm miếng. Sau khi Thầy Vương loay hoay tìm, ghép lại bộ đồ chơi hơn hai mươi phút, mới phát hiện hai đầu còn thiếu một chút, một đầu cuối cùng là một chấm lồi, một đầu khác lại là lõm xuống. Vì vậy ông liền hỏi phó chủ nhiệm Y:

“Cái này còn nữa không? Hai đầu còn chưa hợp lại hoàn chỉnh.”

Sau một tuần, phó chủ nhiệm Y lại đưa cho thầy Vương mấy trăm miếng đồ chơi xếp hình. Thầy Vương nói với phó chủ Nhiệm, mấy ngày qua ông bị dày vò rất nhiều. Ông đã ghép bộ đồ chơi lần trước xong, lại gỡ ra rồi lại ghép vào vô số lần, nhưng sau cùng hai đầu luôn luôn thiếu mấy miếng.

Lúc nhận được những miếng đồ chơi xếp hình mà phó chủ nhiệm Y đưa tới lần thứ hai, thầy Vương rất vui. Ông dành hơn một tiếng đồng hồ để ghép tất cả các miếng lại với nhau. Nhưng phát hiện, nó vẫn thiếu mấy miếng, một đầu vẫn lồi ra, đầu kia vẫn lõm vào.

" _* ]% Z& f$ @% r@Copyright of Kitesvn.COM (Do not Copy, pls!!)

@Copyright of Kitesvn.COM (Do not Copy, pls!!)! q3 [0 a0 r8 |; B A0 I"

Vậy nên ông hỏi phó chủ nhiệm Y, “Còn nữa không?”

Phó chủ nhiệm Y nói, “Còn. Số lượng rất nhiều, đều để ở nhà tôi. Tôi gần đây tương đối bận, có khả năng phải tháng sau mới có thể quay lại thăm anh được. Anh cứ chơi với mấy miếng này trước, ở đây cũng hai ba trăm miếng, xem như tiêu hao chút thời gian cũng được.”

Từ đó về sau, phó chủ nhiệm Y cách một tháng lại đến thăm thầy Vương một lần, mỗi lần đến đều mang theo những miếng đồ chơi xếp hình cho ông. Nhưng mọi người đều biết mà, loại đồ chơi xếp hình này luôn luôn vừa lồi vừa lõm.

Phó chủ nhiệm Y nói, khoảng chừng qua nửa năm, thầy Vương được xuất viện về nhà. Cuộc sống hiện tại cơ bản đều theo quỹ đạo bình thường. Ông không còn xây kín cửa sổ nhà mình, cũng có thể chấp nhận những đồ vật lồi lõm đủ loại trong cuộc sống hằng ngày. Và món đồ chơi xếp hình đó trở thành món đồ không rời tay mỗi khi ông rảnh rỗi.

Trường hợp này cũng không kinh khủng lắm, nghe qua còn có chút buồn cười. Sau khi nghe chủ nhiệm Y kể xong, tôi tưởng tượng ra dáng dấp một ông chú trung niên tay cầm những miếng đồ chơi xếp hình. Bộ đồ chơi đó tôi cũng hay chơi đùa khi còn bé, hơn nữa tôi rất không thích thứ đồ chơi này. Bởi vì, bất luận tôi ghép nó ra hình dạng gì, nó luôn luôn có một đầu lồi lên và một đầu khác lõm xuống. Cho nên tôi nghĩ giống như thầy Vương nói, rất có thể trong xương cốt của mỗi chúng ta đều có bản tính theo đuổi sự hoàn chỉnh nguyên vẹn. Nhưng mà, loại bản tính này, có lẽ mờ nhạt một chút mới tốt, nếu như cứ đào sâu, thì thế giới này khó lòng mà dung túng chúng ta rồi.