Quan Khí​

Chương 179: Vấn đề ở trạm phát điện




- Phó chủ tịch Vương, người dân xã Đại Sơn làm loạn.

Đoạn Văn Lượng gọi điện tới cho Vương Trạch Vinh.

Vương Trạch Vinh nghe thấy thế liền hốt hoảng, vội vàng nói:

- Rốt cuộc xảy ra chuyện gì?

Đoạn Văn Lượng nói:

- Tôi vừa nhận được điện thoại ở xã Đại Sơn, nói là thôn dân vì tiền bồi thường trạm phát điện nên đã báo lên cấp trên nhiều lần không có kết quả. Lần này có mấy trăm người vây quanh trước trụ sở xã yêu cầu có câu trả lời.

Vương Trạch Vinh vừa bỏ máy xuống thì Trương Thuận Tường đã gọi tới:

- Trạch Vinh, thôn dân xã Đại Sơn gây chuyện. Anh mau đến xã Đại Sơn.

Chủ tịch xã Đại Sơn – Nghiêm Hà Tổ là người của Trương Thuận Tường, có lẽ trước đó Nghiêm Hà Tổ đã gọi điện cho Trương Thuận Tường.

- Được, tôi lập tức tới.

Vương Trạch Vinh nghe thấy có mấy trăm người gây láo loạn nên hắn cũng lo lắng.

Xe mới chạy được một đoạn thì Trịnh Chí Minh gọi điện tới:

- Trạch Vinh, cậu đã đến xã Đại Sơn chưa?

Vương Trạch Vinh vội vàng nói:

- Tôi đang trên đường tới xã Đại Sơn.

Trịnh Chí Minh nói:

- Nghe nói rất đông người, cậu đến nơi thì tìm hiểu tình hình, chúng tôi lập tức đến ngay.

Xã Đại Sơn là xã có tài nguyên giàu nhất huyện Khai Hà. Nơi này có rất nhiều núi lớn, sông nhỏ cũng nhiều nên thích hợp xây dựng trạm phát điện. Trạm phát điện Tiểu Nhiễu Sơn chính là một trạm tầm trung. Người dân gây náo loạn chủ yếu nhằm vào việc bồi thường thu hồi đất.

Bởi vì xây dựng trạm phát điện cần tài chính khá lớn, rất nhiều người thầm đoán trong này có vấn đề. Vương Trạch Vinh lần trước nghe Mạc Đại Bưu nhắc trạm phát điện này tồn tại vấn đề, bây giờ nghe có chuyện nên hắn đoán việc này rất có thể quan hệ đến đó.

Xe chạy được nửa đường thì Vương Trạch Vinh gọi điện cho bí thư đảng ủy xã Đại Sơn – Dư Chiêm Quang. Qua điện thoại, Vương Trạch Vinh có thể nghe thấy tiếng ồn ào:

- Lão Dư, tình hình bây giờ như thế nào?

Vương Trạch Vinh vội vàng hỏi.

Nhiều thôn dân đến gây chuyện như vậy đúng là việc lớn, chẳng may có ai mất mạng thì xong.

- Phó chủ tịch Vương, bây giờ thôn dân càng lúc càng nhiều, tâm trạng mọi người rất kích động nói là muốn tiến hành nói chuyện với lãnh đạo huyện.

Dư Chiêm Quang lo lắng nói.

Vương Trạch Vinh nói:

- Làm tốt công tác thuyết phục, cố gắng không thể để tình hình mở rộng. Tôi sẽ tới ngay.

Vương Trạch Vinh dập máy rồi ngồi đó mà suy nghĩ.

Trng huyện tại sao lại mãi không trả tiền bồi thường đất, chẳng lẽ trong này đúng là có vấn đề như quần chúng nhân dân nói.

Xe vừa lên đến sườn đồi, Vương Trạch Vinh thấy ở cửa chính quyền xã đã có đầy quần chúng nhân dân. Từ xa nhìn lại thì thấy Dư Chiêm Quang và Nghiêm Hà Tổ đang đứng trên bậc thang lớn tiếng giải thích. Quần chúng nhân dân đang đẩy đi đẩy lại bọn họ.

Xe dừng lại ở bên ngoài, Vương Trạch Vinh từ trên xe đi tới. Dư Chiêm Quang từ xa đã thấy Vương Trạch Vinh liền vội vàng nói:

- Mọi người đừng làm ồn nữa. Lãnh đạo huyện tới, có tình huống gì thì xin phản ánh với lãnh đạo.

Nghe thấy Dư Chiêm Quang nói như vậy, thôn dân lập tức vây lấy Vương Trạch Vinh. Đủ loại tiếng mắng liền nhằm vào Vương Trạch Vinh. Có một bà lão còn muốn tiến lên túm áo Vương Trạch Vinh.

Vương Trạch Vinh tìm được một chỗ tương đối cao rồi lớn tiếng nói:

- Tôi là phó chủ tịch huyện Vương Trạch Vinh, mọi người không nên làm loạn. Xin chọn mấy người đại biểu đến phòng hội nghị nói chuyện. Ầm ĩ như vậy thì tôi không thể nghe rõ mọi người nói gì. Mọi người phải tin vào chính quyền, chỉ cần là yêu cầu hợp lý thì nhất định có câu trả lời thuyết phục cho mọi người.

Biết người trẻ tuổi này là Vương Trạch Vinh, không ít quần chúng nhân dân biết tên hắn, cũng biết quyền thế của Vương Trạch Vinh trong huyện. Không ít người cũng không muốn nghe lời Vương Trạch Vinh nói liền vây chặt hắn. Một bà mắng:

- Bây giờ đều là quan lại giúp nhau, để hắn ta ở đây nói rõ với mọi người.

Bà ta vừa nói như vậy khiến mọi người liền ồn ào. Thấy thế, Vương Trạch Vinh nói:

- Mọi người đến đây để giải quyết vấn đề hay là để gây chuyện. Chẳng lẽ không dám phái vài người ra phản ánh vấn đề sao?

Vương Trạch Vinh nói xong liền nhảy xuống bậc thang đi đến phòng họp của xã.

Thấy Vương Trạch Vinh đi nhanh về trước, một quần chúng nhân dân nói:

- Nghe hắn nói đi, chọn vài người đi vào.

Mọi người từ từ tránh sang nhường đường, Vương Trạch Vinh đi vào phòng họp.

Dư Chiêm Quang và Nghiêm Hà Tổ cũng theo sát phía sau.

Không lâu sau đã có mười đại biểu đi vào. Vương Trạch Vinh ngồi trên ghế rồi nói:

- Mấy người nói rõ tình hình đi.

Dù sao cũng là vào phòng họp của chính quyền nên tâm trạng mấy người này khá bị áp lực.

Một thanh niên nói:

- Bây giờ trạm phát điện đã bắt đầu có điện nhưng mãi không trả tiền bồi thường đất cho chúng tôi. Phó chủ tịch Vương, ngài biết đó. Nông dân nếu không còn đất thì có khác nào không còn chén cơm, như vậy sao sống được nữa.

Một ông lão kích động nói:

- Việc này chúng tôi đã phản ánh nhiều lần nhưng toàn bị đùn đẩy. Lần nầy cho dù chết cũng phải nhờ các quan lớn có câu trả lời thuyết phục.

Vương Trạch Vinh ngồi đó nghe tình hình, hắn thế mới biết vì xây dựng trạm phát điện khiến cho hơn 300 nhà bị lấy đất, sau đó xã Đại Sơn xây dựng Hợp tác xã, 300 hộ dân này lục tục đến khu tập thể. Nhưng tiền bồi thường mãi chưa trả. Bây giờ chia ra mỗi nhà chỉ được từ 5000 đến 10 ngàn tệ mà thôi. Mà quan trọng nhất đó chính là thôn dân mất đất nên không trồng trọt được, vì thế lâm vào khó khăn.

Nghe thôn dân nói, Vương Trạch Vinh coi như đoán được trong huyện nhất định có vấn đề. Theo lý thuyết thì lúc ấy giữa huyện và nhà đầu tư đã có biên bản, đầu tiên do Ủy ban huyện trả cho thôn dân một khoản tiền bồi thường, khi trạm phát điện xây xong thì nhà đầu tư phải trả hết số tiền còn lại. Nhưng vì sao huyện vẫn kéo dài không trả tiền cho thôn dân?

Mặc dù Vương Trạch Vinh không biết nguyên nhân nhưng vì có thể giúp thôn dân có thu nhập ổn định nên hắn có một suy nghĩ. Đó chính là nếu thôn dân không có nguồn thu nhập, bây giờ đổi tiền bồi thường thành cổ phần trạm phát điện, có lẽ như vậy sẽ giải quyết được vấn đề.

Vương Trạch Vinh thật không ngờ chính là Trịnh Chí Minh đến nhanh như vậy. Hắn vừa nghe được một chút thì Trịnh Chí Minh đã tới.

Đối với trạm phát điện Tiểu Nhiễu Sơn, Trịnh Chí Minh vẫn lo lắng trong lòng. Vợ hắn lấy danh nghĩa một người họ hàng trong nhà mà kiếm cổ phần của trạm phát điện. Trước kia Cố Hồng Quân làm bí thư nên khó có thể giải quyết vấn đề này. Bây giờ hắn làm bí thư nên giải quyết việc này không khó. Hắn vốn nghĩ sau khi lên chức sẽ giải quyết một chút vấn đề bồi thường cho thôn dân. Nhưng chuyện cứ kéo dài đến khi xảy ra chuyện này.

Trịnh Chí Minh hiểu rõ tình hình nên vừa vào đã nói:

- Việc này Huyện ủy đã sớm nghiên cứu. Tôi nói với mọi người, trong vòng một tuần nhất định có cách giải quyết thỏa đáng. Nếu như không giải quyết được thì mọi người cứ đến tìm Trịnh Chí Minh tôi.

Mười đại biểu bàn bạc một chút và thấy Trịnh Chí Minh là Bí thư huyện ủy, lời hắn nói là có thể tin. Một lão già nói:

- Được, lần này chúng tôi nghe Bí thư Trịnh. Một tuần sau nếu không có câu trả lời thuyết phục thì chúng tôi kéo lên Huyện ủy.

Nhìn thôn dân lục tục rời đi, Trịnh Chí Minh nói với Vương Trạch Vinh:

- Trạch Vinh, việc này phải mau chóng đưa ra biện pháp mới được.

Vương Trạch Vinh nói:

- Theo quy định, tiền bồi thường cho thôn dân sẽ do chính quyền trả một phần trước, sau đó trạm phát điện sẽ trả nốt. Bây giờ trạm phát điện đã đưa vào hoạt động, tiền lãi cũng đã có, nếu Ủy ban huyện không có tiền sao không làm cho nhà đầu tư bỏ ra một khoản tiền mà trả?

Trịnh Chí Minh nói:

- Việc này tôi cũng biết một ít. Nhà đầu tư là người trong tỉnh, nghe nói có chút chỗ dựa. Bọn họ bây giờ khá khó khăn về kinh tế nên lập tức bỏ ra món tiền lớn như vậy thì hơi khó. Nếu không được thì trên huyện trích một phần ra trả cho thôn dân trước.

Hai người đều biết đối phương đại biểu một đám người, chỉ cần đối phương đồng ý ý kiến của mình là việc này giải quyết xong.

Nghĩ đến cuộc sống của thôn dân, Vương Trạch Vinh nói:

- Bí thư Trịnh, tôi có một ý thế này. Nếu nhà đầu tư không có đủ tiền mà do huyện trả, sau này nhà đầu tư cũng không trả được thì đó là khoản nợ lớn đối với tài chính huyện Khai Hà. Sao không chuyển tiền bồi thường của thôn dân thành cổ phần trạm phát điện. Cứ như vậy thôn dân cũng sẽ có thu nhập.

Trịnh Chí Minh nghe vậy liền biết Vương Trạch Vinh không chủ trương dùng tiền trong huyện để trả. Hắn nhíu mày nói:

- Việc này tôi phải bàn với nhà đầu tư đã.

Trịnh Chí Minh cũng bắt đầu lo lắng không biết Vương Trạch Vinh có định làm chuyện gì nhân việc này không?

Theo biên bản đã ký thì khoản tiền ban đầu do Ủy ban huyện bỏ ra, sau đó nhà đầu tư trả hết tiền cho Ủy ban huyện. Bởi vì bây giờ nhà đầu tư mãi không trả khoản tiền này cho Ủy ban huyện, cho nên theo biên bản thì Ủy ban huyện có thể tiến hành thay đổi phương pháp đầu tư.

Vương Trạch Vinh làm như vậy chỉ có một mục đích đó là ổn định thu nhập của thôn dân. Ngoài ra hắn còn một mục đích đó là mượn việc này xem trong đó có tồn tại vấn đề gì không?

Lần trước điều Mạc Đại Bưu nói, Vương Trạch Vinh vẫn nhớ. Một thôn dân tên Đinh Đại Tổ bởi vì chuyện trạm phát điện Tiểu Nhiễu Sơn nên bị Tần Nhị Cẩu đánh gãy hai chân. Nếu như không làm rõ chuyện này, Vương Trạch Vinh rất khó chuuj trong lòng. Theo Vương Trạch Vinh biết, Tần Nhị Cẩu cũng bị bắt theo Giang Đào. Mặc dù Đinh Đại Tổ đã được bồi thường nhưng Vương Trạch Vinh vẫn cảm thấy trạm phát điện này có tồn tại chỗ đen tối.