Thiên Tống

Chương 103-1: Xong chuyện (1)




Nhị Tống báo đưa tin rất tỉ mỉ, căn bản không cần Âu Dương phải báo cáo, nàng có thể thấy rất rõ những tình tiết diễn ra trong đợt võ cử ở Dương Bình. Trong Hoàng Gia báo còn có những bài bình luận đặc biệt, phỏng vấn một vài bách tính ở Dương Bình và Đông Kinh, để bọn họ nói ra cách nghĩ của mình với những gì mà các vị tướng lĩnh này thể hiện. Sau đó còn có lời bình của một vài vị tướng lĩnh có thâm niên về tình hình chiến trận.

Quan văn sát Ngự Sử kiêm quyền thị Ngự Sử ở trong điện - Lí Cương lại dâng thư khẳng định lợi ích của võ cử lần này, đồng thời tỏ ý xin phép cho các võ cử sau này đều tiến hành mô phỏng theo tình hình chiến trận. Ngoài ra, Lí Cương cũng hết sức sùng bái Hàn Thế Trung

Hai mươi ngày võ cử cuối cùng đã tới hồi hạ màn, hơn hai mươi cử tử và các quan chủ khảo tụ hợp ở Đông Kinh. Triệu Ngọc cũng khá có chừng mực, cho tiến hành nghị sự liên quan đến khoa cử trước, để những người tham gia võ cử chờ đợi, sau khi kết thúc được vài ngày mới tuyên mọi người lên điện.

Triệu Ngọc nói:

"Các vị tướng quân, hôm nay không phải là cuộc nghị sự, tục ngữ nói: Văn chương thì chẳng có ai dám xưng ta là đệ nhất. Nhưng mỗi võ phái hay mỗi người luyện võ đều có điểm độc đáo để có thể tự hào. Nhưng hôm nay trẫm vẫn muốn xem các khanh có thể đề cử ra cái nào là quan trọng nhất hay không?

Ai muốn nói trước".

Triệu Ngọc chờ một hồi lâu, thấy không có ai dám tiếp lời của mình, liền gọi đích danh:

"Âu Dương, phần lớn mọi chuyện ở bên này đều do khanh phụ trách, khanh xem, ai ở trên thì được?"

"Thưa bệ hạ, kỳ thực biểu hiện của mọi người đều rất xuất sắc, nếu đã là xuất sắc, thì cần phải xem ai làm tốt hơn, ai làm tệ hơn. Lưu Hạo tướng quân trước kia lập được đại công dễ dàng, nhưng sau đó bởi vì khinh địch mà phải chịu tổn thất lớn. Trướng Tuấn tướng quân tuy ngày trước ở trong thế bị động, nhưng lại vô cùng kiên định. Điều mà Lưu Quang Thế tướng quân khiến thần kính phục nhất chính là việc tướng quân có thể nhượng quyền xuất binh, hợp binh trên dưới chung sức chung lòng. Về phần Hàn Thế Trung tướng quân, vi thần không biết nên nói như thế nào mới phải."

Ai cũng biết Trạng Nguyên, bảng nhãn, thám hoa của cuộc thi võ sẽ xuất hiện trong số bốn người này. Tuy rằng các tướng lĩnh ở phía sau cũng có biểu hiện tốt, nhưng chỉ có thể nói là khả khuyên khả điểm, không hề có chút điểm sáng nào. Kết quả từ cuộc khảo sát trong dân gian của Hoàng Gia báo cũng cho thấy, năm phần chín bách tính là bỏ phiếu cho bốn người này.

Hàn Thế Trung nói:

"Bẩm bệ hạ, điều mạt tướng tiếc nuối nhất là không thể cùng với Lưu Hạo tướng quân so tài một trận. Lưu Hạo có rất nhiều kế hay, nhưng sau đó bởi vì tuổi trẻ nông nổi mà dẫn đến thất bại. Nếu như bỏ qua thất bại lần này, lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh, thì vài trận chiến có thể xem như hoàn mỹ."

Triệu Ngọc cười và nói:

"Thất bại chính là thất bại. Lưu Hạo, bản thân khanh thấy thế nào?"

"Bẩm bệ hạ, từ nhỏ mạt tướng đã bị gia phụ trách phạt vì tính kiêu căng tự mãn, nhưng mạt tướng lại chẳng may may để ở trong lòng. Trận chiến lần này khiến mạt tướng khắc cốt minh tâm. Thất bại của mạt tướng nặng nề hơn nhiều so với ba vị tướng quân còn lại. Ngày hôm nay chỉ thống lĩnh trăm quân, nếu như thống lĩnh mười vạn quân, thì mạt tướng có lẽ đã trở thành tội nhân thiên cổ."

"Bản thân khanh hiểu rõ là tốt rồi."

Triệu Ngọc hướng về phía hai người còn lại và nói:

"Các khanh cũng nói lên ý kiến của mình đi."

Trương Tuấn nói:

"Là tướng bại trận, không xứng với thịnh tình của bệ hạ, mạt tướng không có gì để nói."

Lưu Quang Thế:

"Mạt tướng chưa phục tùng quân lệnh chiếm hạ cửa Đông, là mạt tướng thất trách."

"Các khanh nói xem?"

Triệu Ngọc hỏi mọi người, sau đó nói tiếp:

"Bốn người họ đều rất khiêm tốn, vậy thì phải phiền các khanh mở lời rồi."

Một vị võ cử nói:

"Hàn tướng quân hành động như gió, giữ thành vững như núi, không hấp tấp, nóng nảy. Mạt tướng vô cùng khâm phục."

Các võ cử liên quan đều đã nói ra cách nhìn của mình. Có thể nói Hàn Thế Trung nhận được số phiếu bình chọn cao nhất, tiếp theo đó là Lưu Quang Thế và Trương Tuấn. Lưu Kỵ vì để nảy sinh tổn thất nghiêm trọng không nên có của một người cầm binh, nên cho dù là tướng thắng trận vẫn phải chịu thứ hạng thấp nhất trong số bốn tướng lĩnh. Triệu Ngọc gật đầu, ngay tại điện phong Hàn Thế Trung làm Trạng Nguyên, ban thưởng quan lãng vệ đại phu, tạm thời giữ chức Đổ Tổng Quản của đường Tần Phượng, có thể chọn ra bốn vị tướng trong số những tướng thắng trận của cuộc tướng cử cùng đi nhậm chức. Đường Tần Phượng là tuyến phòng thủ trọng yếu giữa nước Tống với biên giới Tây Hạ. Tuy rằng xung đột giữa nước Tống với biên giới Tây Hạ ngày nay khá ít, nhưng vì Hàn Thế Trung là người có kinh nghiệm, lại thêm việc nguyên Đô Tổng Quản của đường Tần Phượng vì tuổi cao sức yếu nên đã dâng tấu chương cáo lão về quê, chỗ này vừa hay lại đang khuyết, bèn cử Hàn Thế Trung đến đó làm việc.

Hai tuyến đường phía Đông, Tây của tỉnh Hà Bắc là tuyến đường trọng yếu nhất ở vùng biên giới, tiếp đó là đường Vĩnh Hưng Quân. Còn đường Tần Phượng tuy không tiếp giáp với Liêu Quốc nhưng phía Tây lại giáp với dân tộc Thổ Phiên, phía Bắc giáp với Tây Hạ, cho nên cũng được xem là tuyến đường quân sự trọng yếu.

Lưu Quang Thế là bảng nhãn, Triệu Ngọc có thể nhìn ra tính khí của người này không tồi, hơn nữa lòng dạ, ý chí cũng có chừng mực, giữ chức Quan Sát Sứ của đường phía Tây tỉnh Hà Bắc, quan vi Đức Châu phòng ngự sử.

Trương Tuấn là thám hoa, giữ chức Đô Ước Giám, Tề Phi thứ sử.

Những người khác đều đã có chức quan cả, về phần Lưu Hạo thì có chút điểm ngoài ý muốn. Hắn được cử đến làm tướng chỉ huy quân Hà Bắc Tây. Tuy chỉ là hàng thất phẩm, nhưng lại chỉ huy đội ngũ binh sĩ ở doanh trại mạnh nhất Đại Tống. Ngoại trừ Hàn Thế Trung ra, Lưu Quang Thế và Trương Tuấn cũng chỉ có thể xem như là phó thủ, còn Lưu Kỵ tuy chỉ là tướng dưới quyền nhưng lại có trong tay cả vạn binh mã chính thống. Trên bề mặt hắn chỉ là một quản hạt, nhưng vạn binh sĩ này đều do hắn phụ trách huấn luyện, xuất binh.

Khi mọi người còn đang rất tò mò là tại sao không có ai được giữ lại làm việc trong Xu Mật Viện thì Triệu Ngọc liền lên tiếng hỏi Âu Dương:

Lần võ cử này, khanh đã có rất nhiều biểu hiện xuất sắc của một quan đại thần, khanh muốn tiếp tục công việc viết báo, hay là đến Xu Mật Viện? Nói vậy thôi chứ khanh vẫn nên tiếp tục làm tri huyện, chức quan của khanh không thể tăng lên được."

"Bẩm bệ hạ, vi thần muốn đề cử một người, phó chủ khảo Trương Huyền Minh đối với việc quân quả thật rất có tâm. Lần võ cử này vi thân quan tâm không được tới nơi tới chốn, mọi sự đều nhờ có phó chủ khảo Trương đề ra kế sách không chút vụ lợi, không tham công, cũng không cao ngạo.

"Cái này..."

Triệu Ngọc mở miệng nói với dáng vẻ khó xử:

"Quy định của tổ tiên là không qua thi cử thì không thể làm quan, cho dù là Cao Thái Úy Cao Cầu của tiền triều thì trên người khanh ấy cũng có quân công.