Thiên Tống

Chương 139-2: Phóng viên đặt riêng ở Tây Hạ (2)




Hiệp hội buôn bán Dương Bình có ý muốn phát triển ở Tây Hạ, mở ra con đường và các hạng mục có thể phát triển, do Tô Thiên tổng kết lại rồi thương lượng với Âu Dương. Chủ yếu có hai loại tình huống, một là xoay quanh 2 ngành lớn là ngành trồng trọt và thuộc da, hai là lấy biên cảnh làm sân, là nơi sản xuất mua bán giữa Bắc Tống và Liêu. Về phần thị trường bán lẻ, tiệm ăn... thì hứng thú xây dựng không đủ, mọi người tỏ vẻ không có hứng thú muốn làm những cái này. Sản xuất bên này không có tính chất kết phường, bởi vì xung quanh không có thương nhân có thực lực. Nhưng lợi ích cũng rõ ràng, giao thông ngắn, tài nguyên nhân lực giá rẻ, thuế chiếm lĩnh khu thấp. Nơi này một khi thịnh vượng sẽ bao trùm phủ Thái Nguyên, phủ Chân Định thậm chí là hai đường quân nhu. Đơn giản mà nói một khối gạch nếu như từ Dương Bình kéo đến biên giới Liêu, giá cả phí tổn các loại khoảng ba đồng. Mà ở biên thành, nhân lực giá rẻ, đất đai đầy đủ, thuế rẻ, lộ trình khá gần, kéo đến biên giới Liêu phí tổn chỉ có khoảng một đồng. Cho dù là từ biên thành về ngược lại Dương Bình, phí tổn cũng chỉ là hai đồng.

Đương nhiên nếu ngươi muốn xây sân bãi ở phủ Chân Định thì cách Liêu còn gần hơn, nhưng ngoại trừ chênh lệch giá ra, các nhân tố khác kém đi rất nhiều, hơn nữa nếu không có cổ phần với dân bản xứ thì phiền toái cũng nhiều hơn.

Sau ngày tết, những chuyện này liền được lên trình tự. Còn chưa quá Nguyên tiêu, khoảng mùng mười Tô Thiên đã được bổ nhiệm làm CEO đại lý, cùng với Âu Dương đi lên bắc, bọn cổ đông tạm thời không đi theo, Tô Thiên sau khi được cho phép, nhanh nhẹn đem theo hiện kim do những cổ đông này gửi gắm. Đi theo còn có hai mươi tên nha dịch, những nha dịch này đa số là từ công tác văn phòng mà ra, để cho bọn họ đi theo không phải là đi giết địch, mà là kiêm chức ghi chép sổ sách tính toán, chiêu mộ nhân thủ...

...

Đến Đông Kinh, dựa theo thánh chỉ điều ba trăm cấm quân làm vệ đội giám quân, mà còn vệ đội trưởng là nội vệ bên cạnh Triệu Ngọc, nhậm chức Chỉ Huy Sứ doanh cấm quân ở Đông Kinh, gọi là Chu Đạt, là người quen của Âu Dương. Làm đặc phái viên có thể không cần phô trương, nhưng làm giám quân không thể không phô trương. Hơn nữa còn có lệnh nếu Âu Dương tử vong không bình thường, tất cả mọi người ở vệ đội có thể sẽ phải chôn cùng. Điều này ở trong quân đội ai cũng biết. Thân binh tướng lĩnh sau khi tướng lĩnh tử vong nếu như có thể đoạt lại xác thì tội giảm một bậc, nếu như không được thì đều phải chịu xử tử.

Chu Đạt không đến ba mươi, nhưng trời sinh tính tình rộng rãi, lần này đối với hắn mà nói là chuyện tốt. Hắn cũng không tin Âu Dương không có chuyện gì lại chạy đến trận địa địch. Dựa theo tục lệ, Âu Dương như vậy sẽ cách chiến trường không ít hơn một trăm dặm. Đến lúc đó cho dù Âu Dương muốn lừng lẫy, chỉ cần ra lệnh một tiếng, trói lại trốn chạy một chút vấn đề cũng không có. Đương nhiên thân là vệ đội còn có hai chức trách, ghi chép động thái chân thật ở chiến trường. Còn đóng vai trò làm giám quân giám thị quân đội.

Âu Dương vẫn đang cảm thán, thân làm một quan bát phẩm, xưa nay chỉ lãnh đạo Triển Minh là được rồi, bây giờ còn lãnh đạo tướng lãnh quân sự thực quyền đi lên kinh thành. So với nước Liêu bên kia, vẫn là Đại Tống khá là thực quyền hơn. Liêu bên kia đều là mây bay, có quan không có chức.

Sau khi đến phủ Hà Gian trên quân lộ Vĩnh Hưng thì bắt đầu đi vòng, phủ Hà Gian này tiến thẳng tới nước Liêu, quan đạo rất là dễ đi, mà vòng đến Tần Phượng Lộ thì lại không dễ nữa rồi. Bởi vì thời gian ngắn thường xuyên vận chuyển vật tư, binh mã, còn đường này vốn dĩ có chút vật dụng rơi rớt, giờ đây thì lại càng thêm nhiều. Có điều dưới thời đại vũ khí lạnh nhân lực thắng thiên, bộ đội không có cơ giới hóa, có súc vật có nhân lực, ngoại trừ đi đường không thoải mái, trừ phi mưa to, nếu không vận chuyển vẫn có thể bảo đảm. Hơn nữa phủ Kinh Triệu năm trước đã phái người bắt đầu tu bổ quan đạo này, gia cố cầu cống. Hơn nữa mà nói, chiến tranh lại không phải chuyện một nhà một hộ, không động thì thôi, vừa động đã là đông đảo.

Vừa vào xuân, nhiệt độ không cao. Âu Dương phỏng chừng cũng chỉ có khoảng ba bốn độ, do vì cỡi ngựa, cho nên nhiệt độ cũng không hạ quá nhanh. Chu Đạt ở bên giới thiệu nói:

" Tần Phượng Lộ là nơi lạnh khủng khiếp nhất ở trong Đại Tống. Quân đội quy mô lớn vật tư vận chuyện đều rắc rối. Cùng Tây Hạ đánh trận trăm năm, nhưng quy mô mỗi lần đều nằm trong mấy vạn, cũng có nguyên nhân như vậy. Nếu quy mô như vậy vào mấy chục năm trước mà tính sổ chút lòng thành của Liêu, nhưng đặt ở Tần Phượng Lộ đúng là hiếm thấy."

Âu Dương hỏi:

" Chu Tướng quân, vậy là sao?"

" Tây Trữ châu ra Tây Lương, phần lớn là núi cao. Nhưng lại có trường thành phòng hộ. Lại thêm đoạn đường Tây Hạ này Cầm Sinh quân thường trú ở Trác La cùng Nam Quân Ty lên tới bảy vạn người. Khắp nơi là địa hình dễ thủ khó công. Còn có những địa hình này thường dễ bị cạn lương thực. Mà muốn duy trì lương đạo, hao phí phải gấp mười lần sương quân của tướng sĩ tiền phương. Đại nhân chớ thấy chiến tranh triều đình đầu tư vào quân đội ít, nhưng dùng tiền lại không hề ít chút nào. Cho nên nơi đây vẫn không dám mở rộng. Đây cũng là biên giới người Tây Hạ nhiều lần xâm phạm, nguyên nhân quan trọng nhất chính là xem chúng ta như vô hình. Hơn nữa, một khi ra khỏi đất Trác La cùng Nam Quân Ty, chính là phủ Hưng Khánh đô thành của Tây Hạ. Bộ đội cảnh vệ bên trong chính là tinh nhuệ..."

" Đợi một chút, ba nghìn người này là tinh nhuệ, bộ đội cảnh vệ hơn hai vạn người là tinh nhuệ, vệ đội hoàng đế vạn người là tinh nhuệ, lại thêm Cầm Sinh quân cũng là tinh nhuệ, sao lắm tinh nhuệ vậy?"

Chu Đạt cười khổ nói:

" Đại nhân không biết, quân chế Tây Hạ là mô phỏng chế độ của Tống và Liêu tạo nên. Đại nhân như đã nói ở trên chính là quân đội thường trú. Mà quân đội địa phương đăng kí thật ra là bách tính tạo thành, một khi chiêu binh thì từ đây nhập ngũ, do Quân Ty cai quản. Nghe nói quân đội địa phương hiện tại đều có 50 vạn người. Những người này kỷ luật quả thật rời rạc, nhưng lực tác chiến của từng binh sĩ thì lại rất mạnh. Bọn họ hơn nữa còn có tổ chức, ba người làm một tổ, tên viết một sao. Trong một sao còn có phân chức, chủ lực, phụ chủ, gánh nặng. Lúc đánh trận, phụ trách gánh nặng không cần ngựa, lưng đeo khẩu phần lương thực. Chủ lực đánh chính, phụ chủ phối hợp tác chiến. Đội ngũ như vậy đối với trận hình tác chiến đại quy mô của quân Tống ta không tạo thành uy hiếp, nhưng lại linh hoạt cơ động, rải rác tập kích nhưng lại có thể lấy một chọi mười. Lại thêm Tây Hạ này lấy người Đảng Hạng làm chủ, mỗi khi chiến đấu liền uy hiếp hoặc là dụ dỗ người trong tộc bọn họ tham chiến. Các tộc đấu pháp kỳ quái nhiều vô số kể, mà quân Tây Hạ lại không hề thống nhất phục sức, quân ta không nhận rõ đâu là kẻ địch, điểm này cũng có hại không ít."