Thiết Huyết Đại Minh

Chương 243: Quốc quân tử xã tắc (2)




- Tốt.

Xem màn biểu diễn của Lã Lục xong, Vương Phác tán thành nói:

- Rất tốt!

Nhìn thấy bộ dạng mừng rỡ như điên của Vương Phác, Tống Ứng Tinh không khỏi có chút đắc ý, ôm quyền nói:

- Ty chức may mắn không làm nhục mệnh.

- Ha ha, Tống tiên sinh khổ cực rồi.

Vương Phác nói tiếp:

- Tống tiên sinh, một tháng có thể tạo ra bao nhiêu súng phát lửa nòng sau?

Tống Ứng Tinh nói:

- Chỉ cần sức nước sung túc, hai bệ máy khoan thủy lực một tháng có thể khoan sáu mươi nòng súng.

- Chỉ có sáu mươi thôi ư?

Vương Phác nghe xong khó tránh khỏi có chút thất vọng, tuy nhiên nghĩ lại thế vẫn tốt, lại nói:

- Cũng tốt, sáu mươi thì sáu mươi, tháng sau đúng giờ này bản tướng quân phái người tới lấy.

Tử Cấm thành, tiền điện Càn Thanh cung.

Sùng Trinh Đế đang triệu tập Nội các Thủ Phụ Chu Diên Nho cùng với Thứ phụ Hạ Phùng Thánh, Trần Diễn, Ngụy Chiếu Thừa, Phạm Văn Cảnh, Lý Bang Hoa cùng nghị sự, Binh bộ Thượng thư Trương Tấn Ngạn cũng được nhận lệnh dự thính.

Thực lực quốc gia Đại Minh ngày một giảm sút, đại quân Lưu tặc đang dùng thế nghiền nát bẻ gãy quét ngang hai tỉnh Sơn Tây, Kinh Sư.

Mùng bảy tháng bảy, Lý Tự Thành ở Tây An tuyên thệ trước khi xuất quân đông chinh.

Ngày mười chín tháng bảy đánh hạ Bình Dương.

Ngày hai mươi sáu tháng bảy tiến tới Phần Châu.

Mùng ba tháng tám công chiếm Thái Nguyên, Tuần phủ Sơn Tây Uông Kiều Niên tử tiết.

Mùng chín tháng tám từ Thái Nguyên Bắc thượng, ở Võ Ninh quan đã bị phản kháng bởi tổng binh Sơn Tây Chu Ngộ Cát. Chu Ngộ Cát phái người cầu cứu tổng binh Đại Đồng Khương Tương, nhưng Khương Tương chẳng những không phái binh cứu viện, ngược lại âm thầm đầu phục lưu tặc, từ phía sau lưng giáp công Võ Ninh quan.

Ngày mười lăm tháng tám, Võ Ninh quan thất thủ, tổng binh Sơn Tây Chu Ngộ Cát tử tiết.

Ngày hai mươi ba tháng tám, Lưu tặc tiến chiếm Dương Hòa, Phó Tổng binh Đại Đồng Khương Tuyên phản bội hàng tặc.

Mùng sáu tháng chín, Lưu tặc tới Tuyên Phủ, Tuần phủ Tuyên Phủ Chu Chi Phùng, tổng binh Vương Thừa Dận phản bội hàng tặc.

Công văn báo nguy như tuyết rơi bay đến Kinh Sư, Tôn Truyền Đình, Vương Phác vẫn án binh bất độngvẫn như, bày ra thái độ liều chết bảo vệ nửa giang sơn – Giang Nam. Tổng binh Sơn Đông Lưu Trạch Thanh và Tổng binh Ninh Tiền Ngô Tam Quế tuy rằng đáp ứng khởi binh cần vương nhưng lại chậm chạp không có hành động, chỉ có Tổng binh Ngọc Điền Tào Biến Giao và Tổng binh Kế Trấn Bạch Quảng Ân đã suất quân tới rồi Bắc Kinh cần vương, chỉ tiếc binh mã của hai người cộng lại cũng chỉ có tám ngàn người, sao ngăn cản được gần trăm vạn đại quân Lưu tặc?

Lưu tặc thế như chẻ tre, Chu Diên Nho và Nội các đại thần lại bó tay không biện pháp.

Đối mặt với tai hoạ ngập đầu đã sắp đến, Sùng Trinh Đế vừa bi thương lại vừa bất đắc dĩ, cảm thán nói với Chu Diên Nho và nội các phụ thần:

- Trẫm là quân vương chưa mất nước, nhưng lại giống như đã mất nước, thiên hạ do Tổ tông dãi gió dầm mưa gây dựng nên, một khi mất đi, trẫm còn mặt mũi nào đi gặp họ?

Quần thần nhìn nhau ảm đạm, xấu hổ.

Sùng Trinh Đế từ khi lên ngôi đến nay ngày đêm vất vả, tại vị mười sáu năm, không gần thanh sắc, lo lắng chuyên cần cảnh giác, chuyên tâm cai trị, hoàn toàn là một vị hoàng đế có năng lực chăm lo việc nước, có lẽ không đủ để đánh đồng với Thái tổ Hồng Vũ Đế cùng Thành tổ Vĩnh Lạc Đế,nhưng luận cần chính, lại là một vị Đại Minh Thập lục đế có một không hai!

Tiếc nuối chính là, thời vận của Sùng Trinh Đế thời quá xấu, cục diện giang sơn mà ông ta tiếp nhận trong tay phụ - huynh đã rối rắm, mục nát đến tận xương tủy, Trung Nguyên Lưu tặc nổi dậy như ong, quan ngoại Kiến Nô hung hăng ngang ngược, hơn nữa mấy năm liên tục thiên tai, nhân họa hoành hành, đến nỗi dân chúng lầm than, thực lực của một nước mệt mỏi, niên cảnh khó khăn xui xẻo như vậy, dù là Đường Thái Tông tái thế cũng là hết cách xoay chuyển.

Sau một lúc lâu, Sùng Trinh Đế dứt khoát nói:

- Văn tử gián, võ tử chiến, quốc quân tử xã tắc, trẫm quyết ý cùng tồn vong với tông miếu xã tắc, cùng tồn vong với tổ tông lăng tẩm, cùng tồn vong với triệu sinh linh Kinh Sư! Chư vị ái khanh có thể mau trở về phủ đệ, triệu tập gia đinh hộ viện, phân công khí giới, cùng quyến chiến với Lưu tặc!

Sùng Trinh Đế quyết tâm hạ chỉ, lệnh Binh bộ Thượng thư Trương Tấn Ngạn chiêu mộ tráng đinh Kinh Sư, tổ chức Cần Vương quân, phân phát khí giới bảo vệ Kinh Sư, lại hạ một đạo thánh chỉ, hy vọng hoàng thân quốc thích, bách quan trong kinh thành lại lấy quốc sự vì đầu, hiến gia tư hỗ trợ quân lương, đáng tiếc là căn bản không có nhiều người hưởng ứng lời hiệu triệu của Sùng Trinh Đế.

Chỉ có đại thái giám Vương Vĩnh Phúc, Vương Thừa Ân, Vương Đức Hóa ái ngại mà tự hiến năm vạn lượng, hoàng thân quốc thích và quan viên có tiền còn lại người nào cũng đều keo kiệt, vắt chày ra nước.

Nội các thứ phụ Trần Diễn cũng có cống nạp, nhưng ông ta chỉ cúng mươi lượng bạc, còn nói mình làm quan thanh liêm, không hề nhận hối lộ, trong nhà chỉ có dư mươi lượng bạc, nhưngcuối cùng lưu tặc vào kinh, sau khi Lưu Tông Mẫn lục soát trong nhà, không ngờ phát hiện trong nhà ông ta có hơn hai mươi vạn lượng bạc.

Thái giám Vương Chi Tâm là phú ông nổi tiếng kinh thành, Sùng Trinh Đế buông tha không giáp mặt bắt ông ta quyên tiền, ông ta mới nhịn đau cúng một vạn lượng bạc, nhưng cuối cùng lưu tặc vào kinh, lục soát được trong nhà ông ta có hơn năm mươi vạn lượng bạc, những thứ này còn chưa tính châu báu đồ cổ, cùng với trang viên điền sản.

Còn có Quốc trượng Gia Định Bá Chu Khuê, Sùng Trinh Đế phái Đại thái giám Vương Thừa Ân tự mình đến nhà quyên tiền, nhưng mặc cho Vương Thừa Ân nói toạc cả mép, Chu Khuê vẫn không chịu nôn ra, cuối cùng Vương Thừa Ân tức giận phẩy tay áo bỏ đi, trước khi đi còn buông một câu:

- Lão hoàng thân keo kiệt như này, đại thế mất rồi!

Cuối cùng Lưu tặc vào kinh, Lưu Tông Mẫn truy quét lục soát trong nhà Chu Khuê được hơn trăm vạn lượng bạc.

Không có bạc không mua được lương thực, không có lương thực tướng sĩ và các lộ Cần Vương quân cũng chỉ có thể đói bụng tử thủ Bắc Kinh, Sùng Trinh Đế dù sao cũng là Hoàng đế Đại Minh, ông ta không thể giống như Tả Lương Ngọc đưa binh đánh cướp dân chúng Kinh Sư được! Đại quân Lưu tặc khí thế hung hãn, quan quân Đại Minh đói mệt khó khăn dồn dập, kết quả có thể nghĩ.

Ngày mười ba tháng chín, Lưu tặc công hãm huyện Bình Nguyên – lá chắn cuối cùng của phía bắc Kinh kỳ (kinh đô và vùng lân cận), quan Tổng binh Tào Biến Giao, Bạch Quảng Ân tử tiết, tám ngàn tinh binh sở bộ toàn quân bị giết, cùng ban đêm, đại đội lưu tặc dọc Sa Hà đi xuống, thẳng tiến tới Bình Tắc Môn ngoài thành Bắc Kinh, ven đường ánh lửa ngút trời, quân giặc thổi quét khắp núi.

Đêm dài vắng người, Tử Cấm thành luôn luôn uy nghiêm trang nghiêm lúc này lại hiện ra cảnh tượng thê lương đến vô cùng, dưới ánh trăng chiếu rọi hiện ra sự yên tĩnh chết chóc.

Gần đây thành Bắc Kinh vẫn truyền lưu một loại tin đồn thần bí, nghe nói người đi đường đêm đi qua cửa chính của Tử Cấm thành có thể nghe được Hồn tiếng kêu rên của linh hồn các tướng sĩ chết trận trên chiến trường, trừ phi bất đắc dĩ, bằng không không có một ai nguyện tới gần Tử Cấm thành một bước, gần mười vạn thái giám cung nữ trong cung cũng trốn chạy gần như toàn bộ.

Dưới ánh trăng u ám lạnh lẽo, Sùng Trinh Đế được Vương Thừa Ân dìu đi về hướng Khôn Ninh cung.

Ngay tại một khắc trước, Sùng Trinh Đế đã nhận được tin tức, thái giám Vương Tương Nghiêu thủ vệ Tuyên Vũ môn, Binh bộ Thượng thư Trương Tấn Ngạn thủ vệ Chính Dương môn còn có cửa Thành Quốc Công Chu Thuần Thần thủ vệ Tề Hóa môn đã đồng thời mở cửa thành ra, đại quân Lưu tặc đã giết tiến vào nội thành Bắc Kinh, cách Tử Cấm thành chỉ có một bước ngắn rồi!

Thái Tử Chu Từ Lãng, Vĩnh Vương Chu Từ Quýnh và Định Vương Chu Từ Chiếu đã được Cao Khởi Tiềm mang theo hơn mười tiểu thái giám hộ tống đi quý phủ Quốc trượng Chu Khuê. Thật ra Sùng Trinh Đế cũng biết Chu Khuê không đáng tin cậy, nhưng ông ta hiện tại đã không có lựa chọn nào khác, Sùng Trinh Đế vốn muốn đem Thái Tử gửi gắm cho nội các phụ thần, nhưng vừa rồi, lúc ông ta tại tiền điện triệu tập đại thần, không ngờ không một ai đến.

Vạn bất đắc dĩ, Sùng Trinh Đế chỉ có thể phái Cao Khởi Tiềm mang theo Thái Tử, Vĩnh Vương và Định Vương đi nương tựa Quốc trượng Chu Khuê, dù sao Thái Tử cũng là cháu ngoại ruột của Chu Khuê, câu cửa miệng nói hùm dữ còn không ăn thịt con, lão ta dù thế nào cũng nên hộ tống Thái Tử đi Nam Kinh chứ?

Sùng Trinh Đế đã chuẩn bị tâm lý “Quốc quân tử xã tắc", điều duy nhất ông ta không buông bỏ được chính là hậu cung phi tần và Trường Bình công chúa và Chiêu Nhân công chúa. Lưu tặc vào kinh đã không thể tránh né, thân là nhất đại Hoàng đế, Sùng Trinh Đế đương nhiên không thể dễ dàng chấp nhận việc phi tần của mình và hai vị công chúa biến thành trò chơi cho Lưu tặc.

Sùng Trinh Đế bước vào đại điện Khôn Ninh cung, đã thấy Chu hoàng hậu ngồi ngay ngắn ở chính điện.

Đã muộn thế này, Chu hoàng hậu chưa đi an nghỉ mà ăn mặc chỉnh tề ngồi đó, thần thái yên ổn ngồi trên ghế phượng, xem ra bà đã biết hết thảy rồi, biết thời khắc cuối cùng của sinh mạng cũng đã đến, đón nhận ánh mắt áy náy, tự trách của Sùng Trinh Đế, Chu hoàng hậu cười nhẹ nhàng, dịu dàng nói:

- Vạn tuế gia, nô tì xin đi trước một bước.

Dứt lời, Chu hoàng hậu đi vào Đông Noãn Các, một lát sau khi Sùng Trinh Đế đuổi vào theo, Chu hoàng hậu sớm đã treo cổ ở trên xà nhà rồi.

- Ôi.

Sùng Trinh Đế ngửa mặt lên trời thở dài một tiếng, lại rút trường kiếm, nhanh chân chạy đến Thừa Càn cung.

Trong Thừa Càn cung cũng đèn đuốc sáng trưng, Điền quý phi cũng chưa đi ngủ, thấy Sùng Trinh Đế tay cầm bảo kiếm xông vào, Điền quý phi thoáng chốc mặt trắng bệch. Điền quý phi xinh đẹp dịu dàng lại tinh thông âm luật, luôn luôn được Sùng Trinh Đế coi là tri âm, nàng tuyệt đối không bao giờ ngờ tới có một ngày lại chết dưới kiếm của Sùng Trinh Đế.

- Ái phi.

Sùng Trinh Đế ngửa mặt lên trời thở dài một tiếng, buồn bã nói:

- Nước mất nhà tan, sống không ý nghĩa, không bằng đi theo trẫm?

Điền quý phi chăm chú nhìn Sùng Trinh Đế thật lâu, sau đó ngã quỵ xuống đất khấu đầu ba cái, đau buồn tha thiết nói:

- Vạn tuế gia, nô tì xin bái biệt…

Sùng Trinh Đế nhẫn tâm, cắn răng một cái, tay nâng kiếm đâm vào cổ họng của Điền quý phi, huyết hoa bắn tung tóe, nhất đại quý phi đã ngọc nát hương tan như vậy.

Sau khi bức tử Chu hoàng hậu lại giết tử Điền quý phi, Sùng Trinh Đế lại chạy đến nơi ở của đứa con gái mà ông ta yêu quý hơn cả tính mạng mình, sủng ái như hòn ngọc quý trên tay – Trường Bình công chúa, tức là người vợ chưa xuất giá của Vương Phác.