[Vô Hạn Lưu] Hồi Ký Của Kẻ Lưu Hành Thời Gian

Chương 40




Họ tên học sinh: Nguyễn Linh

Lớp: 10AA1-56J

Trường: THPT X

Điểm:

Lời phê:

***

Lịch sử thế giới – phần một

Đại Âu, đại lục hùng mạnh nằm bên cạnh Đại Á, tuy về bản chất hiện tại có hệ thống khá giống Đại Á nhưng lịch sử hình thành và cách điều hành thì hoàn toàn khác biệt.

Có thể chia lịch sử Đại Âu làm ba giai đoạn. Tính từ sau BC đến chừng những năm một nghìn lẻ mấy [nói chung là mấy ông sử học vẫn còn đang tranh cãi ba lăng nhăng] thì Đại Âu chia làm các nước nhỏ với hệ thống phong kiến cha truyền con nối. Đến chính xác năm một nghìn một trăm hai mươi, một cơn đại hồng thủy đã tràn vào châu lục này tứ phía tây, gây ra sự tan hoang và làm biến mất các đất nước ở khu vực này. Những thành viên còn sống sót của hoàng tộc đến [ở nhờ] các nước láng giềng trong khi dân chúng tư tán khắp nơi.

Trong số này có nữ hoàng Marisol Vesara của Tây Ban Nha đã đến Pháp tìm nơi nương tựa. Tại đây bà là một quí nhân chiếm được rất nhiều cảm tình của cả hoàng gia lẫn dân chúng. Và đặc biệt là em trai vua Pháp bấy giờ, Louis IX. Sử dụng một loại bom nổ dạng lỏng, hai người đã làm nổ tung cả cung điện cùng vương triều, giết chết gần hết những người theo phe phái nhà vua [hai người đó đã nghĩ cái quái gì nhỉ?]. Sau đó, Marisol đổi tên và lên trị vì Pháp dưới danh nghĩa của Louis IX [chú này thì bị giam dưới đáy lâu đài của mình, quá phũ].

Sự kiện này đã gây ra sự hoảng loạn trong quần chúng. Nhờ một số chính sách mới mua chuộc giới quí tộc và tiểu quí tộc, Marisol Vesara đã giữ được cương vị của mình trong ba năm ngắn ngủi. Dân nước Pháp tất nhiên rất bất mãn với một nữ hoàng bạo lực không mang dòng máu Pháp. Tuy chưa có bạo động nổ ra nhưng không khi nước này sôi sục đòi lại công bằng cho vị vua mất ngôi của họ.

Những đất nước bên cạnh nhận ra đây là thời điểm vàng son và ngay lập tức mang quân xâm chiếm Pháp từ hướng Đông và Nam.

Chiến tranh nổ ra lần đầu tiên tại Đại Âu. Tuy nhiên khác với chiến tranh tại Đại Á (cũng đang bập bùng lúc bấy giờ), cuộc chiến này không quá hỗn tạp mà gần như chỉ tập trung vào nội chiến Pháp và giữa Pháp với Đức. Sau một cuộc tấn công lúc nửa đêm, nhóm quí tộc mới nổi đã bắt giữ Marisol Vesara, đưa Louis IX lên ngôi trở lại, tuy chỉ là một vị vua bù nhìn. Nơi biên giới, chiến trận giữa Pháp và Đức vẫn tiếp tục hết sức quyết liệt.

Mọi chuyện kết thúc khi Đức chế tạo ra loại súng mới [hiện đại nhất thời bấy giờ nhưng vẫn dùng thuốc súng]áp đảo quân Pháp trong trận La Larme. Chiếm được ba thành trì quan trọng nhất của nước này ở phía Đông. Từ đó Đức cũng nhanh chóng tiến quân không biết mệt mỏi đến Pari. Suốt quãng đường không ngại ngần xử dụng mọi thứ để đem lại nỗi sợ hãi cho dân chúng Pháp như bắt cóc và xử tử trẻ em, bắt giết tất cả thanh niên trai tráng quân đội tóm được. Khi đến Pari, giới quí tộc đầu hang nhanh chóng. Marisol Vesara và Louis IX bị chặt đầu bên cạnh nhau, đến phút cuối cùng bị bắt phải nhìn thẳng vào mắt nhau.

Đến lúc này, có những xung đột ở các khu vực khác giữa người dân mất nước do trận đại hồng thủy và chính quyền sở tại. [Ăn theo Marisol Vesara]Họ cũng nổi lên chiếm đất, tạo dựng lên những đất nước mới ngay bên trong những đất nước đã có. Khi Pháp trở thành một tỉnh của Đức, Đức đã hậu thuẫn cái nước cũ trong khu vực Bắc Âu chống lại những người mất nước kia. Gián tiếp khiến các nước này lệ thuộc vào mình.

Thời kì này kết thúc ở thế kì mười bảy, [chính xác là cái năm quái nào nhỉ?]khi Đức đã tìm ra bí quyết chế tạo thuốc nổ của Pháp, tạo ra những loại bom đi trước thời đại chí ít cũng vài trăm năm và biến khi vực Bắc Âu thành lãnh địa của mình. Theo những cuốn sách do chính người Đức viết, các vị hoàng gia Bắc Âu đã bị bắt nhốt rồi treo cổ trước toàn bộ dân chúng. Những người dân tới xem vua chúa của mình bị hành hình chưa kịp hân hoan thì đã bị bom gài trong quảng trường phát nổ giết chết.

Hành động mạnh tay của Đức đã gây ra cả nỗi khiếp sợ lẫn giận dữ. Chính quyền khu vực Nam Á do vẫn đắm chìm trong nội chiến không thể đáp trả, đành phải suy nghĩ đến lúc phải tạm thời ngả mũ trước Đức. 1688, hệ thống Austiviar thành lập, Đức mở rộng lãnh thổ từ Bắc xuống Nam với chỉ một số ít các nước ở phía Đông vẫn giữ được độc lập.

Người tiếp theo lên trị vì Đức ngạc nhiên thay đã có những biện pháp rất mới và rất khác với người tiền nhiệm. Henrik đệ tứ đã quyết định Austiviar không phải là một tổ chức do Đức lãnh đạo mà phải có sự công bằng [hay ít nhất là ở mặt ngoài]. Ông bắt các nước kia từ bỏ hệ thống phong kiến, lập ra những Quốc Hội để tham gia vào bàn tròn Austiviar.

Riêng Đức tiến bước trở thành một nước quân chủ lập hiến.

Vào thời kì này cũng là lúc Austiviar kéo quân sang Nam Mỹ đánh chiếm khu vực xung quanh rừng rậm Amazon khi có thông tin đã tìm ra mỏ vàng của những dân tộc mất tích tại đây mấy ngàn năm trước.

Thời kì thứ ba được tính từ cuối thế kỉ mười bảy đến nay. Cũng như Hoàn Kim tộc của Đại Á, Austiviar đã đứng vững trước lịch sử. Với những cuộc cách mạng công nghiệp và gần đây là cách mạng khoa học công nghệ, những nước trực thuộc Austiviar ngày một giàu có và thịnh vượng.

Đại Âu là khu vực đóng tàu lớn nhất thế giới. Công nghiệp nặng đứng đầu hành tinh suốt ba thế kỉ. Nơi làm ra quả tim nhân tạo đầu tiên và phổi nhân tạo đang được sản xuất hàng loạt. Đại Âu cũng nổi tiếng với hệ thống bảo hộ sức khỏe công cộng không khu vực nào bì kịp.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của Đức trong khu vực vẫn là lớn nhất với quyền Phủ Quyết Hoàn Toàn. Tiếng nói của những nước trực thuộc không hề đồng đều và có sự dựa dẫm [thậm chí là lệ thuộc] vào các nước lớn hơn.

Anh và Đan Mạch hiện thời là hai nước duy nhất không thuộc hệ thống này.

Có thông tin về sự bành trước của Austiviar qua châu Á sau nhiều cuộc gây hấn tại biên giới Đại Âu và Đại Á trong những năm gần đây.