Bắc Tống Phong Lưu

Chương 82: Đại Oa Thái (p3)




Thực ra món Lý Kỳ làm, chính là món Đại Oa Thái. (Đại Oa Thái (大锅菜.): Một món canh thịt lợn thập cẩm)

Đây là một món rất bình thường trong suy nghĩ của người hiện đại.

Nhưng trong suy nghĩ của Lý Kỳ, đây là món đáng giá để nghiên cứu.

Làm Đại Oa Thái, thực ra không cần quá nhiều kỹ xảo. Nhưng lại rất nghiêm khắc trong việc yêu cầu những kiến thức cơ bản. Đầu tiên nó sẽ cho biết đầu bếp đó quen thuộc với nguyên liệu như thế nào. Dù Đại Oa Thái là món thập cẩm, nhưng không phải là một tổ hợp tùy ý. Phải có sự nghiên cứu cẩn thận. Tiếp theo là kiểm tra kỹ thuật thái rau củ. Làm món Đại Oa Thái, không nên thái rau quá dày hoặc quá to. Nếu không, nhiều nguyên liệu như vậy trộn lẫn vào nhau, một là rất khó chín đều. Hai là hương vị của các nguyên liêu sẽ không bổ sung cho nhau được. Cuối cùng là kiểm tra trình độ phân phối gia vị. Đây cũng là điểm khó khăn nhất. Với số lượng nguyên vật liệu nhiều như vậy, muốn chiếu cố chu toàn, tuyệt đối không phải là việc dễ dàng. Dù cho có là Lý Kỳ, cũng rất khó làm được hoàn mỹ.

Giống như những đầu bếp làm Đại Oa Thái ở căn tin trường học, quả thực là vũ nhục món Đại Oa Thái. Chỉ là một món canh suông, không có hương vị gì cả. Có người vì để tăng khẩu vị của món này, mà đổ dầu từ cống ngầm còn nhiều hơn cả nước. Lúc ăn cơm, nhìn cái nồi canh đen sì, có mấy ai có thể ăn vào?

Thực sự có thể so với thức ăn cho lợn.

Cũng khó trách, rất nhiều sinh viên tình nguyện ăn cơm chiên trứng còn hơn là ăn món Đại Oa Thái.

Món Đại Oa Thái dù không thể so sánh với bào ngư vây cá, nhưng lại là một món ăn rất phù hợp với khẩu vị của đại chúng. Dù sao không phải người nào cũng có thể ăn được bào ngư hay vây cá. HƠn nữa giá trị dinh dưỡng của Đại Oa Thái còn cao hơn rất nhiều món ăn. Ít nhất, có thể nói, đây là một món ăn toàn diện.

Mặc dù là một món ăn, nhưng Lý Kỳ cũng phải chia ra ba lượt để xào. Bởi vì nếu cho toàn bộ vào xào một lần, thì không có chỗ để mà xào.

Xào xong hai lần đầu, hắn múc cho các vị đại nương và đám nhỏ mỗi ngươi một bát. Để cho bọn họ ăn trước. Cái gì nam tôn nữ ti, Lý Kỳ chẳng quan tâm.

Bánh bao mà Bạch Thiển Dạ đặt đã được mang tới vừa nãy. Cho nên đám hài tử kia ngồi xổm một góc, tay cầm bánh bao lớn, tay cầm bát canh ăn. Người nào người nấy ăn rất say sưa.

Mấy vị đại lão gia còn chưa được ăn, nước miếng đã chảy ròng.

Tuy nhiên Lý Kỳ không để cho bọn họ đợi lâu. Một lúc sau, phần cuối cùng đã ra lò.

Lý Kỳ không bảo bọn họ cầm bát tới, mà trực tiếp mời mọi người ngồi vây quanh cái nồi. Rồi dùng đũa kẹp thức ăn trong nồi là được.

Đại Oa Thái, nếu thiếu nồi sao còn gọi là Đại Oa Thái?

Bởi vì đã qua giờ ăn trưa, nên các đại lão gia đã đói đến bụng dán sau lưng. Vừa nghe có thể ăn, liền tranh nhau gắp thức ăn trong nồi. Cũng không quan tâm là tỏi hay là thịt, cứ nhét trong miệng là được.

Đối với món Đại Oa Thái, tự nhiên là ai ai cũng khen.

Bạch Thiển Dạ ngồi bên cạnh Lý Kỳ, kẹp lấy một cây rau bỏ vào miệng. Sau khi nhấp nhám, dù còn xa mới mang tới rung động như món Mặt Mày Hớn Hở. Nhưng nàng cũng thật không ngờ, vài cọng rau qua tay của Lý Kỳ lại trở nên mỹ vị như vậy. Liền hướng Lý Kỳ hỏi: - Lý công tử, món này tên là gì?

Lý Kỳ cười đáp: - Đại Oa Thái. Cái tên rất bình thường phải không?

- Đại Oa Thái?

Bạch Thiển Dạ gật đầu: - Cái tên rất chuẩn xác. Đây cũng là món mà công tử mới nghĩ ra à?

- ÁchMón nàyCũng không phải là tại hạ mới nghĩ ra. Chỉ có điều trước kia bởi vì chưa có cơ hội, nên rất ít làm. Lý Kỳ lắc đầu đáp.

Bạch Thiển Dạ không khỏi thở dài: - Xem ra Vương tỷ tỷ có được công tử giúp đỡ, đúng là một chuyện may mắn!

Dù trong lòng nàng, nhân phẩm của Lý Kỳ không được tốt lắm, mở miệng ngậm miệng là tiền, nhưng tài nấu nướng là không thể chê.

Lý Kỳ cười hắc hắc: - ĐÚng là chuyện may mắn. Lần sau Bạch nương tử nếu tìm phu nhân nói chuyện phiếm, vạn lần đừng khen ngợi tại hạ quá hoàn mỹ.

Đối với sự Khiêm tốn của Lý Kỳ, Bạch Thiển Dạ có chút dở khóc dở cười, lắc đầu không đáp.

Điền thợ mộc ngồi một bên chép chép miệng, vẫn chưa thỏa mãn nhìn Lý Kỳ, nói: - Lý công tử, món ĐạiĐại Oa Thái này của ngài đúng là tuyệt. Đây là món ngon nhất mà tiểu nhân từng ăn.

- Đương nhiên. Lý công tử là ai vậy. Có thể được ăn món do Lý công tử nấu, đó chính là tam sinh hữu hạnh.

Lý Kỳ thấy bọn họ càng nói càng khoa trương, vội vàng ngăn cản: - Ta không lợi hại như vậy đâu. Mọi người ăn nhanh lên đi.

- Vâng, vâng.

- Nếu có thêm chút rượu, thì không thể tốt hơn. Điền thợ mộc bỗng lắc đầu thở dài. Xem ra lại lên cơn nghiện rượu.

Bạch Thiển Dạ hơi sững sờ. Lúc này mới nhớ tới vừa rồi Lý Kỳ không sai người mua rượu. Ở thời Bắc Tống, cơ hồ người nào cũng thích uống rượu. Trên mâm cơm, rượu là thứ không thể thiếu. Nàng vội phân phó: - Hạnh Nhi, ngươi đi ra ngoài xem trên xe ngựa có rượu không.

- Không cần.

Lý Kỳ khoát tay ngăn cản, sau đó hướng Điền thợ mộc nói: - Nếu các ngươi muốn làm việc trong tiệm của ta, thì không cho phép uống rượu.

Tuy thanh âm không lớn, nhưng lại không để cho bất kỳ kẻ nào nghi vấn.

Bạch Thiển Dạ sững sờ, sau đó nháy mắt ra dấu với Hạnh Nhi, ý bảo không cần nữa.

Điền thợ mộc cũng phát hiện ngữ khí của Lý Kỳ lộ vẻ không vui, mặt già liền đỏ lên, vội vàng hướng Lý Kỳ nhận lầm.

Lý Kỳ cười cười, tỏ vẻ không sao. Tuy nhiên trong lòng hắn vẫn có chút khó chịu. Hôm nay liệu có thể no bụng không đã là một câu hỏi. Vậy mà đã nghĩ tới rượu rồi. Ngươi tưởng ngươi là đại gia à?

Cũng không phải Lý Kỳ tiếc tiền. Chỉ là mọi việc phải có chừng mừng. Ngươi muốn gì, cũng phải nhìn hoàn cảnh xung quanh đã. Nói sau, vừa rồi hắn còn cùng đám người Điền thợ mộc nói, chiều nay theo hắn tới Túy Tiên Cư. Nếu để cho Ngô Phúc Vinh nhìn thấy hắn dẫn theo một đám người say trở về, thì chú ấy sẽ nghĩ như thế nào.

Sau khi cơm nước xong, nghỉ ngơi một lúc, Lý Kỳ liền bắt đầu dạy đám hài tử một số lễ nghi phục vụ vượt thời đại.

Rất rõ ràng, hắn muốn biến Túy Tiên Cư thành một quán ăn hiện đại hóa.

Về điểm này, Lý Kỳ đã sớm tính toán. Hắn không muốn làm như Phỉ Thúy Hiên. Bảy tám tiểu nhị, giống như đám ruồi mất đầu chạy loạn khắp nơi. Thỉnh thoảng lại vang lên tiếng gọi to ầm ĩ. Như vậy nếu đặt ở thời đại của hắn, cho dù tiệm đó có món ăn ngon cỡ nào, cũng không có khách hàng tới.

Đối với một quán ăn mà nói, phục vụ chu đáo là điều không thể thiếu.

Đầu tiên, Lý Kỳ dạy cho bọn họ một số tri thức về đón khách. Chẳng hạn như phải mỉm cưỡi, cách nói chuyện, cùng thần thái khi tiếp xúc với khách hàng.

Tiếp theo lại dạy cho bọn họ vài động tác, thế đứng, thế ngồi, cùng cử chỉ.

Hai chủ tớ Bạch Thiển Dạ lúc đầu nhìn Lý Kỳ dạy những tư thế kỳ lạ kia, đều có chút buồn cười. Nhưng càng nhìn, hai người càng không cười nổi. Chỉ còn lại sự rung động. Nếu dùng một từ hiện đại để mô tả sự rung động đó, thì chính là Chức nghiệp hóa.