Chim Công Trắng

Chương 42: Tứ diện phật






Chủ nhật, Kỷ Nguyên ngồi xe buýt đi tìm Lý Mậu.

Trên đường chạy qua một đoạn đường chân núi quanh co, cây hoa ánh lên cửa kính xe.

Gần một chút là hồ và bờ, cây thủy sam xanh biếc bóng bẫy tại bờ hồ, xa một chút là núi non và gò đất, phản chiếu ảnh ngược trên mặt hồ.

Phong cảnh ngẫu nhiên khiến người ta có cảm giác có hy vọng.

Xe từ từ xuống dốc, lướt qua học viện nghệ thuật mặt tường nâu đỏ, lần nữa trở về phố phường ồn ào.

Kỷ Nguyên tới trạm xuống xe, đi được một đoạn thì tới chỗ hẹn, Lý Mậu đang đợi cô.

Lý Mậu cười mỉm, nói: “Từ xa nhìn thấy một bảo bối vừa mắt, tưởng là của nhà ai, hóa ra đã là của nhà anh từ lâu rồi.”

Cô nhoẻn miệng cười, hỏi: “Anh không phải bàn chuyện nghiêm túc sao? Bàn xong sớm thế à?”

Lý Mậu nói: “Phòng đấu giá vẫn còn bàn, anh đi trước.”

Kỷ Nguyên không hiểu.

Anh nói: “Hôm nay có rất nhiều đồng nghiệp đến đây, đã uống trà còn thưởng thức. Chuyện tàng phẩm đều tốt, chỉ có tấm thiếp quý báu nhất kia, nhìn ngang nhìn dọc, cứ thấy có vài chỗ không vừa mắt.”

Kỷ Nguyên hỏi: “Anh không yên tâm ư?”

Lý Mậu nói: “Để an toàn, vẫn là hủy bỏ kế hoạch.”

Cô nhìn anh, anh cũng là một tên ngốc.


Cho dù là đồ dỏm, có thể làm bộ như không biết, lấy ủy thác, có mánh lới, có đầu tư, vấn đề phòng đấu giá đều có thể giải quyết.

Nhưng loại chuyện thế này xảy ra, danh dự sẽ bị phá hủy.

Kỷ Nguyên mỉm cười, ôm lấy cánh tay Lý Mậu, hai người dọc theo đường đá bờ sông tản bộ.

Kỷ Nguyên nói trên đường ngồi xe tới đây, phong cảnh tại nơi nào đó rất đẹp,

Lý Mậu nói: “Chỗ ấy vừa đến mùa đông sẽ hoang vắng âm u, đặc biệt nhiều câu chuyện kỳ lạ.”

Cô hơi bất ngờ, hỏi: “Chuyện kỳ lạ gì?”

Lý Mậu nói: “Chim sẻ nhỏ thành tinh, có khả năng thuyết phục mọi người tin theo.”

Kỷ Nguyên nhoẻn miệng cười.

Hai người đi qua một cây cổ thụ cao ngất, dưới tàng cây có một pho tượng Tứ diện Phật, thân vàng ngồi trên đài sen, hương hoa quấn quanh.

Mùi đàn hương nồng nặc, hương khói nhè nhẹ, bay tới trước mặt Phật tổ, mặt mày hiền hậu điềm tĩnh, che giấu buồn vui.

Kỷ Nguyên suy nghĩ, pho tượng này đến thật đúng dịp.

Cho dù là Phật trên cao, không nhất định có thể đọc được nguyện vọng của cô.

Trong lòng cô lặng lẽ tán gẫu mấy câu với Phật tổ.

Lý Mậu nhìn cô, cười hỏi: “Nhóc Nguyên, em nói lời tham lam gì đó với Phật tổ thế?”

Cô nở nụ cười, chẳng nói lời nào.

Anh không hỏi tới cùng.

Hai người đi đến bên cây cầu, dưới cầu có một ông lão râu bạc, trong lồng ngực hình như có nhạc cụ, không giống tỳ bà, cũng không giống đàn cầm, giống như nửa mặt hồ lô.

Mảnh gỗ phai nhòa bạc màu, chưa từng sơn lại, vài dây đàn ngắn ngủn, gảy ra khúc xuôi tai.

Lại có một người dọn dẹp bèo rong, điều khiển chiếc thuyền nhỏ, lắc lư trong dòng nước biếc, đi qua cây cầu nhỏ, đi qua sân khấu kịch.

Hai người đi tới trên cầu, ngắm nhìn mảnh đất kiến trúc cổ xưa này, không nói rõ là mượn cảnh, hay là tượng trưng, tất cả đều thích hợp, bầu không khí rất yên bình.

Hai người đi dạo đủ rồi, xe đỗ ở lân cận, anh lái xe, cô lên xe, nghĩ cuối cùng đón thiếu gia về nhà rồi.

Mấy hôm sau là tết Trung thu, buổi sáng Kỷ Nguyên ra chợ mua đồ ăn, cô bồng về một con ngỗng trắng lớn.

Lý Mậu cười hỏi: “Nhóc Nguyên, em mua ở đâu thế?”

Kỷ Nguyên nói: “Ở chợ, lúc em đi ngang qua cái lồng, nó cứ gọi em mãi, còn mổ lên giày của em.”

Lý Mậu nói: “Tối nay chúng ta ăn ngỗng quay hả?”

Kỷ Nguyên nói: “Đây là thú cưng mới của em, không ăn thịt.”

Lý Mậu nở nụ cười.


Kỷ Nguyên bồng con ngỗng, dùng sợi dây thừng mảnh buộc lại chân ngỗng, nuôi ở phía dưới giàn hoa.

Lý Mậu thấy con ngỗng trắng này kêu không ngừng, anh chê phiền, nói: “Nhóc Nguyên, ngỗng quay ăn rất ngon, lúc ngắm trăng nhấp chút rượu, tuyệt không thể tả.”

Kỷ Nguyên trừng mắt liếc anh một cái, chuẩn bị nước trong cho ngỗng trắng, hái một mảng dây leo, cho nó mổ chơi.

Lý Mậu nhoẻn miệng cười.

Ngay cả anh cũng không biết mảnh sân nho nhỏ này, làm thế nào biến thành đình viện, hoa cỏ cá ngỗng, cái gì cũng có.

Buổi tối, hai người ngắm trăng trải qua tết Trung thu, có dây leo ngỗng trắng, có bưởi có bánh trung thu, còn có ánh trăng như ẩn như hiện.

Kỷ Nguyên nhìn đầu cành xanh mởn của dây leo, uốn lượn ngoằn ngoèo, bám víu về phía hư không, có chút đáng yêu.

Lý Mậu canh cánh trong lòng đối với ngỗng trắng, nói: “Nuôi trước, sau đó chán rồi, đun nước hầm nó.”

Kỷ Nguyên nói: “Con ngỗng không làm chuyện gì xấu đắc tội với anh, Vương Hi Chi cũng thích ngỗng, anh phong nhã như vậy, nhất định sẽ thích nó.”

Lý Mậu mỉm cười.

Bầu trời tĩnh lặng như vậy,

người một nhà cùng nhau nghỉ lễ, ngỗng trắng tới coi như thêm một cái miệng. Ngày lễ thoắt cái trôi qua, chạng vạng hôm nay, Kỷ Nguyên tan tầm, cô chợt nảy sinh ý nghĩ, thừa dịp Lý Mậu không ở nhà, cô dắt ngỗng trắng để nó bơi trong bể bơi nửa tiếng.

Trong hồ nước xanh biếc gợn sóng, ngỗng trắng di chuyển bơi lội, thản nhiên tự đắc.

Kỷ Nguyên ngồi xổm tại bờ hồ, hắt nước lên người ngỗng trắng, chơi rất vui vẻ.

Hồi lâu sau, Kỷ Nguyên cho rằng Lý Mậu sắp tan tầm, cô kéo ngỗng trắng lên bờ.

Con ngỗng vui đến quên cả trời đất, không chịu đi, Kỷ Nguyên túm dây thừng kéo mạnh nó lên bờ.

Kỷ Nguyên bồng ngỗng trắng, đưa về mảnh sân, cột dưới giàn hoa.

Lý Mậu tan tầm trở về, anh muốn bơi lội.

Kỷ Nguyên nghĩ ngỗng trắng không rụng lông, chắc là sẽ không để lại dấu vết, cô yên tâm thoải mái, ngồi trên sofa chơi trò chơi.

Ai ngờ không bao lâu, Lý Mậu đã trở lại, tiến vào phòng bếp bận một lúc, sau đó người đi ra hỏi: “Nhóc Nguyên, em mang ngỗng bơi lội ở hồ bơi?”

Kỷ Nguyên mạnh miệng, nói: “Không có.”

Lý Mậu vẫn chắp tay sau lưng, hỏi: “Em đoán xem anh ở hồ bơi tìm được cái gì?”

Kỷ Nguyên chột dạ, hỏi: “Anh tìm thấy cái gì?”

Anh nói: “Trong hồ bơi tại sao lại có một quả trứng?”

Lý Mậu xách theo một cái túi giữ tươi, bên trong là một quả trứng ngỗng, lớn hơn trứng vịt mấy lần.

Anh nói: “Trong nhà chỉ có mấy miệng, nhóc Nguyên, em nói quả trứng này là do ai đẻ hả?”

Cô phì cười, cầm quả trứng ngỗng kia, lặng lẽ muốn chạy.

Nhưng bị anh ôm lấy.


Cô nói: “Em sai rồi.”

Anh cười hỏi: “Em sai chỗ nào?”

Cô nói: “Em không nên lén dùng hồ bơi của anh… nhưng mà, hai người không ai làm chậm trễ ai mà, ngỗng rất sạch, em có tắm cho nó.”

Lý Mậu nở nụ cười, nói: “À, nó là dùng để ăn.”

Kỷ Nguyên nói: “Nói rộng là như vậy, nói cụ thể thì không đúng rồi. Ngỗng của em, không ăn thịt.”

Lý Mậu hết cách với cô, cười nói: “Nhóc Nguyên, em còn cho ngỗng chơi ở hồ bơi của anh nữa, anh sẽ bắt nó đưa đến quán nướng, làm thành ngỗng quay Thâm Tĩnh.”

Kỷ Nguyên cười nói: “Biết rồi, lát nữa em sẽ dạy dỗ bé ngỗng đàng hoàng.”

Lý Mậu cầm lại quả trứng ngỗng trên tay Kỷ Nguyên, nói: “Cái trứng ngỗng này bây giờ tịch thu, ngâm một tuần làm trứng ngỗng muối ăn.”

Kỷ Nguyên nở nụ cười, ôm lấy cổ Lý Mậu, hôn lên mặt anh một cái.

Khóe miệng Lý Mậu cong lên, cô chuồn đi trong phút chốc, cô muốn đi khen ngỗng cưng biết đẻ trứng.

Cuối tháng, Kỷ Nguyên nghe nói một phòng đấu giá khác nhận ủy thác của người sưu tầm kia, nhưng tấm tự thiếp kia vẫn còn nghi vấn, cuối cùng không thể đưa vào danh sách, khiến buổi bán đấu giá ảm đạm đi nhiều.

Kỷ Nguyên vô tình nhìn thấy ảnh chụp công khai của tấm tự thiếp kia, cô hơi kinh ngạc, hỏi Lý Mậu: “Đây là Nhàn đình thiếp và Tình tuyết thiếp các anh luôn nói tới sao?”

Lý Mậu nói phải.

Kỷ Nguyên hỏi: “Tình tuyết thiếp ở chỗ bạn anh?”

Lý Mậu nói: “Phải, báu vật gia truyền của nhà cậu ta.”

Kỷ Nguyên nở nụ cười, hỏi: “Bạn anh có phải họ Phó không?”

Lý Mậu kinh ngạc, nói phải.

Kỷ Nguyên nói: “Xem ra, Tứ diện Phật vẫn rất linh nghiệm.”

Lý Mậu càng kinh ngạc hơn.

Kỷ Nguyên mỉm cười, nói: “Ông chú út nhà em thích viết chữ, ông ấy có giữ một bức tự thiếp, cũng gọi là Nhàn đình thiếp.”