Chủ Nông Trường Thập Niên 70 [Hệ Thống]

Chương 16: Cơ Hội (1)




Vấn đề này vẫn day dứt mãi đến khi anh gặp được bác cả của mình, cũng chính vị đại đội trưởng đạp xe trở về từ huyện thành. Anh mới chợt nảy ra ý tưởng, xe – xe đạp – xe ô tô, anh biết lái xe mà!

Anh chính là tài xế lão luyện mười mấy năm đấy!

Thời đại này, anh nhớ người biết lái xe đều là nhân tài, nói ra ngoài sẽ được mọi người gọi là bậc thầy cả đời, nhân tài hiếm có đó!

Hình như đãi ngộ cũng không tồi, anh nhớ nguyên chủ có một người bạn cùng lớn lên từ nhỏ khoác lác rằng, có chú út của một người bạn biết lái xe, đãi ngộ cực tốt.

Anh trở nên hào hứng, sau đó bắt đầu tính toán tỉ mỉ. Phải lấy lý do gì để giải thích việc mình biết lái xe đây? Sau đó tìm một công việc rời đi mảnh đất này.

Trần Kiến Quân lại bất đắc dĩ trở về từ trên núi, anh cảm thấy mình phải thử nhiều lần, nhất định sẽ bắt được con gà rừng nhanh nhạy kia. Lúc anh trở về, thì trông thấy Hứa Hiểu đang ngồi bên ô cửa, dùng máy khâu may bộ quần áo nhỏ nhỏ và áo trẻ sơ sinh, vẻ mặt đầy dịu dàng.

Khó trách nguyên chủ trúng tiếng sét ái tình với cô thiếu nữ trắng nõn với nụ cười ngọt ngào xinh đẹp, quả thật thu hút ánh mắt của người khác.

Nếu mình không tới, chắc hẳn cảnh này sẽ không lại xuất hiện đâu nhỉ? Vì vậy, tuy anh chiếm lấy cơ thể của nguyên chủ, cũng không phải là vô ích.

Nói ra, máy may cũng là một trong bốn đồ vật lớn. Nếu không phải Hứa Hiểu có anh trai đi lính, thì cũng không lấy được một món hồi môn như vậy.

Anh nhìn thấy cô dâu cả có một chiếc máy may, bèn hạ quyết tâm lấy tiền tiết kiệm ra. Sau đó anh nhờ bác hai giúp đỡ, nghĩ mọi cách mua được một chiếc xe đạp.

Bây giờ chiếc xe đạp kia vẫn còn đang khóa trong phòng ba mẹ anh, sẽ không dễ dàng lấy ra khoe khoang. Lúc này, xe đạp cũng giống như BMW đời sau vậy, rất ít người có được, nói ra sẽ thu được một đống ánh mắt ngưỡng mộ.

Trần Kiến Quân thu lại những suy nghĩ lung tung của mình. Cả người đầy mùi mồ hôi khó ngửi trở về từ trên núi. Anh muốn đi tắm rửa, vì vậy lật tìm quần áo của mình. Tối hôm qua đã giặt khô rồi, Hứa Hiểu cũng thu vào nhà. Anh cầm đi thay, trên người anh cũng chỉ có ba bộ quần áo. Một bộ là quần áo mới hôm mặc hôm kết hôn, bây giờ áp đáy hòm làm bảo vật, không phải là trường hợp lớn thì sẽ không mặc tới. Ngoài ra còn có hai bộ khác, cực kỳ đơn giản bớt việc, hoàn toàn không cần lo nghĩ ngày mai mặc gì, dù sao cũng chẳng có mà chọn.

Quần áo vá chằng vá chịt cũng là bảo bối.

Cũng may, lúc này màu sắc quần áo cũng chỉ có mấy kiểu như vậy, dù có vá nhiều đến đây, thì gần như đều cùng một tông màu, sẽ không bị ném mặt mũi đến tận trời. Chẳng qua trông có vẻ rách nát một chút, ừm, không đúng, đây gọi là xu hướng. Trần Kiến Quân nhớ đến những chiếc quần thủng và áo cố ý vá lên của đời sau, bỗng ‘A Quy’ nghĩ: Mình cũng coi như đang chạy trước xu hướng nhỉ?

Sau đó, anh đi tắm rửa. Thật ra phòng tắm kia là một chiếc lều được dựng tạm ở sau nhà. Phía dưới lát một phiến đá bằng phẳng, vô cùng đơn sơ, cũng không thể che được tầm mắt của người khác. Anh vừa cúi đầu còn có thể nhìn thấy con kiến bò tới bò lui dưới chân một cách rõ ràng.

Chuyện này vẫn còn có thể nhịn, nhưng điều làm anh khó có thể chịu đựng là bên cạnh nơi này một chút chính là nhà vệ sinh công cộng.

Đúng vậy, ngoại trừ thùng nhỏ dùng để đi tiểu trong nhà ra, thì gia đình không có nơi đi vệ sinh nặng. Họ muốn đi nặng thì phải đến nhà vệ sinh công cộng, đến lúc đó bên trong đầy phân rồi, lại gánh ra ruộng đổ. Nếu nhà ai muốn tự ý giữ lại dùng cho ruộng nhà mình thì đó chính là rút lông của chủ nghĩa xã hội.