Chuyện Cũ

Chương 8: Hồi ức




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Lúc tôi và Thái Thanh Hứa về đến nhà, bác trai và ông Thái đang ở phòng lớn chờ chúng tôi.

“Bác liên lạc được với trạm trưởng cũ của trạm lâm nghiệp Ung Dương rồi, nhưng chuyện từ nhiều năm trước như vậy, không biết ông ấy còn nhớ được bao nhiêu, ” bác trai nói với tôi, “Bác gọi lại cho ông ấy cháu tự nói chuyện nhé.”

“Vâng ạ, ” tôi vội vàng đáp, “Cảm ơn bác.” Tôi thật sự không thể ngờ nhanh như vậy đã có thể liên lạc được với người bên Ung Dương.

Bác trai đưa điện thoại lên, phất phất tay với tôi, ra hiệu đừng khách sáo.”A lô! Bác trạm trưởng à, cháu là Tiểu Thái. Bác chờ một chút, Tiểu Tằng về rồi, cháu bảo nó ra nói chuyện với bác nhé.”

“A lô, cháu chào ông ạ, ” tôi nhận lấy điện thoại cảm thấy rất hồi hộp, ” Cháu là Tằng Tùng Viễn, là cháu nội của ông Tằng Tử Phồn ạ.”

“Nghe nói ông cháu đã qua đời, chia buồn với gia đình cháu.” Giọng nói phía bên kia đầu dây rõ ràng ổn định, xem ra trạm trưởng vẫn vô cùng khỏe mạnh, hi vọng ông ấy có thể nhớ được chuyện năm đó của ông nội.

“Cháu cảm ơn ông. À ông ơi, thực ra cháu muốn hỏi ông để biết về quá khứ của ông nội cháu, muốn viết chút về cuộc đời và những gì ông cháu từng trải qua.” Tôi bịa ra một câu chuyện, dù sao chuyện nghi ngờ thân phận như vậy nói cho người ngoài biết cũng không hay. Nghe tôi nói như vậy, người nhà họ Thái cũng không biểu hiện gì, hiển nhiên họ có thể hiểu được.

“Cuộc đời từng trải à, ” đầu bên kia điện thoại cảm khái, “chuyện của lão Tằng ông cũng vừa cố nhớ lại đây, về tuổi tác thì ông ấy lớn hơn ông rất nhiều, lúc ông vừa tới Ung Dương làm việc, ông cháu cũng có tuổi rồi. Ông ấy không phải nhân viên kiểm lâm, là người lái tàu thuyền, chuyển nghề đến. Lúc đó ông ở trạm lâm nghiệp, ông ấy ở trạm vận tải đường thủy, ông cháu là một tay lão luyện ở trạm vận tải đường thủy Ung Dương.”

“Trạm vận tải đường thủy ạ?” Tôi không nghĩ tới là trạm vận tải đường thủy, tuy rằng cha mẹ tôi đều làm trong hệ thống lâm nghiệp, nhưng đối với cơ cấu lâm nghiệp tôi cũng không phải hiểu rất rõ.

“Ừ, ông nghe nói kỹ năng bơi của ông cháu rất tốt, con người thành thật ít nói, lại còn viết chữ đẹp, là do trước đây từng được đi học. Lúc đó trạm mua sắm, trạm vận tải đường thủy vẫn thuộc quản lý của binh đoàn kiến thiết sản xuất, bên trên vốn muốn để ông cháu làm văn chức, nhưng không bỏ được kỹ năng bơi tốt của ông ấy, lại nói ông cháu là chuyển nghề đến, ông cháu hẳn là vẫn luôn làm người lái tàu đến lúc về hưu.”

“Ông… trước có hay nói chuyện với ông cháu không ạ?” Xem ra này vị trạm trưởng đã về hưu này cũng không thân thiết với ông tôi lắm.

“Không nói quá nhiều thì phải, ông cũng nhớ không rõ lắm, ” trạm trưởng trả lời, “Ông lúc đó là nhân viên kiểm lâm, không ở cùng chỗ của các công nhân chuyển nghề.”

“Vậy ông có còn nhớ ông nội chạu có quen biết ai nữa không ạ?”

“Tiểu Tằng à, ông và ông cháu không phải người cùng lứa. Lúc ông cháu về hưu ông mới đến làm việc được mấy năm, cháu xem bây giờ ông đã là một lão già về hưu, muốn tìm đồng nghiệp năm đó của ông cháu thật sự là quá khó khăn.”

“Vâng ạ, ” tôi cố bình tĩnh lại, cười nói, “Cháu cảm ơn ông ạ”

“Ôi, ơn huệ gì, ông không giúp được gì cháu thực sự là ngại quá…”

“Không sao đâu ạ…”

Hàn huyên thêm vài câu, tôi mới cúp điện thoại.

“Thế nào?” Thái Thanh Hứa hỏi tôi, “Trạm trưởng cũ không quen ông anh à?”

Tôi lắc đầu một cái: “Ông ấy nói ông ấy là nhân viên kiểm lâm, tổ phụ là vận tải đường thuỷ đứng chuyển nghề công nhân, không quá ở chung cùng nhau.”

“Trạm vận tải đường thủy là cái gì?” Thái Thanh Hứa một mặt mờ mịt.

Bác trai giải thích: “Năm ấy, hệ thống lâm nghiệp còn chưa độc lập. Trồng cây lấy gỗ, mua bán và vận chuyển đều thuộc cơ cấu quản lí khác nhau, phải lệ thuộc vào các xã của người dân địa phương hay binh đoàn kiến thiết ( binh đoàn sản xuất và xây dựng). Việc trồng cây lấy gỗ một cách khoa học được các nhân viên kỹ thuật của trạm lâm nghiệp lên kế hoạch. Trong khi trạm mua bán thì phụ trách về số lượng và đăng kí phiếu còn trạm vận chuyển thì phụ trách vận chuyển bằng đường thủy.”

“Cháu biết, năm đó gỗ đều là dùng trúc đinh và nhánh trúc làm thành bè, sau đó di chuyển bằng cách thả trôi theo dòng nước, ” Thái Thanh Hứa đáp, “Không ngờ còn có người chuyên môn phụ trách nữa.”

“Công nhân chuyển nghề là sao ạ?” Tôi hỏi.

“Lúc đó giải phóng quân xuôi đến phương Nam cơ bản đều là gọi binh đoàn kiến thiết sản xuất, công nhân chuyển nghề hẳn là chỉ binh lính quốc quân, được hưởng đãi ngộ của công nhân bình thường, thế nhưng không được nâng lên làm cán bộ.” Bác trai giải thích tiếp.

“Ông nội cháu xưa nay không đề cập tới việc đầu quân đi lính, ” tôi lắc đầu, “Cháu không biết ông cháu có từng tham gia quân đội không, nhưng cháu từng thấy ông dọn dẹp quân hiệu, là ngôi sao năm cánh màu đỏ*.”

*Biểu tượng của xã hội chủ nghĩa

Ông nội Thái thở dài: “Có lẽ ông cháu là giải phóng quân, nhưng Tằng Tử Phồn thì đúng là quốc quân. Năm đó kháng Nhật bị bắt gia nhập quân đội, di chuyển liên tục hơn nửa Trung Quốc, sức khỏe khi đó trở nên kém, thành ra mất khi còn xuân xanh.”

“Ôi chao, niên đại đó còn bắt lính tham quân, ” Thái Thanh Hứa thở dài nói, “NhưngTùng Viễn này ông cháu thật sự là giải phóng quân sao?”

Tôi chần chừ lắc đầu: “Cháu cũng không rõ.”

“Ông ấy thay thế thân phận ông Tử Phồn lại cam tâm tình nguyện trở thành công nhân chuyển nghề.” Thái Thanh Hứa nói.

“Hơn nữa điều chỉnh đuôi thuyền cực kỳ nguy hiểm, gặp phải bãi cát ngầm hay mạch nước ngầm rất dễ xảy ra sự cố không may.” Bác trai bổ sung.

Tôi chỉ có thể nói nhỏ: “Ông nội nhất định có lý do của riêng mình.”

Tôi thật khờ, niên đại đó làm sao có ai chưa từng bị cuốn vào chiến tranh. Thế nhưng tôi nghĩ tới thân thể gầy gò già yếu của ông những năm tháng tuổi già, ở viện dưỡng lão tôi từng ôm ông ngồi lên ghế lăn, ông lão tóc bạc trắng ấn nhẹ tới mức như cả cơ thể chỉ còn sức nặng của một bộ xương. Tôi không thể nào tưởng tượng được thân thể đó từng khỏe mạnh cường tráng ra sao, tôi không thể nào tưởng tượng được ông nam chinh bắc chiến thế nào, tôi không thể nào tưởng tượng được ông di chuyển cái bè nhỏ tiến lên trong dòng nước chảy xiết như thế nào.

Tôi ngồi một người trong căn phòng yên tĩnh, không nhịn được lấy bức ảnh ba người chụp ảnh chung cũ kia ra xem.

Người bên trái nở nụ cười đôn hậu, ánh mắt ôn hòa, đó là thiếu gia Đại An Quyến Tiêu Quang Bảo, mất năm 1936 vì trúng đạn lạc trong đợt Lư bộ đoạt lương thực. Người thanh niên nên phải nở nụ cười nghiêm túc, ánh mắt sáng rạng, con trai Lư Minh Huân của chỉ huy Lư, năm 1937 chết trận trên chiến trường Thượng Hải. Người ở giữa nhã nhặn tuấn tú, nụ cười dịu dàng ấm áp từng theo quốc quân kháng Nhật, đến năm 1961 chết bởi bệnh thương hàn ra đi ở quê hương. Đó là người ông nội đã lấy ra mấy chục năm cuộc đời để giữ lại một cái tên ── Tằng Tử Phồn.

“Một kẻ trên trời, một kẻ ở góc bể…” Tôi nhớ tới câu viết sau bức ảnh kia, trong lòng buồn chông chênh. Đến giờ, cuối cùng những người thuở ấy cũng gặp lại nhau rồi.

“Tùng Viễn…”

Giọng nói Thái Thanh Hứa cắt ngang tâm tư tôi, tay cầm bức ảnh run lên, ảnh rơi xuống dưới đất.

“Tùng Viễn, ” Thái Thanh Hứa đi vào cửa, “Đừng suy nghĩ quá nhiều, chúng ta hãy chờ tin tức của chú. Em bóc cam cho anh ăn nhé?” Trên tay cậu ấy cầm hai quả cam, nghiêng đầu cười với tôi.

Tôi nhặt bức ảnh lên, nhìn những thanh niên xuân xanh dào dạt đang cười. Năm nào đó tháng nào đó, tôi sẽ dùng tâm trạng thế nào theo đuổi nụ cười bây giờ của mình đây khi tất cả đã hóa kí ức? Cũng như tấm hình kia vậy, lúc chụp nó ai có thể nghĩ đến nhiều năm sau hồi ức lại trở nên sầu đau buồn bã thế này.

“Anh đó, thực sự là suy nghĩ quá nhiều rồi.” Thái Thanh Hứa ngồi xuống bên cạnh tôi, từ từ bóc vỏ cam ra. Tinh dầu lan trong không khí làm đôi mắt tôi cay.

“Để anh tự làm.” Tôi đưa tay ra.

Thái Thanh Hứa nhét một múi cam vào trong miệng tôi: “Đều là chuyện đã qua, bây giờ có nói gì hay buồn bã thì cũng không để làm gì? Lúc đó họ cũng bị vận mệnh đưa đẩy.”

Tôi yên lặng ăn, cũng không trả lời.

“Ôi, chua quá, ” Thái Thanh Hứa ăn một múi cam, lập tức nhăn mặt lại, “Tùng Viễn, dù cho ông nội anh có là ai, tình thân của hai người cũng sẽ không thay đổi. Nếu như, em nói lỡ như như cuối cùng chúng ta không tìm được thân phận thật sự của ônh, em hi vọng anh sẽ chuẩn bị tâm lý thật tốt, để chuyện này lại đằng sau. Ông nội anh cũng coi như cầu nhân đến nhân, ông cũng không muốn anh buồn bã thế này đâu.”

Trong cổ họng còn vị cam chua ngọt và đắng của tinh dầu hòa lẫn khiến lưỡi tôi tê liệt. Một câu giản đơn cũng không thể mở miệng đáp.

Ngày hôm sau cậu hai của Thái Thanh Hứa gọi điện thoại từ thị trấn đến. Bọn họ tra được hồ sơ danh sách tốt nghiệp của các học sinh ở Khê Nam năm 1935, Tiêu Quang Bảo, Lư Minh Huân và Tằng Tử Phồn đều là học sinh cùng khóa. Bọn họ suy đoán kia bức ảnh chụp chung nhiều người kia liên quan đến khóa học sinh đó.

Trong lòng tôi lần thứ hai dấy lên hi vọng.

_______________________________
<cite>Không biết vì sao hôm nay Hạ Xưa lại nhớ hồi thơ ấu của mình. Lúc đó ngôi nhà Hạ Xưa sống phía sau có một khu vườn nhỏ. Cũng không phải nhỏ lắm nhưng vì không trồng rau quét dọn gì nên cỏ cây gạch đá khá nhiều. Sau vườn có 3 cây mơ lớn, có cây vải, có xương sông, cỏ lác, cây leo… Không biết có phải do đã lãng quên hay thời gian gắn bó quá ít nên Hạ Xưa thật sự không được ăn quả mơ nào không mà giờ nghĩ lại trong ký ức chỉ có những tháng ngày cây trụi lủi. À cũng không hẳn là trụi lủi, có một lần rán tóp mỡ, Hạ Xưa nghe người ta bảo tóp mỡ ăn kèm lá mơ rất ngon nên đã đi ra vườn hái lá mơ ăn kèm đó. Nhưng mà không ngon chút nào… mãi sau này Hạ Xưa mới biết lá mơ mọi người nói và lá mơ Hạ Xưa nghĩ và ăn không phải cùng một loại.</cite>

<cite>Cỏ lác đẹp chưa này, nhưng rất khó để lấy. Hồi xưa lại không nghĩ đến việc dùng kéo???</cite>

<cite></cite><cite></cite>

<cite>Về hoa mơ thì phải nói là rất đẹp. Mùa xuân nở trắng tinh khôi rực rỡ thuần khiết hơn cả hoa đào luôn. Bạn nào có dip đi qua Mộc Châu mùa hoa nở thì chắc chắn sẽ được ngắm.</cite>