Cổ Đại Khó Kiếm Cơm

Chương 32




Thẩm Hi cảm thán một hồi lâu, lại oán giận cái xã hội phong kiến cổ hủ này xong mới đi ra ngoài, tìm hai hòn đá lớn về rửa sạch, để dành sau này ép đậu.

Nàng mới về đến nhà, Thẩm Hi lại nghĩ đến có lẽ người ở đây chưa thấy đậu phụ bao giờ, không biết ăn ra sao, cần viết cái thực đơn quảng cáo, vì vậy nàng lại ra đường tìm một thư sinh chuyên bày sạp bán chữ, khiến hắn viết hai chữ ‘đậu phụ’ lên tấm vải, dưới hay chữ lớn này là dòng chữ nhỏ ‘Chiên xào rán hầm đều được’. Làm xong cái biển hiệu nàng vẫn thấy hơi sơ sài, bèn bảo thư sinh viết thêm hai tờ thực đơn, trên đó có mấy cách nấu đậu phụ chủ yếu. Nàng mang tấm vải về nhà, khâu hai mép lại rồi luồn vào hai cây tre, làm thành biểu hiệu đơn giản như mấy gian hàng rong ở hiện đại hay làm, hai tờ thực đơn thì bồi lại cho cứng rồi treo dưới tấm biển để mọi người tiện nhìn.

Khay với khuôn đậu và cái xe đẩy phải mấy ngày mới làm xong nên mấy hôm sau Thẩm Hi khá rảnh, nghĩ đến sau này bận rộn buôn bán, nàng đi tiệm vải mua tấm vải bông mềm với ít bông, định làm ít chăn đệm với tã cho đứa bé. Thời này người phụ nữ nào cũng là một thợ may, nên ở cửa hàng vải không thường có quần áo làm sẵn, mà nếu có thì chỉ có quần áo người lớn, quần áo trẻ con cơ hồ không thấy bán. Tuy là Thẩm Hi biết làm quần áo người lớn nhưng quần áo trẻ con thì chịu, không thể làm như kiểu rút nhỏ quần áo người lớn là xong. Nàng do dự một hồi, chưa dám cắt may, bỗng nhớ tới PHÙNG NƯƠNG TỬ biết may vá, nhà nàng lại có trẻ con, mà bụng nàng ngày càng lớn dần lên, khi đó để người ta đoán già đoán non không bằng nói thẳng từ bây giờ, nếu không khi đó người ta xì xào bàn tán không biết sẽ ra sao.

Nghĩ đến đây, Thẩm Hi liền mang vải sang gian nhà giữa, đứng trước cửa gọi: “Phùng tỉ tỉ, ngươi có nhà không?” PHÙNG NƯƠNG TỬ vội đi từ trong nhà ra đón, khuôn mặt tươi cười: “Muội tử tìm ta có chuyện gì?” Thấy nàng ta không định để mình đi vào, Thẩm Hi đoán PHÙNG HUÂNđang ở nhà, vội trả lời: “Phùng tỉ tỉ, giờ ngươi có thời gian không? Ta không biết làm bộ quần áo này kiểu gì, muốn nhờ tỉ dạy cho ta.” PHÙNG NƯƠNG TỬ nhìn vào trong nhà, nhẹ giọng nói: “Giờ ta đi không được, chờ lát nữa rảnh ta sẽ sang nhà ngươi vậy.” Thẩm Hi cũng không muốn thấy PH, PHÙNG NƯƠNG TỬ nói thế đúng ý nàng, bèn cáo từ: “Vậy Phùng tỉ tỉ ngươi trước vội đi, ta về nhà chờ.”

Thẩm Hi trở về nhà, nhìn nhìn mảnh vải, định cát rồi lại thôi, đành gấp lại để chờ PHÙNG NƯƠNG TỬ sang dạy mình hẵng làm. Nhưng nàng đợi mãi, không biết PHÙNG NƯƠNG TỬ đang bận cái gì mà lâu thế, mãi đến trời tối trăng lên vẫn chưa thấy nàng ta tới, Thẩm Hi thầm nghĩ người này cũng quá tùy tiện, không giữ chữ tín gì cả, không sang được hay có việc gì cũng phải nói một tiếng chứ. Bất đắc dĩ, nàng đành cất hết vải vóc kim chỉ đi, đợi sáng mai đi tiệm vải hỏi người ta.

Hôm sau Thẩm Hi ăn sáng xong liền cầm vải tới cửa hàng, may là buổi sáng không có khách nên hai vợ chồng chủ cửa hàng đều rảnh rỗi. Hai người trạc 40 tuổi, rất khéo tay, không chỉ biết cắt sửa quần áo mà may cũng khéo, nghe Thẩm Hi nói lí do, bà chủ đã là mẹ của 6 đứa con nhiệt tình giúp nàng cắt hộ mấy thân quần áo sơ sinh, còn không ngừng miệng truyền thụ lại kinh nghiệm sinh đẻ, nuôi dạy con cho tốt. Thẩm Hi lần đầu mang thai, rất cần những kinh nghiệm này nên chăm chú lắng nghe. Hai người trò truyện rôm rả, đến khi có khách tiến vào nàng mới cảm ơn người ta rồi cáo từ, vị bà chủ hòa ái kia còn dặn: “Thẩm nương tử, về sau có gì không hiểu cứ tới tìm ta, thẩm mang thai 6 lần, đứa nào cũng khỏe mạnh lớn nhanh, chưa đứa nào chết cả...” làm nàng nghe mà giật mình, lảo đảo suýt ngã. Chưa đứa nào chết, không ai bị chết... nàng cảm giác đây không phải thai phụ mang thai sinh con mà là lợn nái đi...

Ở hiện đại, tỉ lệ sinh đẻ thành công còn chưa đến 100%, nhưng chắc chắn phải hơn 90% rồi, tuy là vẫn có trẻ chết non hay thai chết lưu, nhưng đó là do bệnh di truyền, có sinh ra cũng không sống được. Dù có trương hợp thai ngược hay cơ thể mẹ có vấn đề nhưng đã có sinh mổ, có đứa bé mới hơn 6 7 tháng đã phải mổ ra ngoài nhưng cho vào lồng kính là xong hết. Còn chưa kể ở hiện đại chưa hẳn giàu có toàn diện nhưng chưa có trường hợp đứa bé nào bị chết đói, có phát sốt hay cảm cúm đều tới bệnh viện, trừ phi là bệnh bẩm sinh như máu trắng, suy tim không thì khó mà chết được.

Mà ở nơi này, “không đứa nào chết” trở thành niềm tự hào, Thẩm Hi cảm giác không ổn. Không được chủ quan, phải chuẩn bị hết thảy xong xuôi cho việc sinh nở, không thể để đứa bé gặp phải chút nguy hiểm nào. Nhưng tóm lại, tiền đề để chuẩn bị tốt hết thảy chính là tiền, không có tiền, cả bà mụ cũng không có, làm sao sinh được? Thẩm Hi hạ quyết tâm thép, nắm chặt tấm vải trong tay: Nhất định phải kiếm tiền, kiếm thật nhiều tiền!

Về đến nhà, nàng lấy kim chỉ ra bắt đầu may vá quần áo cho đứa bé. Tính ra kích thước quần áo khá nhỏ, còn chưa lớn bằng quần áo cho búp bê, nàng sợ sau này đứa bé không mặc vừa được, nhưng lại nghĩ đại thẩm kia sinh 6 đứa con rồi, kinh nghiệm đầy minh, nàng đừng có sửa lại linh tinh thì tốt hơn. Nàng có việc phải làm, mấy hôm sau chỉ ở trong nhà không ra khỏi cửa.

Bốn ngày sau, thợ mộc đưa đồ đã làm xong đến cho nàng, lúc này Thẩm Hi mới gác lại chuyện làm quần áo trẻ con, bắt đầu ngâm đỗ, chuẩn bị mai làm đậu phụ đi bán, mà cả mấy ngày hôm nay PHÙNG NƯƠNG TỬ vẫn không đến, lúc ra vào có thấy mặt Thẩm Hi cũng chỉ chào hỏi bình thường, không nhắc một tiếng đến chuyện nàng nhờ. Qua chuyện này Thẩm Hi hiểu được thế nào là ngoài nóng trong lạnh,, cũng biết không phải ai cũng nhiệt tình như mặt ngoài, nàng càng cố gắng làm việc hơn, không muốn cậy nhờ ai.

Đậu tương buổi chiều đã ngâm, đến tối Thẩm Hi bắt đầu cho vào cối xay, lúc còn ở Tây Cốc trấn nàng không phải đẩy cối, toàn để người mù làm, giờ người mù không còn nữa, nàng chỉ đành làm rồi nghỉ, nghỉ lại đẩy tiếp, một hồi sau cánh tay nàng đã nhức mỏi không chịu nổi, Thẩm Hi cắn răng chịu đau, cố mài hết số đậu. Cánh tay càng nhức, nàng càng nhớ người mù, tuy hắn tàn tật nhưng vẫn là người đàn ông, sức khỏe hơn hẳn phụ nữ chân yếu tay mềm. Trước đây nàng nhìn hắn điềm nhiên như không mà đẩy cối xay, cái cối xoay tròn từng vòng từng vòng, đậu chảy xuống ào ào, nhìn lại giờ nàng làm, đến nửa đêm mài hết số đậu này cũng là nhanh rồi. Còn nữa, khi đó người mù yên lặng ngồi trên kháng, dù hắn không phát ra âm thanh gì Thẩm Hi cũng chưa thấy cô đơn bao giờ, nhưng bây giờ một mình trong căm phòng trống trai, chỉ có ngọn đèn leo lét, Thẩm Hi cảm giác trong lòng trống rỗng, không nhấc nổi tay đẩy cối.

Đẩy cối đến nửa đêm mới xay hết đỗ tương, Thẩm Hi nắn nắn cánh tay đau nhức mà bò lên trên giường nằm xuống, không khỏi thở dài, ổ chăn lạnh lẽo trống vắng, nếu người mù còn ở, giờ chăn đệm đã ấm áp sẵn rồi, cả cánh tay cũng không đến nỗi chịu nhức như bây giờ. Thẩm Hi mang theo nỗi tưởng niệm người mù mà chìm vào giấc ngủ.

Ngủ chưa được bao lâu nàng đã dậy, người gõ mõ cầm canh trên đường mới gõ canh tư, nàng sờ soạng xuống giường thắp đèn, nhóm lò đun nước đậu. Bận rộn một hồi, qua canh năm Thẩm Hi mới làm xong đậu phụ với đậu phụ khô, nàng chuyển đậu lên xe đẩy, mở cửa đẩy cái xe ra rồi đóng cửa lại, lúc này mới đẩy xe ra chợ.

[đậu phụ khô: cách làm gần giống đậu phụ bình thường, nhưng miếng đậu to, mỏng và được ép khô nước]

Chợ ở đây rộng hơn chợ ở Tây Cốc trấn, quy mô không kém gì chợ đời sau. Thẩm Hi dù đến sớm nhưng nhiều người còn sớm hơn nàng, dù sao người ở đây luôn ngủ sớm dậy sớm. Vì nàng tới sớm nên chiếm được một chỗ bán khá tốt, chô này ngay cạnh đường đi vào trong chợ, chỉ cần ai vào chợ cũng sẽ qua chỗ nàng. Thẩm Hi dựng cái biển vải lên, dựa vào bên xe đẩy, nhìn nó đã để thẳng mới yên tâm nhìn nhìn xung quanh.

Trong chợ chưa có nhiều người, phần lớn là mấy quán bán đồ ăn, bánh bao, màn thầu, bán cháo linh tinh, có quán đã có mấy người khách đang ngồi ăn. Sáng nay Thẩm Hi ở nhà chỉ uống một bát sữa đậu nên giò hơi đói, nàng đi đến quán bánh bao mua hai cái, mới về đến sạp, còn chưa cắn đến miếng thứ hai đã có khách đến. Người khách là vị lão đại gia hơn 60 tuổi, ông đi đến gần, nhìn nhìn tấm vải nàng treo, hỏi: “Tiểu nương tử, thứ màu trắng này là đậu phụ phải không? Đậu phụ, là lấy đậu làm thành sao? Có loại đậu nào là màu trắng để làm ra thứ trắng như thế này à?” Thẩm Hi vội để cái bánh bao sang một bên, nhìn ông nàng không khỏi nhớ tới Lý Trinh Lý lão tiên sinh, nàng giải thích: “Thứ đậu phj này đúng là làm từ đậu, nhưng không phải đậu trắng, mà là đỗ tương, đây, mời ngài nếm thử trước, xem có hợp khẩu vị ngài không?”

Nàng cắt lấy một miếng đậu nhỏ đưa cho ông, vị lão gia này cũng nghiêm túc nếm thử, nuốt xong mới khen: “Ăn ngon, không có mùi đậu sống, thơm, lại còn hơi ngọt. Tiểu nương tử, cái này bán ra sao?” Thẩm Hi sớm điều tra giá cả xung quanh, giá hàng ở đây đắt hơn ở Tây Cốc trấn đậu phụ không thể quá rẻ, nàng còn tốn tiền thuê nhà, lại sắp sinh con, nếu lấy rẻ quá không có hời, nhưng hôm nay là ngày mở hàng, không thể bán quá đắt, sẽ không có khách. Nghĩ vậy, nàng cắt một miếng bằng cái gạt tàn, chừng 2/3 bàn tay, cười nói: “Lão gia tử, ngài là vị khách đầu tiên, ta tính rẻ cho ngài. Miếng này 5 văn, ngài mang về chỉ cần thêm chút muối, hành lá thái nhỏ trộn lên ăn luôn, hoặc cắt miếng nhỏ nấu canh, hay hầm với đồ khác cũng được, đơn giản nhất là cắt ra chấm tương cũng rất ngon.” Vị lão gia tử cười thoải mái: “Vậy cho ta hai miếng, mang về cho lão bà tử ở nhà nếm thử đồ mới, đỡ bị nàng nói ta không nghĩ đến nàng.” “Được rồi”, Thẩm Hi lấy giấy dầu gói kĩ hai miếng đậu, đưa cho ông còn nhắc: “Đại gia, ngài cầm cẩn thận, cái này mềm nên hơi rỉ nước, đừng bị nước nhỏ lên quần áo.”

Lão gia tử gật đầu, cầm lấy hai miếng đậu đi rồi.

Thẩm Hi nhìn dáng vẻ vội vàng của ông, lại thấy ông có vẻ đi đứng hơi khó vì phải bưng miếng đậu, vỗ đầu: nàng đúng là ngớ ngẩn, biết làm túi giấy đựng điểm tâm cho tiện mà không nhớ phải làm mấy cái túi giấy dầu cho khách mua đậu mang về cho dễ.