Cơ Khát

Chương 1-2: Trung




Tuần bị mang tới một tòa nhà theo lối kiến trúc cổ của Nhật.

Lấy “khô cảnh” chiếm gần 360 thước vuông* làm trung tâm, mỗi phương liên kết cùng một kiểu kiến trúc truyền thống của Nhật, bốn tòa nhà nối với nhau tạo thành một khung hình vuông, vây quanh trụ trung ương là “khô cảnh”.

Khô cảnh – là hoa viên nhỏ trong sân nhà. Thềm đá mang hương vị cổ xưa, những cây tùng thấp được cắt tỉa gọn gàng, nước chảy xuyên qua thạch kiều* thanh nhã, tượng đá tráng lệ, đèn đá nhỏ, chậu đá, cùng với mộc mạc trà đình, nơi nơi đều hiển hiện tài lực và mắt thẩm mỹ tinh tế của chủ nhân.

Kiến trúc cổ của Nhật thường sử dụng gỗ tùng làm vật liệu xây dựng, các tòa nhà ở bốn phương xung quanh cũng không ngoại lệ, gần như là giống nhau hoàn toàn.

Mái nhà cao nhất được thiết kế nguy nga, tráng lệ; mái hiên rộng, vách ngăn giữa các phòng được tháo bỏ; bên trong và bên ngoài khu được ngăn bằng những ô vuông cửa trơn nhẵn, bộ phận còn lại là sử dụng bình phong bán trong suốt hoặc loại bình phong dầy và tối màu.

Đông uyển, ở bên trái đại môn, hướng mặt trời lên, cũng là nơi ở dành cho người hầu của Thương Minh gia; Tây uyển, ở bên phải, là khu vực của hai vị thiếu chủ; Nam uyển, đối diện tường cao vây quanh đại môn, là khách phòng cùng phòng họp; Bắc uyển, sau tầng tầng lớp lớp bảo vệ, chính là nơi ở của kẻ đứng đầu Thương Minh gia.

Bốn tòa nhà nối với nhau bằng hành lang gấp khúc liên tiếp, cho nên hành lang gấp khúc trở thành nơi liên kết giữa không gian bên trong và ngoài. Theo kiến trúc Nhật, sàn nhà nâng cao hơn so với mặt đất giúp cho phòng ở được thoáng khí.

Xung quanh bốn tòa nhà lấy số mẫu* đất theo phong thủy để trồng hoa anh đào làm thành hàng chắn, còn bên ngoài rừng anh đào mới là tường vây cao ngất bảo vệ đại môn, cảnh vệ tuần tra thì được sắp xếp ở mấy gian nhỏ ngoài rìa phía đông.

Lâu Thế Tuần cứ như thế bị mang vào nơi xa hoa này. Hắn cũng không hiểu được đông tây nam bắc mấy tòa nhà đó có ý nghĩa gì, chỉ biết mình bị đưa đến một gian phòng ở phía đông, phía trên có treo bảng hiệu là “Sinh môn”.

Hắn bị mang đi tẩy rửa sạch sẽ, thay áo tắm mùa hè. Lần thứ hai được người ta dẫn về Sinh môn, đã có một nữ tử ngồi quỳ ở đó chờ sẵn.

Lâu Thế Tuần nơm nớp lo sợ cũng ngồi quỳ xuống đối diện nữ nhân.

“Ta là Thường Trủng Tinh, là quản gia của Thương Minh gia, nói cho ta biết tên của ngươi.” – nữ tử điềm nhiên giới thiệu.

“Tuần, Lâu Thế Tuần.” – Hắn thành thành thật thật nói.

“Thường gia hầu hạ Thương Minh gia đã nhiều đời, ngươi là do tiên sinh mang về, liền ngoan ngoãn nghe lời. Như thế này, tiên sinh bảo ta để ngươi ở đây.” – Thường Trủng Tinh đứng lên, mặt không chút thay đổi.

“Thực xin lỗi, xin hỏi……” – Tuần mở miệng làm Thường Trủng Tinh dừng bước – “Xin hỏi, nơi này là chỗ nào?”

“Sinh môn, là nơi dành cho hạ nhân của Thương Minh gia.” Thường Trủng Tinh quay đầu lại nhìn hắn.

“Ta có thể sẽ bị phái đi làm cái gì?” Nói không sợ nam nhân dẫn hắn về là gạt người, Tuần chỉ có thể hỏi Thường Trủng Tinh trước, xem vận mệnh của hắn sẽ như thế nào?

“Nơi nào thiếu người thì ngươi đi nơi đó, dù sao cũng còn tùy vào tâm trạng của tiên sinh.” – Nàng trả lời, khuôn mặt vẫn không có chút biểu tình như trước, nhưng đáy mắt lại lóe lên tia sáng.

“Ngươi…… tự mình giải quyết cho tốt.” – Lưu lại một câu đầy vẻ ý vị sâu xa, nàng ly khai.

Là ảo giác sao? Đáy mắt nàng hiện lên chính là….cảm thông?

Lâu Thế Tuần bỗng nhiên thấy lạnh run. Chỉ còn một mình hắn ở trong “Sinh môn”, tương lai của hắn, rốt cục đi theo con đường nào?

360 thước vuông: trong QT là “thập bình” – theo phép đo của Nhật thì 36 thước vuông bề mặt là một bình nên ta để như trên cho dễ hiểu.

Thạch kiều: cầu đá.

Mẫu: đơn vị đo diện tích, cứ mười sào là một mẫu (3600 thước vuông tây là một mẫu) =>tính cả cái trên nữa thì nhà anh Tương to khủng khiếp, ta nghĩ chắc bằng với cung điện của thành chủ ngày xưa ở Nhật.^^

Chap sau thụ của chúng ta “thất thân” ^^, bé nào có đầu óc “trong sáng” thì không nên đọc, ta cảnh báo trước hehehe……