Đào Hoa Nguyên Ký

Chương 3: Hóa ra là do hắn trèo cây lấy tổ chim mà ngã khiến ta phải xuyên không




Suy nghĩ trong đầu Hạ Sinh trăm chuyển ngàn hồi, cứ ngốc ra như vậy. Đứa nhỏ trong lòng hình như ngừng khóc rồi, giãy ra khỏi vòng tay của Hạ Sinh, ngẩng đầu dùng đôi mắt ngập lệ nhìn về phía Hạ Sinh: “Phụ thân, người thấy tốt hơn chưa?”

Sau đó không đợi Hạ Sinh trả lời, nó tự mình nhắc đến: “Sáng hôm qua phụ thân nói muốn trèo lên cây bắt lấy ổ chim để thêm món ăn, thế nhưng một chân giẫm vào khoảng không liền rơi xuống… lúc con sợ hãi chạy ra đỡ phụ thân còn cười nói bảo không việc gì, như thế nào lại mê man một ngày một đêm mới tỉnh lại…”

Hạ Sinh chậm rãi tiếp thu tin tức mà cậu bé nói ra. Thân thể này chắc chắn không phải là của cậu, tuy rằng cậu còn chưa nhìn rõ hình dạng của mình bây giờ, nhưng mái tóc dài phía sau có thể chứng minh điều đó vì tóc cậu không dài như vậy.

Hạ Sinh có chút buồn bực, chủ nhân của thân thể này không biết có đầu óc hay không nữa, học gì không học lại đi bắt chước trẻ con trèo cây lấy tổ chim, lại còn bị ngã nữa chứ! Ngươi ngủ thì tốt rồi, còn ta tỉnh lại lại ở trong thân thể này! Chính là bố trẻ con rồi, còn làm việc không nghĩ đến hậu quả như vậy!

Nghĩ đến đây Hạ Sinh không khỏi nghĩ đến trong thế giới kia, thân thể của mình thế nào rồi, cũng không biết có bị hoán đổi linh hồn không nữa… thế nhưng cũng có thể là chết luôn rồi… Bà ngoại nhất định sẽ rất thương tâm… bếp trưởng không biết có khổ sở không? Hẳn là có, chú ấy quan tâm mình như vậy a… Hạ Sinh có điểm buồn bã.

“Phụ thân? phụ thân?” cậu bé thấy Hạ Sinh không phản ứng, lo lắng mà lắc lắc cậu.

Hạ Sinh phục hồi tinh thần, “À, không có việc gì đâu. Con dẫn phụ thân ra ngoài xem được không?” Hạ Sinh muốn nhìn một chút xem thế giới này tột cùng là như thế nào?

Tuy thấy lời nói và hành động của phụ thân có chút kỳ lạ nhưng cậu bé vẫn không nghĩ nhiều lắm, nghe lời kéo tay Hạ Sinh đi ra khỏi phòng, trong sân có không ít cây cối xanh tốt, Hạ Sinh nhìn thoáng qua, bất đắc dĩ mà nghĩ, không biết cái cây nghiệp chướng kia có ở đây không, thật hận không thể một búa mà chặt chết nó đi!

Đẩy cửa viện ra, Hạ Sinh đứng ở cửa, nhìn tất cả trước mắt, không tự chủ được mà sợ ngây người, trong đầu hiện ra dòng chữ đã từng đọc trong sách:

“Vào khoảng triều Thái Nguyên đời Tấn, có một người ở Vũ Lăng làm nghề đánh cá, theo dòng khe mà đi, quên mất đường xa gần, bỗng gặp một rừng hoa đào mọc sát bờ mấy trăm bước, không xen loại cây nào khác, cỏ thơm tươi đẹp, hoa rụng rực rỡ. Người đánh cá lấy làm lạ, tiến thêm vô, muốn đến cuối khu rừng.

Rừng hết thì suối hiện và thấy một ngọn núi. Núi có hang nhỏ, mờ mờ như có ánh sáng, bèn rời thuyền, theo cửa hang mà vô. Mới đầu hang rất hẹp, chỉ vừa lọt một người. Vô vài chục bước, hang mở rộng ra, sáng sủa; đất bằng phẳng trống trải, nhà cửa tề chỉnh, có ruộng tốt, ao đẹp, có loại dâu loại trúc, đường bờ thông nhau, tiếng gà tiếng chó tiếp nhau. Trong đó những người đi lại trồng trọt làm lụng, đàn ông đàn bà ăn bận đều giống người bên ngoài, từ những người già tóc bạc tới những trẻ để trái đào, đều hớn hở vui vẻ.

Họ thấy người đánh cá, rất lấy làm kinh dị, hỏi ở đâu tới. Người đánh cá kể lể đầu đuôi. Họ bèn mời người này về nhà, bày rượu, mổ gà để đãi. Người trong xóm nghe tin, đều lại hỏi thăm. Họ bảo tổ tiên trốn loạn đời Tần, dắt vợ con và người trong ấp lại chỗ hiểm trở xa xôi này rồi không trở ra nữa; từ đó cách biệt hẳn với người ngoài. Họ lại hỏi bấy giờ là đời nào, vì họ không không biết có đời Hán nữa, nói chi đến đời Ngụy và Tấn. Người đánh cá nhất thiết kể lại đủ cả sự tình, họ nghe rồi đều đau xót, than thở. Những người đứng bên đều mời về nhà mình chơi, đều thết đãi ăn uống. Ở lại chơi vài ngày rồi từ biệt ra về. Trong bọn họ có người dặn: “Ðừng kể cho người ngoài hay làm gì nhé!”.

Ra khỏi hang rồi, tìm lại được chiếc thuyền, bèn theo đường cũ mà về, tới đâu đánh dấu chỗ đó. Ðến quận, vào yết kiến quan Thái thú kể lại sự tình. Viên Thái thú sai ngay người đánh cá trở lại, tìm những chỗ trước đã đánh dấu, nhưng mơ hồ, không kiếm được con đường cũ nữa.

Ông Lưu Tử Ký ở đất Nam Dương là bậc cao sĩ, nghe kể chuyện, hân hoan tự đi tìm lấy nơi đó, nhưng chưa tìm ra thì bị bệnh mà mất. Từ đó không ai hỏi thăm đường đi nữa.”[*]

Cảnh tượng trước mắt giống như trong sách miêu tả vậy, nhìn ra xa chính là một mảnh đất rộng rãi, xa xa có núi non, rừng cây trùng trùng điệp điệp xanh mướt, một con sông chảy dài theo đồng ruộng, đồng ruộng có đường nhỏ thông với bốn phía giăng khắp nơi, có thể nhìn thấy những đàn gà đang kiếm ăn chung quanh… tất cả đều toát lên một vẻ bình thản mà hài hòa ấm áp.

Không hiểu vì sao Hạ Sinh lại có cảm giác như lạc vào biển hoa đào, mặc dù xung quanh không nhìn thấy bông hoa nào, nhưng cậu lại cứ nghĩ như vậy.

“Ở đây có hoa đào không?” Hạ Sinh mở miệng hỏi.

“Đương nhiên là có ạ!” Cậu bé trả lời rất nhanh, “Phụ thân người hồ đồ rồi sao? Thôn của chúng ta tên là Đào Hoa mà thế nào lại không có hoa đào, nhưng mà giờ là mùa hè, đào ra quả mất rồi không còn hoa nữa, phải đợi đến tháng ba sang năm, trong thôn nơi nơi đều là hoa đào, đến lúc đó có thể trầm trồ khen ngợi nha!”

Hóa ra suy nghĩ của cậu là sự thật rồi, Hạ Sinh có điểm dở khóc dở cười.

Hạ Sinh cúi đầu suy nghĩ một chút, bảo thằng bé đưa về trong phòng ngồi xuống. Trước tiên cậu cẩn thận đánh giá lại một phen. Cậu vẫn là một người có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh, trong thế giới kia cũng không có chí hướng gì lớn, chỉ làm theo mong đợi của bà ngoại, cố gắng học tập, học xong tìm công việc ổn định, phụng dưỡng ông bà ngoại an dưỡng tuổi già. Cái khác cũng không hề nghĩ đến. Hiện tại không hiểu làm sao lại đến thế giới này, tuy rằng còn chưa rõ ràng đây là nơi nào thời đại nào, có điều có thể nói rằng chủ nhân thân thể này không có chút khái niệm với cuộc sống, từ mái tóc của cậu bé được tết không ra làm sao đến một thân quần áo không hợp đều nhìn ra, đã làm phụ thân mà còn không thể chăm sóc cho chính con trai của mình.

Lại có thể nhìn ra được hài tử này rất thương cha mình. Nghĩ vậy Hạ Sinh không khỏi có chút chua xót trong lòng: chính mình còn chưa bao giờ gặp qua cha ruột, cũng chưa được hưởng qua tình thương của cha, tuy rằng bên ngoài không biểu hiện ra khát vọng nhưng thực sự trong lòng thì vô cùng hy vọng có thể có được sự quan tâm của cha mẹ. Nhưng mà khát vọng đó đã chẳng thể nào thực hiện được nữa, như vậy cậu liền thay thế chủ nhân thân thể này, cố gắng chăm sóc hài tử của hắn, đem tất cả những tình cảm mà mình mong muốn đều đặt lên người đứa bé này đi.

Hạ Sinh lộ ra nụ cười đầu tiên từ lúc thanh tỉnh đến giờ, cậu cũng không ghét phải chăm sóc người khác, cuộc sống nhiều năm qua làm cho cậu hiểu được phải sinh hoạt như thế nào, huống hồ cậu còn có tài nấu ăn khá được còn chưa biểu hiện ra ngoài cơ mà.

Được rồi, mẫu thân của đứa bé đâu? Vẫn chưa nghe thấy hài tử nhắc tới, phỏng chừng là có nội tình đi. Hạ Sinh mỉm cười nói với thằng bé: “Con tên gì?”

“Tiểu, Tiểu Ngưu.” Thằng bé nghĩ phụ thân hôm nay thật kỳ lạ nha, thế nào lại không nhớ rõ tên nó thế này, thật là bị đụng hỏng đầu óc rồi sao?

“Mấy tuổi rồi?”

“Năm tuổi rồi ạ.”  Tiểu Ngưu vừa nói vừa giơ năm ngón tay múa may trước mặt Hạ Sinh.

“Ta tên là gì?” nhìn khuôn mặt nhỏ nhắn của Tiểu Ngưu hiện ra biểu tình “hỏi là liền trả lời”, Hạ Sinh sung sướng nghĩ đứa nhỏ này thật dễ thương.

“Đại Ngưu.” Đầu óc phụ thân khẳng định là hỏng rồi! Trong lòng Tiểu Ngưu âm thầm đưa ra kết luận.

“Vậy, mẫu, mẫu thân của con đâu?” Hạ Sinh suýt nữa nói ra từ mẹ, cũng may là ngừng lại kịp thời.

Mặt Tiểu Ngưu tối sầm lại, Hạ Sinh nghĩ là không tốt rồi, quả nhiên Tiểu Ngưu nhỏ giọng trả lời: “Trước đây phụ thân nói, sau khi sinh Tiểu Ngưu thì mẫu thân mất rồi…” dừng lại một chút, Tiểu Ngưu trù trừ nói: “Đã chết, sẽ không bao giờ… đến gặp Tiểu Ngưu nữa…”

Chết tiệt! Hạ Sinh yêu thương mà ôm hài tử vào lòng. Cái tên Đại Ngưu kia làm sao có thể nói chuyện tàn nhẫn với tiểu hài tử như vậy? Bản thân cậu đến bảy tuổi rồi mới biết được sự thực rằng cha mẹ cậu không muốn chăm sóc cậu… ít nhất… biết được họ vẫn còn khỏe mạnh, còn sống là tốt rồi. Tiểu Ngưu mới có năm tuổi, biết cái gì là chết rồi.

“Không sao! Sau này phụ thân sẽ chăm sóc con!” Hạ Sinh lớn tiếng nói.

./.

Chú thích: 

[*] Đào hoa nguyên ký của Đào Tiềm do Nguyễn Hiến Lê dịch