Đời Học Sinh

Chương 1




Đời học sinh là những chuỗi ngày dài lê thê ăn, ngủ, nghỉ, học hành dưới sự đùm bọc của cha mẹ và thầy cô, nhưng đối với tôi nó còn có máu, nước mắt và cả tình yêu nữa…

Tôi là Trần Đại Phong, một cậu học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa của lớp 10, điều mà bao học sinh cấp 2 luôn muốn hướng tới, nhưng trước đó tôi nổi danh là một học sinh cá biệt không sợ trời không sợ đất, quậy phá bậc nhất cùng với đám bạn của mình.

Có thể tóm tắt tiểu sử, tiền án của tôi như sau, tôi mồ côi mẹ từ lúc mới lọt lòng, sống với cha từ nhỏ, tôi được ông dạy võ để tự bảo vệ mình, nhưng mọi người biết đấy, với bản tính háo thắng bẫm sinh nên tôi rất hay kiếm cớ sinh sự với mấy thằng khác hòng thị uy võ nghệ của mình cho người khác biết.

Mọi chuyện xảy ra vào những ngày đầu năm lớp 6, khi tôi đang ngồi trên chiếc ghế đá gần sân trường để thưởng thức hộp sữa mới vừa mua ở căng tin về, bỗng nhiên một trái banh từ đâu bay vào mặt tôi đau điếng làm sữa văng khắp mình ướt mem.

Còn đang ngỡ ngàng vì nguồn gốc của trái banh thì đột nhiên một nhóm 3 thằng cỡ tuổi tôi từ ngoài sân tiến vào, thấy tôi tèm lem bọn nó giễu cợt:

– Ê kìa tụi bây, thằng này vậy mà miệng mồm còn hôi mùi sữa!

– Kệ tao, tụi bậy đá banh vào người tao phải không.

– Ừ đấy! Thì sao nào?

– Thì đương nhiên phải xin lỗi tao nhanh, ngay và luôn!

Lúc đó bọn nó cười ha hả lên làm tôi tức tối lắm nhưng cũng rán nhịn để “dàn xếp” tình hình, dù gì tôi cũng là một người điềm đạm mà, ít nhất là lúc chưa có người chọc. Ấy thế mà bọn nó còn lấn tới:

– Chậc! Tao không tính đến vụ mày làm trái banh tao dính sữa là may rồi, còn đòi lên mặt à nhóc con?

– Giờ tụi mày muốn gì, có xin lỗi tao không.

– Không đấy thì sao? Mày có trả banh cho tao không?

Từ trước đến giờ tôi chưa từng gạp đám nhóc nào bố láo đến thế, đá banh vào người khác còn làm giọng ông cha.

“Phải dạy cho bọn này một bài học mới được! ”

Nghĩ bụng rồi tôi nhặt trái banh lên, bọn chúng tưởng tôi chịu thua nên hớn hở ra mặt nhưng thật ra vừa đưa đến gần bọn nó, tôi đã dùng hết sức ném trái banh thẳng tắp vào mặt thằng cầm đầu đó, chưa kịp hoàng hồn tôi tung luôn một cước nhá lửa vào bụng làm nó té nhào ra sau, hai thằng bạn của nó thấy nguy liền ra tay nhưng bị nó ngăn lại.

– Mày được lắm thằng kia! Dám đánh tao á? – Nó lảo đảo đứng dậy.

– Ai bảo mày kiếm chuyện trước, tao đòi công bằng thôi!

Nói đến đấy nó lao vào tôi như một đầu tên lửa, chỉ tiếc là lúc đó võ nghệ chưa đến đâu nên tôi đành đứng trân trân nhìn nó lao vào mình. Nó ôm ghì lấy tôi, vật tôi xuống đất, trong tình huống đấy tôi chỉ biết làm theo bản năng là đánh tới tắp vào nó, thằng đó cũng đánh trả liên hồi. Sau một hồi ác chiến quyết liệt, đánh nhau tơi tả, tôi và nó lăn ra thở hồng hộc, mồ hôi nhễ nhãi như tắm.

Một lúc sau, nó quay sang tôi cười khẩy:

– Chú mày đánh cũng khá nhễ?

– Mày cũng thế thôi, ăn cú đá của tao lúc nãy mà còn chì dữ!

– Mày có học võ hả, cú đá hồi nãy đau lắm đó!

– Ừ, võ gia truyền của cha tao!

Đến đấy, nó đứng thẳng người dậy, chìa tay cho tôi, mặt hớn hở vô cùng.

– Ê, vào băng bọn tao đi!

– Băng gì?

– Thì băng nhóm của tao đó! Mày mà vào băng của tao rồi thì đảm bảo không ai dám động.

Đến mày luôn.

Nghe thế tôi cũng thích lắm, gật đồng đồng ý ngay. Gì chứ kéo băng đi ngênh ngang trong trường thì oai biết mấy.

Ấy vậy, thằng đó cười lớn:

– Ha ha! Có thế chứ, băng tao mà có thêm võ gia truyền gì đó của mày thì vô địch rồi hề hề.

Thú thật là tôi lại muốn tọng thêm vào cái bản mặt bành tưởng của nó một cú lắm, võ công gia truyền chính tông mà nó bảo gì gì đó, đúng là mấy thằng kém hiểu biết mà.

– Sẵn đây tao giới thiệu luôn, tao là Huy, còn đây là hai thằng đàn em tao, Bình với Tú.

– Ờ chào tao là Phong!

– Ừm… sao này nhớ chỉ giáo nghen!

Từ đó tôi tung hoành ngang dọc với đám thằng Huy khắp đầu trường cuối lớp chọc phá người khác đến nỗi không ai là không biết đến tên tôi. Võ nghệ của tôi cũng ngày một được nâng cao ngay cả ba tôi cũng ngạc nhiên vì sự tiến bộ của thằng con mình. Mọi chuyện vẫn cứ tiếp diễn như thế cho đến những ngày đầu hè lúc mà mọi học sinh cấp 2 đang ráo riết ôn thi vào lớp 10.