Đông A Nông Sự

Chương 48: Luyện Kim 1






Mấy hôm sau, cũng chẳng biết Trần Quang Khải vào cung nói những gì mà Lê Văn Hưu đến nhà, nói mọi việc đã được định đoạt.

Quan gia sẽ dùng khu đất hoang ở bờ hồ Dâm đàm cho việc xây dựng Quỹ kiến thiết quốc gia.

Thời này hồ Tây không như hiện tại, tấc đất tấc vàng, đến hết thế kỷ 19, khu này tuy phong cảnh rất đẹp nhưng rất hoang sơ, dân cư thưa thớt, hầu như chỉ có vài hộ chài lưới quanh đây.

Triều đình cho hắn tuỳ nghi sử dụng cũng vào cỡ chục ha bây giờ.
Để được thực hiện cũng cần trình lên một bản kế hoạch cụ thể cho hai vua phê duyệt, bên triều đình Trần Quang Khải sẽ điều hành việc này, Công bộ, Hộ bộ là hai đơn vị kiểm soát chính.

Để hoàn tất kế hoạch, hắn đã cùng Đinh lão và Chu Đại Lực bàn tính nhiều lần.

Kế hoạch lớn vậy không phải một lúc làm tất cả.

Chủ trương của hắn là tranh thủ tài nguyên trước đã, cái bánh vẽ cứ vẽ ra thật to để chiếm dụng đất, san ủi mặt bằng, rào dậu cẩn thận, bước thứ hai là xây khu nhà tổng bộ của Quỹ kiến thiết quốc gia.

Toà nhà này và đổ trường phải làm xong trước, khai trương nhanh để lấy ngắn nuôi dài.

Những cái khác như nhà biệt viện, khách điếm, tửu quán sau này từ từ hoàn thiện.

Nếu thế thì tài lực huy động cũng không vượt quá sức chịu đựng của hai nhà kia.

Hắn còn khéo léo kể khổ để Trần Quang Khải cho vay một khoản.


Kế hoạch lên xong xuôi thì cũng mất nửa tháng trời.

Hắn trình lên cho Quang Khải và nhị bộ xong xuôi thì Lê Văn Hưu nói quân Trạo Nhi phân cho hắn đã sẵn sàng.

Hắn đã có thể về trang viên rồi.
Thời gian này, hùng tâm nổi lên, lão Đinh cũng đã viết thư về Tam Giảng phủ.

Nói rõ chuyện trên kinh thành, thúc giục Đinh Bình và Đinh Sức huy động tiền bạc, lão sẽ ở kinh thành toạ trấn, quyết làm kỳ được việc này.

Thực ra nói xây dựng một hai toà nhà thời này không khó, nhân lực có, thợ giỏi của bộ hộ cũng có kỹ thuật.

Nhưng Bách làm việc gì cũng muốn tận sức, hôm hắn trình bản vẽ, bọn thợ thuyền tròn mắt.

Người này định làm cái gì đây.

Đây đâu phải toà nhà như hắn nói, đây là một toà lâu tháp 5 tầng.

Muốn làm được cần nhiều gỗ tốt, cũng may thời này còn nhiều gỗ quý nhưng vấn đề từ đây lại nảy sinh.
Bách không biết thời này, hệ thực vật phong phú, rừng cổ thụ còn rất nhiều nhưng nhà cửa đa phần lại đơn bạc.

Không phải không có gỗ làm nhà, vấn đề là không có công cụ khai thác và vận chuyển.

Người hiện đại có quá nhiều công cụ nhưng đấy là do công nghệ luyện kim đã tiên tiến, hắn hôm nay mới biết, cưa một cây gỗ lim trên rừng cần dùng hết 3 cái cưa mới xong.

CMN! Đây là khái niệm gì, làm vậy bao giờ toà lâu tháp của hắn mới hoàn thành.

Trần Quang Khải đưa hắn đi xem một xưởng luyện thép ở phụ cận kinh thành, năng suất thấp kinh người.

Đến lúc này hắn mới ngẩn ra, thời này thiếu quá nhiều công cụ lao động, chính vì thế dẫn đến năng suất thấp.

Mơ ước nuôi sống 4 triệu người Đại Việt của hắn chính thức gặp trở ngại lớn đầu tiên.

Không có sắt, gang và thép, tất cả sẽ đình trệ.

Cũng may tuy không phải chuyên ngành của hắn nhưng kiến thức thông thường khi học phổ thông hắn còn nhớ chút ít.

Muốn luyện được sắt phải có các thành phần: quặng sắt, than cốc và đá vôi.

Đá vôi thì không nói nữa, núi đá vôi ở miền Bắc rất nhiều.

Quặng sắt hắn biết ở đâu, nước ta mỏ lớn nhất ở Hà Tĩnh, bây giờ quá xa, không tiện, thứ hai là Thái Nguyên, rất phù hợp.


Hắn đã được lên thăm công ty gang thép Thái Nguyên, cũng biết mỏ sắt ở đây lớn nhất là ở Trại Cau, xung quanh còn một số mỏ nhỏ nữa, đại khái hiện nay đều ở Châu Thái Nguyên, Như Nguyệt Giang Lộ.

Còn thì về than mỡ để luyện cốc, hắn cũng nhớ Thái Nguyên có mấy mỏ lớn, nhưng gần phủ lộ nhất là mỏ than ở Phấn Mễ Thái Nguyên.

Nước ta mỏ than lớn nhất tất nhiên là ở Quảng Ninh, nhưng than ở đây không luyện cốc được.

Hiện nay quá nhiều việc cần làm ngay, sao một sớm một chiều mà xong được.

Tạm thời đành có gì dùng nấy, cải tiến mấy cái lò luyện sắt ở kinh thành trước đã.
Khi đến xem cái lò luyện sắt ở kinh thành hắn thấy đây là lò kiểu cổ, tên gọi là lò nở xỉ.

Lò này là một hốc rỗng hay một kiểu ống khói, tường được đắp bằng đất sét chịu lửa.

Phía dưới có một cửa xuất liệu và một bễ thổi gió vào.

Nhập liệu từ phía trên xuống gồm quặng sắt trộn với than gỗ...!Hỗn hợp này sẽ chỉ đưa nhiệt độ lên cao nhất khoảng 1000C thấp hơn nhiều so với nhiệt độ nóng chảy của sắt (1500C).

Chính vì vậy hiệu suất rất thấp, nung nứt cả lò mới thu được một chất lỏng gồm sắt và xỉ đóng rắn thành cục dạng xốp tại đáy lò.

Cái này đem đi làm cưa thì đúng là 3 cái cưa mới được cây gỗ là đúng.
Vì chẳng có hiểu biết gì nên hắn không định cải tiến cái lò, cái hắn định cải tiến là hai thành phần còn lại của việc luyện sắt, chính là bí quyết bỏ thêm đá vôi vào quặng và dùng than cốc.

Nguyên nhân bỏ đá vôi thầy giáo có nói nhưng hắn quên mất rồi còn than cốc thì vẫn nhớ.

Quá trình luyện cốc đã làm than đá hoàn toàn trở thành hidrôcarbon.

Độ xốp làm cho nó có diện tích bề mặt lớn, làm cho nó cháy nhanh hơn, tạo nhiệt cao hơn, vượt qua nhiệt độ nung chảy của sắt.

Cũng may Bách còn nhớ cách luyện cốc do tìm hiểu về vụ công ty Fomosa xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Muốn có than cốc người ta nung than mỡ ở nhiệt độ khoảng 6000C trong điều kiện yếm khí.


Sau khi nung người ta đưa than ra khỏi lò làm nguội các viên than bằng hai cách: tưới nước hoặc sử dụng nitrogen hóa lỏng.

Cách làm nguội than cốc bằng tưới nước đã bị cấm do nước thải thải ra từ quy trình này có nhiều chất cực độc như phenol, xyanua … Tuy nhiên thời này làm gì có nitrogen hóa lỏng cho hắn dùng.

Hắn đành làm bọn đại gian đại ác Fomosa đời nay, luyện than cốc bằng nước xả thải độc hại vậy.
Nguyên liệu hắn cần chuẩn bị mất ba ngày, tìm bằng được than mỡ.

Nghe hắn nói luyện được 50 cân sắt mà chỉ cần 100 cân quặng làm Công bộ hết cả hồn.

Công bộ thị lang Trương Xán lại tự thân xuất mã, đến xem hắn luyện sắt như thế nào.

Hắn đã kiếm bọn thợ giỏi, xây một cái lò luyện cốc, lò này phải xây âm dưới mặt đất để đảm bảo yếm khí, ở Anh khi luyện cốc đơn giản chỉ cần xếp đống than lên rồi đốt, lớp bên ngoài bị đốt cháy, để lại phần bên trong ở trạng thái cacbon hóa sẽ được than cốc.

Nhưng hắn không muốn thế, phải làm lò đàng hoàng để tăng hiệu suất, nếu cứ luyện cốc bừa bãi sẽ rất ô nhiễm, công nhân sau này sẽ bị bệnh phổi nghiêm trọng.
Luyện cốc đơn giản không khó lắm, hắn làm hai lần là đã thành công, sản phẩm than cốc ra lò màu xám, cứng và xốp, hắn xối nước lạnh ngay để làm nguội, không quên dặn mọi người về sự độc hại của nước thải này.

Có than cốc rồi hắn mang hong khô, hôm sau sẽ luyện sắt.

Trương Xán ở bên cạnh, quan sát, ghi ghi chép chép, căn vặn đủ điều tại sao phải đốt than đá như vậy.

Hắn cũng lười giải thích, chỉ nói giống như phép đốt củi lấy than, sẽ thu được lợi ích khi luyện sắt.