Khi Hàng Rong Gặp Quản Lí Đô Thị

Chương 49: Ngoài ý muốn




Đặng Thiệu nói, lễ trung thu với người ta là ngày đoàn viên, với doanh nhân là đại hội kiếm tiền, giống như lễ tình nhân, lễ giáng sinh ấy, có thể bỏ ra chút vốn mở quán nho nhỏ làm ăn kiếm chút ít. Hồi Đặng Thiệu còn học đại học, hàng năm cứ tới mấy ngày lễ này lại đi mua sỉ ít hoa tươi với trái cây,thả vào cái thùng đặt trước cửa phòng, bên cạnh là rổ đựng kèm bảng giá. Ai đi qua có nhu cầu mua thì cầm hàng, bỏ tiền vào rổ. Như vậy vừa không mất thời gian vừa kiếm được thêm ít tiền.

Thực ra tôi có chút hoài nghi, xã hội bây giờ loại người nào chả có, cứ tơ hơ ra đấy cả tiền cả hàng, nhỡ người ta lấy mà không trả tiền thì sao, còn chưa kể có khi mất luôn cả tiền ấy chứ.

Nói ra, Đặng Thiệu chỉ cười, xoa đầu tôi: “Em phải học cách tin tưởng vào lòng tốt của con người, vả lại trường anh đa phần toàn con nhà có tiền, ai thèm để ý mấy đồng tiền lẻ?”

Có những lúc tôi nghĩ Đặng Thiệu cứ như cuốn cẩm nang kinh doanh ấy, suy nghĩ khôn khéo lại cẩn thận. Nếu không phải anh đang làm công ăn lương nhà nước, không phải là quản lí đô thị, nói không chừng giờ này đã là doanh nhân thành đạt giàu nứt đố đổ vách ấy chứ.

Đảo mắt lễ trung thu đã tới, nhà nhà trong thôn đều náo nhiệt, vui vẻ. Các cô các dì đi chợ đều phải mua về vài ba cái bánh trung thu. Ra đường cũng phải cầm theo một hai miếng ăn cho vui mồm, tiện thể khoe khoang bánh nhà mình là quý nhất.

Tụi tôi không vì không khí lễ hội ngập tràn mà lười biếng, trời vừa hửng sáng hai đứa đã rời giường, vác máy kéo tới xưởng nhận bánh. Về đến nhà còn làm khổ bố mẹ tôi phụ giúp đóng gói, bận rộn một hồi thì trời cũng sáng hẳn. Ăn qua loa điểm tâm xong, hai đứa liền lái máy kéo ra chợ bán.

Tới chợ, chúng tôi chọn một chỗ trống dừng xe lại, lấy tấm bạt trải ra,đặt bánh trung thu đã gói thành từng hộp cẩn thận mang ra bày biện.

Đặng Thiệu mặc áo khoác cũ của bố xuống xe, vặn người vài cái, nói: “ Hôm nay trời đẹp thế này, có khi hôm nay tụi mình lại gặp may, khởi đầu thuận lợi.”

Tôi chăm chú nhìn bộ dạng vui vẻ này của anh, lơ đãng thế nào lại nghĩ tới tình cảnh lần đầu hai đứa gặp mặt. Hôm ấy Đặng Thiệu như hung thần ác sát trừng mắt lườm tôi, mở miệng là gào thét quát mắng ấy vậy mà người trước mặt tôi đây, một thân quần áo mộc mạc, chẳng biết học được ở đâu cái kiểu cười gian trá bất cần đời như đám côn đồ, miệng ngậm thuốc lá, ánh mắt híp lại. Nghĩ đến đây, tôi không nhịn được bật cười.

(Em điêu vãi =))) Lần đầu gặp nhau anh đã quát em được câu nào =)))

Đặng Thiệu liếc mắt nhìn tôi, hỏi: “ Em cười cái gì?”

Tôi cười ha hả lại gần, giơ tay đoạt lấy điếu thuốc hút dở trong miệng anh, nói: “ Em vừa nhớ ra lần đầu chúng mình gặp nhau, lúc ấy anh còn hù dọa em nữa.”

Đặng Thiệu ngượng ngùng gãi đầu, cười nói: “ Anh cũng không ngờ lần gặp mặt ấy lại khiến hai chúng ta ở cùng một chỗ, nói không chừng đây là duyên phận ấy nhỉ?”

“Duyên phận á?” Tôi nghi hoặc nói.

“Ừ, cứ coi là duyên phận đi. Trước kia anh tìm mãi không có đối tượng phù hợp, không ngờ một lần đi tuần lại gặp em, em không thấy giống y chang phim truyền hình giờ vàng (*) à?” Đặng Thiệu cười nói.

Tôi gật đầu không nói gì.

“Chúng mình còn nhiều cái “đầu tiên” lắm, đợi sau này hai đứa già đi cùng nhau ngồi nhớ lại thời gian tốt đẹp ấy.” Đặng Thiệu nhìn lên không trung, vẻ mặt có chút đăm chiêu.

Điếu thuốc trong tay chậm rãi cháy khiến tôi hơi phỏng tay, vội vã đặt lên môi rít một hơi rồi ném xuống đất, thở ra khói rồi nói: “Chúng mình còn nhiều thời gian để nhớ lại lắm, bây giờ quan trọng là phải kiếm tiền.”

“Nói cũng đúng” Đặng Thiệu cất chìa khóa xe kéo đi, nói: “ Về sau cấm không được hút thuốc nữa, còn nhỏ hút không tốt. Hiểu chưa?”

“Biết rồi, về sau không hút nữa.”

Tôi nghe vào tai nọ ra tai kia, gật gù chiếu lệ cho xong rồi lại tập trung sắp xếp quầy bánh trung thu. Vài người đi qua tôi liền rao bán, bánh trung thu trông ngon mắt, Đặng Thiệu còn đặc biệt chú ý khâu đóng gói, mỗi cái vừa đơn giản nhưng vẫn trang nhã. Quan trọng nhất là giá thành cực kì hợp lí, người này mua ắt sẽ có kẻ khác kéo tới, chỉ trong một buổi chiều chỗ bánh chúng tôi mang đi đã chẳng còn bao nhiêu.

Trên xe kéo chỉ còn hai, ba hộp bánh trung thu, tôi trộm trốn đằng sau xe đếm tiền, vừa đếm vừa cười híc híc, hai ngàn, ba ngàn…

“Nhóc ngốc, em không chờ được đến lúc về sao?” Đặng Thiệu xoay người ngồi lên xe kéo, cười ha hả nhìn tôi.

Tôi theo bản năng quơ quơ tiền trong tay, cười nói: “ Không cao hứng làm sao được. Mới có một ngày đã kiếm vài ngàn, bây giờ mà bán hết toàn bộ thì giàu to rồi.”

“Nhóc con không có tiền đồ, mới có mấy đồng bạc đã thỏa mãn như vậy?” Đặng Thiệu âm thầm hướng tôi dựng ngón giữa, còn định chọc vài câu thì điện thoại vang lên, Đặng Thiệu rút điện thoại nhìn thoáng qua, hơi hơi nhíu mày rồi mới ấn trả lời.

Từ lúc ấn trả lời Đặng Thiệu hoàn toàn không nói một câu, chỉ lẳng lặng nghe, biểu tình dần dần trầm xuống. Tôi vội vàng cất tiền đi, ngồi xuống bên cạnh hóng chuyện, Đặng Thiệu lui người ra sau, nói vào điện thoại: “ Được rồi, mai tôi trở về ngay” Nói xong, Đặng Thiệu vội vã ngắt điện thoại.

Tôi lo lắng nói: “Sao thế? Có chuyện gì không hay xảy ra à?”

Sắc mặt Đặng Thiệu tối sầm, cầm lấy tay tôi, ngữ khí trầm thấp nói: “ Bà xã, ngài mai phải quay về Bắc Kinh thôi, trong nhà xảy ra chuyện rồi.”

“Sao thế? Xảy ra chuyện gì?” Lòng tôi hốt hoảng, nói năng cũng lắp bắp.

Đặng Thiệu thở dài: “ Anh trai anh bị tai nạn, tình hình có vẻ nghiêm trọng. Mẹ nghe tin liền tái phát bệnh tim, hiện tại cũng ở viện luôn rồi. Tròn Tròn không có ai chăm sóc hết.”

Thình lình nhận tin dữ như vậy khiến mông tôi cũng phát run, sau khi bình tĩnh lại một chút mới nói: “ Thế chị dâu đâu? Sao không chăm sóc anh trai và Tròn Tròn?”

Đặng Thiệu nhăn mặt, điếu thuốc trên tay cũng run rẩy: “ Chị dâu chạy rồi, cụ thể như thế nào anh cũng không biết. Phải về Bắc Kinh mới chắc được.”

“Được, ngày mai chúng mình về.”

Đặng Thiệu giương mắt nhìn tôi: “ Bà xã, anh định chỉ mình anh về thôi, em ở lại đây được không?”

“Sao lại thế?” Tôi kinh ngạc nói.

Đặng Thiệu nói: “Lần này trở về là để bố mẹ chấp nhận mối quan hệ của chúng mình. Hiện tại kế hoạch bị quấy rầy, anh đành phải quay về Bắc Kinh, chuyện ở đây đành giao cho em thôi.”

“Không được” Tôi tức giận nói: “ Tuyệt đối không được, em phải cùng anh trở về. Trong nhà xảy ra chuyện lớn như vậy, anh một mình về đó làm sao xoay sở hết.”

“Nhưng mà….” Đặng Thiệu do dự.

“Không có nhưng mà gì hết” Tôi lạnh lùng cắt ngang lời Đặng Thiệu, còn nói: “ Dù sao đi hay ở cũng thế, trước khi đi chúng mình viết cho bố mẹ phong thư, bên trong thẳng thắn nói hết đi. Là phúc hay họa thì do trời định.”

Cuối cùng Đặng Thiệu cũng chịu mỉm cười, chẳng qua nụ cười có phần chua xót: “ Đúng là không lay chuyển nổi em, vậy chúng mình cùng nhau về.”

“Được, chúng mình cùng nhau về nhà.”