Người Vớt Xác

Chương 15




Tôi thấy mí mắt mình nặng nề không thôi, đã sớm mất đi năng lực phản kháng. Ngay khi Cát Uyển Nhi kề sát vào người tôi, mặt cô ấy vỡ toang ra, máu me bắn đầy ra.

Sắc đỏ bao trùm tròng mắt tôi, nháy mắt kích thích đến đại não. Lúc này tôi mới phản ứng lại được, cha và ông nội ở bên cạnh đang vung tay đánh thi thể của mấy người công nhân. Tôi muốn tách khỏi vòng tay trên eo mình nhưng lại bị ngã xuống.

Nước bắn tung tóe cả lên, Cát Uyển Nhi vẫn đuổi theo không chịu bỏ. Ở dưới nước, khuôn mặt cô ấy trực tiếp bị tan ra, máu nóng bao quanh lấy tôi.

Tôi trừng lớn mắt, vung tay loạn xạ. Lại thấy bên cạnh rơi xuống hai người, là cha và ông nội. Trên người bọn họ đầy thương tích, tôi vội vàng bơi về phía bọn họ.

Vừa kéo được cánh tay ông nội, còn chưa kịp dùng sức nó đã trực tiếp rơi ra

Sau đó mấy xác chết kia liền lặn hết xuống nước, Cát Uyển Nhi cùng Từ Phượng cũng buông tha tôi, chia nhau ra đến ôm lấy đầu cha và ông nội. Những người khác cũng chạy đến, họ đem hai người thân nhất của tôi xé nát ngay trước mắt tôi

Tôi càng thêm kích động, xác chết trôi bỗng biến mất không thấy đâu nữa. Tôi nhanh chóng chạy đến nhặt thi thể của cha và ông, bắt được đầu của họ đầu tiên

Sâu dưới đáy bể, nước mắt tôi tuôn ra hòa tan với nước rồi biến mất không chút dấu vết

Tôi âm thầm cắn chặt răng, muốn đem đầu của của hai người lên bờ nhưng hai cái đầu lại đột nhiên mở mắt ra hướng tới cổ tôi mà cắn

Một trận đau thấu tâm can ập đến, tôi nhíu mắt ngã uỵch xuống, tay chân không thể vùng vẫy được nữa

“Gâu gâu gâu!”

Đang chìm dần thì bỗng nghe thấy tiếng chó sủa. Tôi lập tức mở mắt ra, hai cái đầu ngoạm ở cổ không thấy đâu nữa. Sức lực được phục hồi, tôi vội vã ngoi lên

Ngay trên mặt nước, tôi thấy Từ Phượng đang ra lệnh công nhân kéo cha và ông nội tôi lên, còn Cát Uyển Nhi thì chủ động đến kéo tôi

Trải qua nhiều chuyện như vậy, tôi dại cả người, căn bản không thể biết được người trước mặt mình là thật hay là giả. Có khi tôi vừa mới đặt tay lên bàn tay của Cát Uyển Nhi thì cô ấy lại biến thành bộ xương trắng héo đó cũng nên

“Anh Trần Tùng?”

“Ranh con, còn ở đó thất thần à?”

Dù là tiếng của Cát Uyển Nhi vang lên tôi cũng mặc kệ, nhưng sau đó liền nghe thấy giọng nói trách cứ của ông nội, lại thấy trên bờ còn có một con chó lớn, tôi mới tỉnh ngộ, bơi nhanh vào bờ.

Người giữ con chó là Từ Trọng, Từ Phượng giải thích xong tôi mới vỡ lẽ. Hóa ra ông ấy đi tìm con gái mà không thấy, biết được Từ Phượng ở đây nên không yên tâm chạy đến xem thử

Ông nội tôi tiến lên chắp tay thi lễ, “Cảm ơn đã cứu giúp” Mà ánh mắt của ông cứ dừng mãi trên con chó đen, đến nỗi Từ Trọng nói gì cũng hoàn toàn mắt điếc tai ngơ

Có con chó, chúng tôi thuận lợi rời khỏi công trường.

Cha tôi tìm được một khách sạn. Từ Phượng cũng không giải thích rõ sự tình cho Từ Trọng nghe, chỉ đơn giản muốn khoản đãi chúng tôi nên ông ấy nán lại một lát

Theo yêu cầu của ông nội, tôi đã nhờ Từ Phượng nói cha cô ấy mang theo con chó đen đến.

Trong lúc dùng bữa bên ngoài, tôi nói với mọi người về chuyện huyết ngư và Cát Uyển Nhi, bị cha và ông mắng xối xả

“Phượng Nhi, con nhớ chú ý một chút, công trường đó không được cho người đi vào nữa” Mắng tôi xong ông nội mới nói với Từ Phượng

Người nông thôn chúng tôi chính là như thế, ông nội cũng đã là bậc tiền bối rồi.

Từ Phượng gật đầu, “Ông nội, ngày mai cháu ngay lập tức niêm phong công trường”

Kỳ thật nơi đó đã bán ra ngoài không ít tầng lầu, Từ Phượng vậy mà vẫn sảng khoái đáp ứng. Ngược lại làm tôi thay đổi mắt nhìn đi vài phần

Trời tối, chúng tôi không làm thêm việc gì nữa, ông nội có vẻ rất mệt, cơm nước xong chúng tôi liền trở về khách sạn.

Ông bảo chúng tôi đốt ở mỗi phòng một nén nhang, mở hết cửa sổ ra mới được đi ngủ. Làm theo lời ông coi như cũng được an giấc đến tận bình minh

Thấy mặt trời ló dạng, chúng tôi rời khỏi khách sạn. Ông nội nói muốn dẫn tôi về nhà một chuyến, Từ Phượng cũng phải đi theo nên chúng tôi vừa ngồi ăn sáng vừa đợi cô ấy.

Sau một hồi bôn ba mệt nhọc, lúc về đến nhà thì trời đã xế chiều

Lúc đi vào sân ông nội trực tiếp mở cửa, lấy một tấm thẻ gỗ, phía trên thẻ khắc tranh chữ nào đó tôi xem không hiểu, đánh mỗi người một cái, miệng lẩm bẩm mấy câu

Làm xong mấy động tác đó mới cho chúng tôi vào nhà

“Phương Nhi, quan tài ở sông Hồng Hà còn không?” Ông nội vừa uống trà vừa hỏi

Tôi sửng sốt. Hiện tại cả người tôi vẫn còn mông mông lung lung như người đi trên mây. Nghĩ lại chuyện đêm qua, tôi không dám khẳng định liệu có phải là thật hay không.

Nhưng có điều tôi dám khẳng định, chính là cha và ông nội tôi cũng đã đụng độ bộ xương trắng kia

“Ở…”

“Lão Trần, Trần Ấn, trời ơi, nhà mấy người cuối cùng cũng trở lại. Mau mau theo tôi, trong thôn xảy ra sự số rồi”

Từ Phượng vừa định mở miệng trả lời thì một người thôn dân chạy từ ngoài sân vào ra lớn. Thậm chí cả cửa nhà cũng chưa kịp bước qua.

Ông nội không muốn để ý đến, chỉ có cha tôi đứng lên hỏi, “Làm sao vậy?”

“Sáng sớm hôm nay cả nhà lão Lý cùng gia đình đạo sĩ béo đều chết hết ở đập chức nước phía tây rồi” Người đó nóng nảy trả lời

“Cái gì cơ?”

Tôi và cha cùng nhau thốt lên.

Lại có người chết. Từ Phượng với Cát Uyển Nhi bị dọa sợ, cả hai cũng đứng bật dậy.

Kinh ngạc qua đi, cha tôi lại ngồi xuống ghế, ánh mắt thờ ơ, coi như chưa nghe thấy gì.

Người bên ngoài vẫn còn đang gọi. Thực ra, bình thì mới còn rượu vẫn cũ (1), bảo Trần gia chúng tôi sống nhờ vào việc này cũng chẳng sai. Nhưng vốn dĩ Trần gia làm nghề vớt xác chứ không phải ăn cơm cõi âm, mấy việc phải tuân theo quy củ đạo đức nghề nghiệp gì đó chúng tôi rất không ưa.

Tôi nghĩ tới chuyện cả nhà Lưu Sài đều chết hết, mà lần này nhà Lý Thuyên và đạo sĩ béo cũng như vậy, tâm can liền không rét mà run.

“Ông nội, chuyện này… Chúng ta thật sự mặc kệ là được sao?” Tôi hỏi dò

Cha với ông nội đồng loạt lắc đầu. Lúc này bên ngoài lại có người đến hỏi, “Xin hỏi đây có phải Trần gia không?”

Chúng tôi ngẩng đầu lên nhìn, không phải người dân trong thôn mà là một khuôn mặt lạ hoắc. Từ Phượng lập tức đi lên phía trước đáp lời, “Cậu tìm được nhanh thật”

“Tiểu Phượng cũng ở đây xem ra là đúng rồi” Người đó cười nói

Tôi bước đến, nghe Từ Phường giải thích mới biết người này là Chu Tam, chính là người bạn cô ấy nói có thể giới thiệu dược liệu cho tôi. Hôm nay lúc Từ Phượng ở thành phố xử lí công việc chỗ công trường, Chu Tâm có gọi điện đến, cô ấy liền bảo anh ta tới đây.

Chu Tam đi vào sân, Từ Phượng liền dẫn đến chào hỏi ông nội tôi, “Ông nội, cậu ấy là Chu Tam, hiểu một chút về chuyện âm dương. Ông nhìn xem cậu ấy có thể giúp được hay không”

Ông nội tôi ngẩng đầu đánh giá. Chu Tam rất cao, cằm để râu cá trê, đôi mắt híp lại, cả người toát ra hai chữ “hèn mọn”

Tôi có chút phản cảm với anh ta. Người như vậy mà lại có quan hệ với Từ Phượng sao? Mà ông nội lại do dự nói, “Nếu cậu đây có bản lĩnh thì hãy đi thử xem sao”

Tôi suýt chút nữa rơi cả tròng mắt xuống dưới, ngoài sân người dân kia cũng chẳng yên tâm, đạo sĩ béo cậy mạnh về sau cũng đắng cả mề đấy thôi.

“Ông nội…”

“Tiểu Tùng, cháu cũng đi theo đi”

Tôi chỉ muốn nhắc nhở ông nội đừng có tạo ra một đạo sĩ béo thứ hai nhưng ông lại trực tiếp ra lệnh

(1)Bình mới rượu cũ: thành ngữ chỉ hình thức bên ngoài đã mới nhưng bên trong vẫn giữ nguyên. Ở đây ý nói mặc dù đạo sĩ với vớt xác khác nhau nhưng bản chất vẫn có chút tương đồng, đều là sống nhờ người chết. Tuy nhiên nghề vớt xác không phải ăn cơm của cõi âm, mấy cái đạo đức Đạo gia không cần nghe theo. Ở trên tui dịch theo sát nguyên tác nên có hơi tối nghĩa chút xíu

(2) Râu cá trê thì là để hai cá ria mép chĩa chĩa như ml cá trê dị á =)))))))