Nhân Duyên Tiền Định

Chương 72: Chiếu cáo tội mình




Wattpad: Rosenychungchung

Ảnh trên Fb: Roseny Chung

Gần đến trưa, Văn Chiêu đang ngồi trước bàn luyện chữ, ánh nắng xuyên qua ô cửa sổ nhỏ khắc hoa chiếu vào, khiến cho giấy tuyên bị chiếu đến rất chói mắt. Nhìn hồi lâu, mắt liền chảy nước mắt, Văn Chiêu nhắm mắt, định dừng bút, chợt cảm thấy hốt hoảng.

Nàng dường như đã quên gì đó, lại nghĩ không ra đã quên gì. Chỉ là cảm thấy ngày hè rực rỡ vắng lặng thế này, trong lòng có chút trống rỗng.

Lúc hoàng thượng cho phép Tam ca có thể bất cứ lúc nào hồi kinh, thăng thành quan tứ phẩm đã cách hơn một tháng rưỡi, Tam ca ở Lũng Hữu xa xôi nhậm chức tư công Lương Châu hẳn đã nhận được tin, chỉ là không biết hắn sẽ quyết định thế nào.

Lúc này bên ngoài chợt vang lên một trận ồn ào.

"Bên ngoài có chuyện gì thế?" Nàng vừa dứt lời, Phù Diêu liền nhanh như chớp biến mất ở ngoài cửa. Văn Chiêu cũng đi ra ngoài xem.

Phù Diêu vẫn chưa quay lại, Văn Chiêu lại nghe thấy tiếng khóc đè nén đứt quãng, là một nữ tử. Người nọ hẳn đã cực kì khắc chế, nhưng giọng của nữ tử khá cao, vẫn có thể dễ dàng xuyên qua huyên náo, bình phong, đánh thẳng vào lòng người.

Trong lòng Văn Chiêu cảm thấy không ổn, bước nhanh ra ngoài cửa viện.

Bấy giờ Khương Văn Ngọc được mấy gã sai vặt khiêng vào trong phòng, trước đó thái y đã khám qua, thái sư đại nhân liều chết đâm vào, khiến hắn gãy mất hai chiếc xương sườn, vì vậy không thể dễ dàng di chuyển, nếu không sẽ ảnh hưởng đến lục phủ ngũ tạng.

Vì thế nên chỉ đành khiêng về.

Khương Văn Ngọc vẫn cảm thấy không sao cả, chỉ cần cứu được thái sư, gãy hai chiếc xương sườn thật sự không tính là gì cả, nhưng lúc này nghe tiếng khóc của thê tử đau đến không đè nén được, hắn lại cảm thấy hoang mang. Mà giờ đây, hắn không thể cử động, chỉ đành nói lời an ủi nàng.

Mà đến cả sức nói chuyện cũng quá yếu, hiển nhiên là quá yếu ớt trong tiếng khóc đau đớn, hắn thật sự muốn ôm lấy nàng.

Hôm nay đối với Tô Mục Uyển mà nói, nhất định là ngày tai nạn.

Phu quân nàng bị trọng thương, tổ phụ vẫn còn hôn mê. Tuy bọn họ đều nói với nàng, tổ phụ chỉ hôn mê thôi, rất nhanh sẽ tỉnh lại, nhưng nàng biết không đơn giản như thế. Tổ phụ tuổi đã cao, nào có thể chịu được va chạm này. Tuy không đâm vào cột, nhưng có thể đâm Văn Ngọc đến gãy xương, tổ phụ nhất định cũng bị thương không nhẹ.

Người quan trọng nhất với nàng trong kiếp này chính là phụ thân, tổ phụ cùng Văn Ngọc, hôm nay hai người đều xảy ra chuyện, bảo nàng làm sao có thể chấp nhận được đây.

Đứng ở trong viện, rõ ràng nói đến chảy mồ hôi, nhưng nàng lại lạnh lẽo từ đầu đến chân.

Mà lúc này Văn Chiêu vừa biết được xảy ra chuyện gì. Trước những chuyện bi hỉ mà người khác gặp phải, nàng lại lấy nó để đối chiếu chuyện kiếp này với kiếp trước.

Chuyện đọc di thư của hoàng hậu này, rõ ràng xảy ra rất lâu sau đó ở kiếp trước.

Kiếp trước, Quảng An Vương cũng không mất tích bên ngoài phủ quốc sư, mà là rất lâu sau đó mới qua đời, hơn nữa cái chết của Quảng An Vương cũng không có can hệ đến thái tử, mà là cùng hoàng thượng có liên quan không rõ ràng, mọi người chỉ đành bịt miệng không nói mà thôi. Sau đó Vệ quốc công không biết vì sao dã tâm lại tăng vọt, muốn để Lý Tương ngồi vào long ỷ, hành sự vô cùng cẩn thận, khiến người ta không bắt được nhược điểm, mà hoàng thượng lại trong thời điểm này xử lý phủ Vinh quốc công, nắm chặt hai mươi vạn binh của Khương gia vào trong lòng bàn tay.

Chuyện đọc di thư của tiên hậu phát sinh sau khi bị xét nhà. Liên quan đến việc Khương gia mưu phản tuy là có rất nhiều người đều cảm thấy trong chuyện này nhất định có ẩn tình, nhưng lại rất ít người đứng ra thay Khương gia nói chuyện. Thứ nhất là, chuyện Khương gia mưu phản có chứng cứ xác thực, thứ hai, chuyện mưu phản là chuyện nghịch vua, không dễ đụng vào.

Hơn nữa lúc hoàng thượng xử lý Khương gia cũng không thi hành phạt tội liên đới, những nhà thông gia đều được bảo toàn, thế là càng không ai dám nhúng tay vào chuyện này.

Đúng lúc này, thái tử công nhiên đứng trước triều đọc di thư này của tiên hậu, nhất thời làm cho mọi người đang sôi nổi bàn từ chuyện của Khương gia liền chuyển sang nói đến hoàng thất. Trên miếu đường, trong gian hồ, đều có phản ứng đối với việc này, có người phẫn nộ không dám nói, có người lại chửi ầm lên, nói thẳng cung thỉnh thái tử đăng cơ. Mà phái thanh lưu cũng bị chuyện này ảnh hưởng, không ít người đều đứng vào hàng ngũ của thái tử.

Văn Chiêu biết, kiếp trước lấy được hiệu quả đáng mừng thế này, là vì có một phần công lao là do Khương gia bị xử lý. Khương gia vừa đánh bại Tây Nhung không bao lâu, giờ lại có kết cục này, khiến người ta khó tránh khỏi sẽ nghĩ hoàng thượng "địch quốc diệt mưu thần vong", lúc này lại biết phẩm hạnh của ông ta bất đoan, thế là phản ứng càng kịch liệt hơn.

Mà lần này đại để sẽ không có hiệu quả như vậy.

Nhưng vẫn sẽ khiến cho hoàng thượng đau đầu một thời gian.

Hôm sau, Tô thái sư vẫn hôn mê chưa tỉnh, hoàng thượng lại ban bố một chiếu cáo tội mình.

Trong này, hoàng thượng nói thẳng sở thích khác thường của mình, phiền chán những vũ cơ bình thường, chỉ thích con hát nhỏ tuổi. Chẳng qua "nói thẳng không cố kỵ" thế này, lại có ý giải vây. Đầu tiên là nói những nam đồng kia chỉ là những con hát nhỏ tuổi hơn chút, lại lấy những gia kĩ của đại thần trong triều để so sánh, nói cũng giống như những nữ tử gia kĩ đều là người có thân thế khó khăn, mà những nam đồng của ông cũng là những người bơ vơ không nơi nương tựa, con hát vào cung để mưu sinh, gia kĩ và gia chủ cũng không nói ta tình ngươi nguyện, ông và những con hát kia cũng xem như là mỗi người giao dịch với nhau. Chẳng qua thân là vua một nước, hoàng thượng bày tỏ sự hối hận sâu sắc của mình, cũng bày tỏ vài ngày nữa sẽ thả hết họ đi.

Chiếu cáo tội mình lưu loát như thế, lại có thể tẩy sạch sẽ tội mình. Vừa nghe qua, người không biết nội tình chỉ cho rằng ông ta chỉ là yêu thích những con hát nhỏ tuổi, cũng không biết đến quan hệ dơ bẩn kia, hơn nữa hoàng thượng còn mở kim khẩu hứa rằng sẽ thả hết con hát đi.

Trong lòng những đại thần này đều biết rõ chuyện gì, nhưng lại không thể tùy tiện xen vào, hoàng thượng nói chuyện ái muội này bao hàm cả việc bảo vệ uy nghiêm của mình, vừa vặn họ cũng không phải muốn quét mất uy nghiêm của hoàng thượng, mà là muốn ông cho giang sơn xả tắc một công đạo.

Nếu hoàng thượng thật lòng muốn thay đổi, thần tử như bọn họ cũng chỉ đành để việc này qua đi. Nhưng thái độ thái bình giả tạo này của hoàng thượng vẫn khiến cho lòng của một bộ phận thanh lưu nguội lạnh.

Có lẽ thái tử thích hợp làm hoàng đế hơn. Trong lòng nhiều người đã xuất hiện ý nghĩ này.

Chiếu cáo tội này còn kèm theo khẩu dụ của thánh thượng, cho phép Công bộ thị lang cùng với thái sư đại nhân nghỉ bệnh, nghỉ đến khi khỏe mới thôi, chức quan được bảo lưu.

Kì nghỉ bệnh này đối với Khương Văn Ngọc mà nói, đại để là khoảng thời gian khó chịu nhất, hắn từ nhỏ đến lớn chưa từng nằm lâu thế này. Tuy nói hắn cũng từng vì công vụ mà vất vả quá độ, muốn ngủ đến thiên hoang địa lão, nhưng bây giờ chẳng qua vừa nằm vài ngày, hắn liền cảm thấy cả người không thoải mái.

Nhưng đáng sợ nhất là lang trung nói hắn ít nhất phải nằm một tháng mới có thể đứng dậy, hơn nữa sau khi đứng dậy cũng không thể hoạt động quá mạnh. Hắn bị gãy hai đoạn xương sườn, không thể so với tứ chi, điều trị cũng bất tiện hơn, chỉ đành sử dụng thuốc, chờ nó từ từ nối lại. Cũng may là đoạn bị gãy cũng không nghiêm trọng, hơn nữa nội thương cũng nhẹ, nếu không hắn nào còn mạng nhìn nương tử hắn vì hắn mà bận rộn chạy ra chạy vào.

Lúc Văn Chiêu đi thăm Nhị ca, hắn đang nhắm mắt nằm trên giường, Tô Mục Uyển ngồi bên cạnh đọc thoại bản cho hắn nghe, khung cảnh này trông vô cùng ấm áp, Văn Chiêu không đành lòng làm phiền họ, liền lắc đầu với nha đầu sau lưng đang muốn lên nhắc nhở họ.

"Đúng vào lúc này, trên núi lại nhảy ra một người, tất cả đều là đại hán để trần, tay cầm loan đoan, gương mặt hung dữ......"

Văn Chiêu thoáng co rút khóe môi. Tình thú khuê phòng của hai người này cư nhiên lại là thoại bản võ hiệp, nàng vốn cho rằng sẽ là tài tử giai nhân mới phải.

"Văn Chiêu đến rồi à." Tô Mục Uyển phát hiện ra người đứng ở cửa phòng, liền lên tiếng hỏi, sau đó liền lập tức ném quyển thoại bản vào tay Văn Chiêu, "Vừa hay, ngươi đến đây đọc cho hắn nghe, miệng ta đọc đến khô rồi."

Văn Chiêu nhìn quyển thoại bản trong tay, bất đắc dĩ gật đầu.

Nhìn vẻ mặt này của Văn Chiêu, Khương Văn Ngọc vừa muốn cười, lại vội kiềm lại, hắn bị cấm không thể cười lớn, chỉ có thể cười mỉm, nếu không dễ ảnh hưởng đến vết thương.

Nhị ca của bây giờ hoàn toàn mất đi vẻ phong lưu tiêu sái, giờ trông hắn còn có vài phần đáng thương.

Văn Chiêu đang muốn mở miệng, bên ngoài có một nha hoàn hồng hộc chạy vào, "Tỉnh rồi! Cô nương! Tỉnh rồi!" Lúc nha hoàn này nói chuyện vẫn đang thở hổn hển, hơn nữa nói năng có chút lộn xộn, đến cả xưng hô "cô nương" đã sớm sửa cũng quên mất.

Tô Mục Uyển vừa nghe liền kích động đến run rẩy, "Tổ phụ tỉnh rồi sao?"

Nha hoàn liên tục gật đầu. Nha hoàn này là nha hoàn hồi môn của Tô Mục Uyển, thái sư cũng từng là chủ tử của nàng, vì vậy nên chuyện thái sư tỉnh dậy là một chuyện đặc biệt cao hứng.

Trong mắt Tô Mục Uyển lộ ra vẻ vui mừng, liền xách làn váy chạy thẳng ra ngoài. Dưới ánh nắng tươi đẹp, nàng có thể cảm nhận được vui sướng lần nữa.

Mà bố chồng của nàng đang nói chuyện với Nhị thúc ở cửa thùy hoa, nghe thấy tiếng động liền quay đầu nhìn nàng, nàng vẫn đang chạy, nhưng nhìn thấy vẻ mặt của bố chồng, trong lòng lại đột nhiên cảm thấy hoảng loạn.

Bây giờ không có bất kì ai quản lễ nghi hành vi của nàng, không có người nhắc nàng không nên chạy mất hình tượng như thế, chỉ có vẻ mặt muốn nói lại thôi của bố chồng, cùng đôi mắt Nhị thúc mang theo vẻ không đành lòng.

Tô Mục Uyển đã đứng yên, không biết là chạy mệt hay là vì nguyên nhân gì khác, đôi mắt nàng ươn ướt, tầm mắt của hai trưởng bối đều trở nên mơ hồ.

"Ai, vừa rồi nha hoàn nghe nói được một nửa liền vội chạy đi rồi......"

Tô Mục Uyển chớp chớp mắt.

Khương Đại gia lại nói tiếp, "Tổ phụ ngươi......ông ấy thực sự đã tỉnh rồi, chẳng qua bệnh lại chưa khỏi......" Ông dường như lại dùng từ châm chước, nói đến có chút do dự.

Bệnh? Bệnh gì?

"Ông ấy......Não tuất trung rồi."

Khương Đại gia vừa nói xong, liền nhìn thấy Tô Mục Uyển ngẩn người không phản ứng, sau đó lại giống như là toàn thân đều run rẩy. Ông có chút không đành lòng, nếu là Văn Ngọc ở đây vẫn có thể ôm nàng an ủi, sẽ không để nàng ngã xuống đất. Nhưng bây giờ Văn Ngọc đang nằm trên giường, bản thân cũng là một người bệnh cần người khác chăm sóc.

Bởi vì trong lòng quá sốt ruột, cho nên không đem theo nha hoàn nào, Tô Mục Uyển lúc này trông vô cùng đáng thương trơ trọi.

Tô Mục Uyển ở trên đời này, xem không hiểu cổ thư, nàng chỉ biết não tuất trung này chính là trúng gió mà hiện đại gọi. Ngũ trí* quá độ, tâm hỏa bạo phát có thể dẫn động gió trong người phát tuất trung. Tổ phụ của nàng là vì quá thất vọng nên giận quá rồi......

(* Ngũ trí là thuật ngữ trung y chỉ: giận, vui, buồn, suy tư và lo lắng)

Vị trên vạn người kia là do ông dạy dỗ nên người, ông đại khái chưa từng nghĩ đến, hoàng thượng học nhuần nhuyễn quyền mưu, thế lại đến cả việc làm người cũng có vấn đề. Thích luyến đồng mà không khắc chế chính là túng, khắp nơi cường bắt sưu tập chính là ác.

Tuy nói hoàng thượng trong chiếu cáo tội không hề nhắc đến chuyện mình cường bắt nam đồng, chẳng qua là trong đi thư của tiên hậu lại nói rõ ràng là "bắt con thơ người ta, diệt người gia thất". Xưa có câu "Con người trước khi chết, luôn nói lời thiện", người đương thời càng nhận thức giống vậy "Con người trước khi chết, luôn nói lời thật lòng", càng huống hồ là một người hiền lương thục đức như tiên hậu, di thư của bà đương nhiên gần chân tướng hơn so với chiếu cáo tội ngụy tạo thái bình của hoàng thượng không biết bao nhiêu lần.

Sau khi thái sư bị phán đoán là não trúng gió, hoàng thượng đích thân xuất cung đến phủ thái sư thăm bệnh. Lúc này mọi người đều đề cao đến việc tôn sư trọng đạo, hoàng thượng khiến thái sư bệnh đến không dậy nổi, đã khiến cho thế nhân lên án, ông làm hành động này, ngược lại có thể vãn hồi lại đôi chút.

Hoàng thượng ngồi bên giường, nhìn rõ thái sư đã tỉnh nhưng lại không muốn gặp ông mà vờ ngủ, khẽ nắm lấy tay ông. Tay thái sư đã không thể cử động, muốn rút về cũng không được, chỉ đành mặc ông ta nắm.

"Lão sư, đừng trách học trò nữa." Ông đã đem tư thái thả đến cực thấp, nhưng thái sư vẫn không thèm mở mắt nhìn ông.

"Lão sư, nếu người không chịu tha thứ cho học trò, thế nhân càng sẽ không tha thứ cho học trò. Mỗi người đều có đam mê này nọ, học trò bị mọi người lên án, chẳng qua là vì trẫn là hoàng đế mà thôi."

Vửa dứt lời, liền thấy thái sư đã mở mắt, nhìn chăm chăm ông ta, khóe môi mấp máy, không ngừng run rẩy.