Như Những Giọt Nắng

Chương 3




Sáng hôm sau cô đến công ty rất đúng giờ. Nhưng Hiệu Nghiêm còn sớm hơn. Hình như anh ta làm việc từ lúc bảy giờ hay sớm hơn thế nữa. Thúy Văn không biết., Khi Thúy Văn đến thì thấy anh ta ngồi sau bàn việc cặm cụi viết cái gì đó.

Nghe tiếng mở cửa, anh ta cũng không ngước lên, chỉ nói ngắn gọn:

- Chờ một chút, mời ngồi.

Thúy Văn lưỡng lự không biết đến ngồi ở đâu. Ðến bàn viết anh ta thì có vẻ gần gũi quá, cô không muốn. còn chờ ở salon thì có vẻ mình là khách. Cuối cùng cô chọn cách thứ hai. Cô ngồi nhìn lơ đãng trong phòng và thầm công nhận nơi làm việc của anh ta rất đẹp.

Một lát sau Hiệu Nghiêm bước qua, ngồi xuống đối diện với cô. Anh ta nhìn cô một cách nghiêm nghị:

- Tôi đã xem qua hồ sơ của cô. Tôi thừa nhận la` cô rất có năng lực. Nhưng giữa sự học và thực tế là một khoảng cách khá xa đấy.

“Không biết anh ta định giở trò gì” Thúy Văn nghĩ thầm và im lặgn chờ đợi.

Hiệu Nghiêm nhìn cô thăm dò, rồi tiếp:

- Những công việc ở đây không cần bằng cấpcũng làm được, tôi báo truớc để cô chuẩn bị tinh thần.

- Tôi không có ý kiến cũng như không phản đối gì hết.

- Tốt, nếu cô bằng lòng với công việc tiếp thị thì từ đây về sau cô sẽ phụ trách viẹc đó, cũng không cần có ai hướng dẫn đâu.

Anh ta đứng dậy đi ra ngoài gọi ai đó, lát sau một cô gái bước vào. Anh ta nói như ra lệnh:

- Bắt đầu ngày mai cô chuyển qua phòng kế toán, công việc của cô bàn giao cho cô này trong ngày hôm naỵ

- Dạ.

Anh ta khoát tay:

- Hai người có thể ra ngoài đươc. rồi.

Cô gái đứng dậy chào anh ta rồi đưa mắt ra hiệu cho Thúy Văn. Thúy Văn cũng đứng lên theo cô ta. Cô cố tình tránh chào Hiệu Nghiêm. Anh ta cũng không nhìn cô, chỉ im lặng.

Cô gái đưa Thúy Văn xuống tầng dưới, vào căn phòng đối diện với phòng Ngọc Thân. Cô ta mở cửa, rồi quay lại nhìn Thúy Văn, cười làm quen:

- Chị mới vô xin việc hả?

- Ừ

- Lúc trưóc chị có đi làm ở đâu không?

- Không, tôi chỉ mới ra trưòng thôi.

- Thế hả? Chị học truong gì?

- Ngoại thương.

Cô ta tròn xoe mắt:

- Trời, chị học truờng đó mà làm mấy việc này à?

Thúy Văn im lặngCô lờ mờ đoán Hiệu Nghiêm sẽ đày ải cô đến cùng. Nhưng cô vẫn bình tĩnh chờ cô ta bàn giao công việc cho mình.

Cô gái ngồi xuống bàn, bắt đầu lấy sổ sách ra:

- Việc của em nhàn lắm, cuối tháng mới bận rộn, còn bình thường cứ làm tà tà thôi.

“Làm việc trong công ty tư nhân mà “tà tà” thì lạ thật”. Thúy Văn nghĩ thầm. Cô gái đẩy quyển tập trước mặt cô:

- Chị sẽ phụ trách việc mua văn phòng phẩm vào đầu tháng, phân về các phòng. Mỗi phòng xài một loại riêng nên chị phải chia ra, cũng không khó lắm đâu, em có ghi trong sổ hết rồi, chị chỉ cần xem lại thôi. Còn đây là mâý dấu mộc. …

Thúy Văn sửng sốt nhìn về phía cô gái. Cô ngồi chết lặng, không biết phải nói thế nào. “Tiếp thị” là thế này hay sao? Nếu thế thì cô học đại học làm gì? Những chuyện thế này một đúa trẻ mới lớn cũng làm đưoc. tự nhiên cô cảm thấy phẫn nộ ghê gớm. Cô muốn chạy lên phòng Hiệu Nghiêm trút tất cả tức giận vào anh ta. Nhưng một cái gì đó từ lý trí bắt buộc cô ngồi yên.

Cuối cùng thì cũng bàn giao xong công việc. Cổ họng Thúy Văn đau thăát vi cảm giác tức nghẹn. Cô im lặng nhận sổ sách và chìa khóa rồi đứng dậy ra về.

Cô đi ra đường. Trong lòng là sự mâu thuẫn dữ dội. Cô biết Hiệu Nghiêm làm thế để đày đọa tinh thần cô, bắt cô phải rút lui khỏi công ty anh ta. Bản năng làm cô muốn lập tức bỏ việc.

Buổi tối, khi nằm trên giường, Thúy Văn nhìn đăm đăm lên trần nhà với một ý nghĩ bướng bỉnh, rằng cô sẽ không chịu thua anh ta. Trốn tránh có nghĩa là hèn nhát, cô sẽ không để cho Hiệu Nghiêm đạt được ý muốn của anh ta. Dù biết như thế là mình sẽ tơi tả.

Những ngày đầu tiên Thúy Văn làm việc rất trôi chảy. Công việc của một thư ký văn phòng bèo nhất công ty. Nhưng không hề tà tà như cô gái kia đã nói. Phải nói là Hiệu Nghiêm sai cô chạy “mờ đầu” với đủ thứ công việc của anh ta. Khi thì ra bưu điện bỏ thư, khi chạy đi mua quà cho anh ta tặng bạn. Hoặc đặt vé máy bay cho anh ta. Thậm chí có lúc anh ta bất chợt muốn nghe nhạc, cô cũng chạy đi tìm đĩa nhạc mà anh ta yêu cầu. Ðủ thứ chuyện vặt vãnh khiến cô nhớ không hết. Cô chỉ có khái niệm suốt ngày ở ngoài đuờng nhiều hơn ở công ty. Và nửa thời gian làm việc là phục vụ cho cá nhân giám đốc chứ không phải cho công ty.

Thúy Văn không biết sự xuất hiện của cô đã gây một dư luận xôn xao trong công ty. Con gái của một thương gia nổi tiếng lại bằng lòng đi làm thư ký văn phòng cho một công ty khác. Thậm chí có người còn bạo gan hơn khi có ý kiến rằng giám đốc sử dụng chất xám thật hoang phí, sang quá là sang.

Tất cả những điều đó Ngọc Thân đều kể cho Thúy Văn. Nhưng cô chỉ cười chứ không có ý kiến. Thậm chí nói rất dửng dưng:

- Mình không cần biết anh ta muốn gì. Nhưng mình coi những thứ đó như thử thách. Thử xem anh ta thử thách tới đâu nữa.

- Thế ba Văn có nói gì không, không phản ứng gì à?

Thúy Văn im lặng. Hôm qua ông Nhị đã hỏi về công việc của cô. Cô chỉ nơi ngắn là đang học việc. Và Hiệu Nghiêm đang cho cô làm tất cả mọi việc để nắm hoạt động của công ty. Nghe xong ba cô chỉ phán một câu:

- Ðâu có cần thiết phải rườm rà như vậy. Nó đào tạo kiểu đó chừng nào con mới quản lý được công ty? Ba cho nó một thời gian ngắn nữa thôi đấy.

Thúy Văn không biét sau đó ba cô sẽ làm gì. Nhưng trong thâm tâm, cô không muốn hai bên găng nhau. Cuối cùng hậu quả chỉ là cô gánh mà thôi.

Thấy cô làm thinh, Ngọc Thân hỏi một cách nôn nóng:

- Sao, bác Nhị không có ý kiến gì sao?

Thúy Văn cười gượng:

- Ba mình muốn mình nhu thế để tự rèn luyện, mình thì sao cũng được.

- Nhưng Văn không thấy bất mãn à?

- Mình không thấy gì cả.

Ngọc Thân không hỏi nữa. Quả thật thái độ của Thúy Văn làm cô thấy ngạc nhiên. Trong khi mọi người đều bất mãn dùm thì Thúy Văn lại im lặng không phản kháng, thật lạ lùng.

Sáng nay Thúy Văn đi mua dụng cụ văn phòng về, vô vừa bê chồng giấy lên lầu thì gặp ông Thịnh đi xuống. Thấy cô, ông đứng hẳn lại:

- Ủa, cháu làm gì vậy?

Thúy Văn đặt chồng giấy xuống cầu thang:

- Dạ, con đi mua đồ về.

- Mua mấy cái này à?

- Dạ

- Ai bảo cháu làm việc này?

- Dạ, công việc của con là vậy, con làm quen rôì.

- Thế hai tuần này cháu làm những gì?

Thúy Văn không biết phải trả lời sao cho gọn. Cô nói ngắn:

- Con thay cho chị thư ký văn phòng, chị ấy chuyển qua phòng kế toán bác ạ.

Ông Thịnh nhìn sững cô, không nói gì. Rồi ông khoát tay:

- Thôi, cháu cứ làm việc đi.

- Dạ

Ông đứng nhìn Thúy Văn khệ nệ bưng chồng giấy vào phòng, khẽ lắc đầu, rồi ông lên phòng Hiệu Nghiêm:

- Tại sao con phân công việc nhu vậy cho Thúy Văn? Bác không ngờ và cũng không hiểu nổi, con có ý đồ gì vậy?

Hiệu Nghiêm buông bút xuống bàn, giọng bình thản:

- Nếu cô ta bất mãn với công việc đó, cô ta có thể nghỉ, con không ép.

- Hình như con có thành kiếnv ới con bé quá rồi đấy.

- Con không quan tâm đến bản thân cô ta, nhưng con muốn ngăn chặn sự xâm nhập của ông Nhị. Ông ta phải hiểu rằng đây là sự hợp tác, và hai bên đều bình đẳng.

- Thật sự là mình và họ bình đẳng đấy chứ.

- Nếu vậy ông ta đưa con gái vào đây làm gì? Bác không thấy ý đồ của ông ta ra sao? Nói gì thi nói, con không tin được con người đó.

- Nhưng con cư xử như vậy với Thúy Văn, ông ta sẽ bất mãn.

- Cái đó tuỳ ông ta, thực tế cô nàng vẫn đi làm bình thường. Bác có thấy cô ta quá bản lĩnh không? Nếu không có ý đồ gì thì cô ta không chịu đựng thế đâu.

- Con đánh giá Thúy Văn sai lệch quá rồi đấy, bác thấy nó rất hiền.

- Dưới mắt con, cô ta là một người quỷ quyệt, con không tin bề ngoài khiêm tốn đó là thật đâu. Rồi cũng có lúc con vạch trần chân tưóong của cô ta, đứa con gái đó không đối đầu nổi với con đâu.

Ông Thịnh lắc đầu, đuối lý:

- Tạm thời gác chuyện đó qua đi, thế họ đã chuyển tiền cho mình chưa?

- Dạ rồi

- Trong chuyến hàng này họ đòi chia bao nhiêu?

- Dạ, 60%

- Chà, hơi cao đấy.

Hiệu Nghiêm nheo mắt lại, khuôn mặt anh trở nên rắn đanh:

- Con nhượng bộ vì mình không còn đuờng nào xoay sở. Nhưng sau này con sẽ không để ông ta lấn lướt đâu. Suy cho cùng con gái ông ta ở trong tay con mà.

Ông Thịnh trầm ngâm:

- Bác thấy Thúy Văn không như con nghĩ, đừng áp đạt nó quá, tội nghiệp. Nói gì thi nói sau này nó cũng là vợ con. Bây giờ đừng để nó có thành kiến, sau này sống chung nặng nề lắm.

Hiệu Nghiêm không trả lời, đôi môi mím lại một cách cứng rắn. Ông Thịnh hiểu cử chỉ đó rất rõ. Khi Hiệu Nghiêm đã quyết định thì không ai lay chuyển được. Cá tính quyết đoán đó rất cần thiết đôí với một giám đốc nhưng cũng có những mặt trái của nó.

Tính ông thì lại hơi nhu nhược, giàu tình cảm. Cho nên việc Hiệu Nghiêm độc đoán vơi’ Thúy Văn làm ông bất nhẫn cho cô. Trong mắt ông, cô là một đứa con nít vô hại. Và ông không nhìn cô qu alăng kính của ông Nhị như Hiệu Nghiêm.

Ông ngồi lại một lát, rồi ra về.

Hiệu Nghiêm cho người gọi Thúy Văn lên. Anh ngồi sau bàn viét, im lặng nhìn cô khép nép ngồi xuống chiếc ghế đối diện. Thấy cô nhìn chỗ khác lảnh tránh tia mắt của mình, anh cười khan, nghiêm nghị:

- Hình như cô bất mãn sự sắp đặt của tôi, và không thích công việc đang làm?

Thúy Văn ngước lên:

- Tôi làm gì để anh nghĩ nhu vậy?

Hiệu Nghiêm gằn giọng:

- Trả lời đi, đừng hỏi ngược như vậy. Tôi rất ghét bị nhân viên tra vấn lại mình.

Thúy Văn nhìn anh, cố trấn áp sự bất mãn lóe lên trong mắt, rồi nói bình thản;

- Tôi không có ý kiến gì cả.

- Thật chứ?

Anh nhìn thẳng vào mặt Thúy Văn:

- Tôi nghe dư luận trong công ty rất đầy đủ. Họ phê phán ra sao, tôi mặc kệ. Còn cô, cô nghĩ gì về điều đó? Cô phải nói thật.

- Xin lỗi giám đốc, đó là quyền tự do của tôi, anh có thể trách tôi nếu tôi làm sai công việc, nhưng anh không được xâm phan tự do cá nhân, cho nên tôi sẽ không nói với anh ý nghĩ của tôị

Hiệu Nghiêm nhếch môi:

- Muốn bảo vệ tự do của mình thì đừng xâm pham đến tự do của người khác. Hiẻu chứ? Tôi muốn cô nhó rõ điều đó, và hãy để bao cô cũng hiểu như cô.

- Anh có thể nói thẳng điều đó với ba tôi. Còn tôi chỉ là một nhân viên tầm thường, tôi không hiểu nổi những chuyện cao siêu đó.

Hiệu Nghiêm cười mỉa:

- Hy vọng cô thật sự tầm thường và sự khiêm tốn đó là có thật.

Anh im lặng quan sát sự thay đổi trên nét mặt cô. Rồi thấy cô chớp chớp mắt như cố tự chủ, anh tiếp tục giọng nói uy quyền:

- Cô có thấy công việc đó thấp kém so với trình độ của mình không?Cứ nói thẳng đi.

- Liệu nói ra anh có tin không?

- Nếu cách giải thích đó thuyết phục.

Thúy Văn nghiêm nghị:

- Khi tôi ra trường, tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ làm những công việc này. Nhưng khi anh muốn dùng cách dod’ để trấn áp tôi, tôi bỏ cuộc là he`n nhát.

- Và cô muốn ở lại để đối đầu với tôi?

- Khi nào tôi có quyền lực như anh, có lẽ tôi se ~có ý nghĩ đó, còn bây giờ thì không.

Hiệu Nghiêm lại im lặgn quan sát Thúy Văn, như muốn đo lường sự lợi hại của cô. Thúy Văn ngồi yên chịu đựgn cái nhìn của anh ta, không hề tỏ thái độ phản đối. Cuối cùng anh ta không nhìn cô nữa, chỉ có một sự ác cảm trong mắt. Anh ta cười khẩy:

- Tôi nói trước cho cô biết, tôi rất ghét những cô gái quỷ quyệt chỉ muốn cướp đoạt của người khác. Và tôi không bị lầm vẻ bề ngoài của cô đâu. Nếu muôn’ đối đầu với tôi, cô chỉ thất bại mà thôi.

Thúy Văn im lặng làm thinh. Anh ta tiếp:

- Tôi bất chấp dư luận ra sao, cũng như không cần biết ý nghĩ của ba cô về việc lam` của tôi. tôi chỉ nói rằng nếu quyết định bám lại đây, cô chỉ được ngần ấy công việc thôi, không thu nhập được gì đâu.

Thúy Văn vẫn tiếp tục làm thinh. Nếu anh ta cảnh cáo cô như vậy thi thật vô ích. Cô không hiểu động lực nào làm anh ta có ác cảm với ba cô như vậy. Nhưng cô có biết gì về chuyện của họ đâu.

Hiệu Nghiêm rất ngạc nhiên về sự im lặng của cô. Ðối với anh, đó là thái độ của một người chịu đấm để được ăn xôi. Và cô càng thu mình lại thì anh càng có tâm lý nghi ngờ, đề phòng.

Anh chợt khoát tay:

- Cô về chỗ làm việc đi.

- Chào anh.

Thúy Văn đứng dậy định đi ra, anh ta lại lên tiếng:

- Khoan, cô ngồi lại đây.