Ở Rể (Chuế Tế)

Quyển 3 - Chương 199: Bến tàu Thường Châu




Mưa to tầm tã, xen lẫn trong mưa bão, chốc chốc lại có tia chớp xẹt qua, tiếng sấm rầm vang, làm vang động thành phố trong đêm tối.

Thường Châu là một thành thị lớn trên tuyến đường thủy của Giang Nam hà, thời Đường, còn từng được phong là Thiên hạ Châu phủ Thập vọng, nhưng ngay cả khi có thể phồn thịnh nhờ đường thủy nhưng cũng không thể so với các thành phố lớn như Biện Kinh, Giang Ninh, Tô Châu, Hàng Châu. Trong màn mưa bão, cả thành thị chỉ có vài ánh đèn mờ, thưa thớt, chỉ khi có ngẫu nhiên có ánh chớp xẹt qua mới thấy được cảnh quan kiến trúc nguy nga trung điệp bao quanh thành phố.

Cơn mưa lớn đến bất chợt vào buổi chiều khiến cho mọi người trở tay không kịp, tới lúc này, gần bến tàu Thường Châu, vẫn có bóng người hối hả trong mưa. Trên thực tế, tình trạng hỗn loạn thực sự đã kết thúc trong mưa lớn lúc chạng vạng tối, lúc này rất nhiều thuyền bè cập bờ, vội vàng bốc hàng dỡ hàng, cố định lại thuyền, lúc này những người đang hối hả trong mưa lớn, cơ bản đều là nhưng thương hộ không chịu nổi tổn thất khi có việc xảy ra ngoài ý muốn, bỏ nhiều tiền ra mướn những thuyền công không sợ chết, đang mạo hiểm trong mưa khuân vác ở đây.

Trên bến tàu, mưa gió gào rít, thỉnh thoảng có tia chớp xẹt qua, thì hiện ra vài ba chỗ vẫn còn hoạt động, người ở bên sườn đông của bến tàu là đông nhất, mắt thấy con sóng cuồn cuộn trên mặt sông làm con thuyền nhấp nhô lên xuống, trên một con thuyền hàng gần đó vẫn còn rất nhiều người đang bê đồ lên xuống, trong tiếng mưa tiếng gió, những người này nhìn như những con kiến bị gió thổi đi cũng không vững, lớn tiếng hô. Trong thuyền hàng có ánh sang của những ngọn đuốc, trong căn phòng thuộc bến tàu cách đó không xa cũng có ánh sáng, bọn họ khi đó, đang tính toán làm sao để đem hết hàng từ trên tàu vào phòng.

Thuyền hàng này thuộc về một nhà đại thương trên đất Giang Chiết, ông chủ họ Lâu, lần này thuyền hàng chở đầy một thuyền hàng hóa xuôi về phía nam, đến gần Thường Châu thì thân thuyền có vấn đề, vừa vặn lại gặp lúc mưa lớn, vội vàng cập bờ. Vốn định cho thuyền đậu ở bến tàu tránh qua cơn mưa lớn rồi nói tiếp, nhưng đến đêm mới phát hiện ra vấn đề ở thân thuyền càng thêm nghiêm trọng, trên thuyền lại có rất nhiều hàng hóa, để tránh có thêm những vấn đề lớn hơn, đành phải mướn công nhân liều mạng, dỡ trước một số hàng, làm giảm trọng lượng của con thuyền.

Đương nhiên, dù trong thời tiết mưa lớn thế này, lại không có đủ ánh sáng, công nhân bất cứ lúc nào cũng có thể bị gió quật ngã hoặc rơi xuống nước, nhưng nước sông cũng không sâu, những thuyền công này phân nửa đều biết bơi, lại là mùa hè, có rơi xuống cũng không sao.

Lúc này, khắp trời đất là tiếng gào thét của mưa gió, cách bến tàu không xa, có thể mơ hồ nghe thấy tiếng hàng trăm con thuyền đang lay động hỗn loạn trong mặt nước, thuyền công khuân đồ vào trong căn phòng sáng đèn đi không vững trong mưa, căn phòng đó lúc này xem ra cũng có chút đơn xơ trống trải, những nhân công toàn thân ướt đẫm đang khuân đồ vào bên trong, ở giữa, còn có tiểu nhị của thương hộ đang bận rộn ghi ghi chép chép.

Phía trước cửa sổ một bên hông nhà, vài người đang hướng ánh mắt ra màn đêm bên ngoài, nhìn thân thuyền đang mơ hồ chìm nổi trong mưa, cầm đầu là một cô nương ăn vận xinh xắn, tóc cũng đã ướt, tỳ nữ phía sau đưa tới khăn bông, nàng liền thuận tay lau lau nước trên mặt, kỳ thực ngoài cửa sổ vẫn luôn có mưa bay vào, nhưng lại có một nam tử dáng vẻ thư sinh đứng bên cạnh nàng, chắn bớt một phần.

- Thuyền ra sao rồi? có thể sửa xong không? Sẽ không chìm chứ?

Câu hỏi đó là của cô nương kia, hỏi xong, một vị nam nhân chạy từ bên ngoài vào vừa lau nước trên mặt vừa trả lời:

- Thưa tiểu thư, thuyền đã cập bến, có lẽ không chìm nổi, nhưng thời tiết thế này quả thật quá xấu, sửa cũng khó, hàng hóa trên tàu phải chuyển xuống bớt mới được.

- Vậy thì tiếp tục chuyển đi.

- Dạ biết.

Vị nam tử kia gật đầu đồng ý. Nói hết lời, nữ tử lịa nhìn ra cửa sổ, sắc mặt có chút trầm. Hàng hóa trên thuyền lần này có không ít là loại đồ dễ bể như đồ sứ, trải qua sự việc này, chắc chắn tổn hao không ít, tâm trạng của nàng không tốt. Nam tử đứng bên cạnh giúp nàng che mưa quay đầu lại nói:

- Thư Uyển, mọi người đang chuyển đồ rồi, nàng cũng không cần phải đứng mãi ở đây theo dõi, để thấm mưa cũng không tốt, chi bằng dịch vào trong một chút.

Đôi nam nữ này chắc là một đôi phu thê, nữ tử liếc mắt nhìn hắn, ánh mắt vẫn còn chút âm trầm, sau đó mới cười, quay đầu rời đi, vị nam tử cũng vừa cười vừa theo sau, hai người đứng ở bên tường nói gì đó, nam tử rõ ràng đang cố gắng chọc cười nữ tử, người ở bên canh bao gồm nha hoàn đều biết ý mà rời đi. Hai người nói được vài câu rồi lại liếc nhìn ra ngoài cửa sổ, rõ ràng là vẫn đang lo lắng cho thuyền hàng.

Cứ thế một hồi sau, một bên bến tàu, tại có một con thuyền đang chạy nhanh tới trong màn mưa, đó là một con thuyền hoa hai tầng, xem ra cũng là người có chút của cái đi du lịch, gặp phải gió mưa, mới đến Thường Châu này, trong cơn mưa bão, thuyền chạy cũng tương đối vững vàng, trong khoang thuyền có ánh lửa đu đưa, có lẽ là đốt đuốc chiếu sáng, trong đêm tối rọi bóng người lên.

Đoạn ẩn nhé:

Cập bờ vào lúc này đây cũng không phải là việc gì kỳ quái, dẫu sao thi thoảng cũng sẽ có ngoại lệ. Nơi chiếc thuyền hoa ấy đậu cách không xa chỗ này, vì thế cũng làm cho nhiều người bên này chú ý, trong thời tiết thế này, thuyền muốn cập bến không phải dễ dàng, bọn tiểu nhị trên thuyền lấy sào trúc chống bên bờ, toàn lực điều chỉnh hổi lâu, khó khăn lắm mới cho thuyền cập bến được. Sau đó người từ trên đi xuống cũng cực kỳ cố sức, do mưa gió quá lớn, tấm ván bắc xuống dưới không vững, lung la lung lay, cơ bản chỉ có thể nhày xuống, đám người choàng áo tơi, trong đó có nữ nhi, trẻ nhỏ, đều nhờ có nam nhân nhảy xuống trước đó đỡ hoặc đón lấy, một hồi lâu sau mấy chục người mới xuống hết được, chạy tới núp dưới mái hiên gần đó, đốt đuốc lên.

Tuy rằng mưa gió khá lớn, nhưng trong đám người có vài đứa trẻ vẫn rất vui vẻ, miệng kêu loạn mấy lời kỳ lạ, cái gì mà đại uy thiên long, cũng có người ngước đầu nhìn về hướng này, sau đó liền bị người nhà gọi quay vào, đại khái là điểm lại nhân số, rồi thương lượng từ bến tàu rời đi.

Thời tiết như thế này, ai cũng không rảnh chú ý người khác, những người trong phòng bên này cũng chỉ ngoái sang nhìn qua, chung quy lại vẫn quan tâm việc thuyền hàng của mình. Vị nữ nhi tên Lâu Thư Uyển kia hàn huyên cùng thư sinh một hồi, sau rồi lại cau mày hỏi chuyện thuyền hàng, chỉ trong một khắc khi liếc mắt nhìn ra bên ngoài mái hiên, tia chớp xẹt qua, nàng có hơi sững sờ.

Ba ngọn đuốc trong tay mọi người đang cháy sáng, bị gió cơn gió mạnh thổi lay động, ánh sáng cũng không còn bao nhiêu. Một số người nói nói cười cười, cởi áo tơi trên người ra, rồi gấp gọn, ánh chớp xẹt qua, mơ hồ thấy được nụ cười trên nét mặt họ. Thời tiết thế này mà vẫn có thể nói cười được thì đủ thấy tâm trạng không tồi, dường như có chút gợi lại ký ức của nữ nhi.

- Thư Uyển, đang nhìn gì vậy?

Lấu Thư Uyển mở miệng, sau đó ánh mắt chuyển sang thư sinh bên cạnh, trở nên lạnh nhạt không kiên nhẫn nói;

- Không có gì.

Thời tiết thế này, cuối cùng là cũng không nhìn rõ lắm, đó cũng không phải là ký ức gì quan trọng. Nàng lắc lắc đầu, lại suy nghĩ về chuyện làm ăn của gia đình, lần bày bị trì hoû�i, thư sinh ở một phòng khác cũng đã tới, biết nàng đang bàn chuyện làm ăn, nên đã đứng ngoài đợi được một lúc.

Nàng có chuyện trong lòng, vị thư sinh kia đóng cửa, nói cười vài câu, liền tới ôm nàng, muốn hoan ái. Nàng trong lòng khó chịu, khẽ cau mày, chỉ là không khước từ. Thế nhưng, vừa mới bị cởi áo khoác, liền nghe được phía dưới đại sảnh có người gọi cửa, sau đó hình như là không ít người bước vào, nàng hiếu kỳ, đẩy thư sinh ra, lại mặc áo khoác vào, ra cửa sổ nhìn, đang có tầm hơn hai mươi người đứng ở đại sảnh cởi áo tơi, hai đứa nhỏ chạy tới chạy lui, chính là mấy người gặp ở bến tàu.

- Làm sao vậy?

Thư sinh lại gần, cũng nhìn qua song cửa sổ, nữ nhi hơi cau mày, ánh mắt dò xét những người trong đại sảnh, lâu sau mới đẩy thư sinh ra:

- Chàng đi ngủ đi, tối nay thiếp không muốn ngoài kia có người thiếp nhận ra.

- Hả?

Thư sinh cảm thấy hứng thú, ló đầu nhìn ra ngoài,

- Xem ra, giống như người nhà quan đi du lịch vậy.

Thời thiết thế này, dù cơ bản là không có tác dụng, đám người này tuy rằng mặc áo tơi, nhưng tìm tới tận đây, toàn thân trên dưới quả thật cũng ướt hết rồi. Trong đó có vài nữ nhi nhất thời không tiện thay y phục, liền tìm áo mỏng choàng thêm, chỉ cần nhìn y phục của mấy nữ nhi, cũng biết đám người này cũng giàu có.

Lúc này trong đại sảnh hỗn loan, chưởng quầy, tiểu nhị bận rôn sắp xếp phòng, khách mới vào thì bận rộn dăn bảo nấu nước, xách hành lý, nhất thời nhìn rất náo nhiệt. Tất nhiên, trong đó a hoàn hay chủ nhân cũng chỉ mất vài khắc để phân biệt rõ, trong đó có một nữ nhi tay gộp tóc ướt, nghiêng đầu nói chuyện với những người xung quanh, dường như cũng đang thu xếp công việc, cũng có vài phần thần sắc của Lâu Thư Uyên ngày thường, vị cô nương này thân hình cao gầy, tướng mạo cũng rất đẹp. Thư sinh nhìn mấy lần, Lâu Thư Uyên liền chỉ nàng.

- Cô nương này họ Tô, thiếp trước kia từng gặp qua, cũng có quen biết. Nhà nàng ở Giang Ninh, đã nhiều năm rồi, cũng không nghĩ là sẽ gặp lại ở đây.

- Muổn ra ngoài gặp sao?

- Cũng không gấp.

Lâu Thư Uyển nói xong, lại suy nghĩ

- Thế nhưngnàng ấy có thuyền, dường như cũng là xuôi về phía nam, nếu vậy thì Nghĩ đến đây, lại nhìn xuống phía dưới, thấy tiểu nhị đã bố trí xong phòng, dẫn người lên lầu, nàng đóng cửa sổ lại, chỉnh lại quần áo một chút, sau đó, đẩy cửa bước ra.