Phật Đạo (Phật Bản Thị Đạo)

Chương 126: Biến cố liền liền (3)






Con vượn này khuôn mặt dữ tợn, cộng thêm trường xoa trên tay, áo giáp trên mình, chả giống thần tiên chút nào, ngược lại có phần giống quỷ dạ xoa hơn. Truyện "Phật Đạo "



“Khí khí!” Con vượn lông trắng đột nhiên bật cười âm u, tiếng cười vang xa như tiếng chuông.



“Lão đại, huynh nói đấy là thần thánh phương nào nhỉ? Ngay cả Thiên Nhu Thủy Quyết của đệ mà cũng không thắng nổi hắn, đệ thật muốn so tài với tên đó một phen, xem thử uy lực Thiên Nhất Thần Thủy Xoa của đệ!” Con vượn lông trắng quay sang hỏi lão đạo sĩ, âm thanh chấn động mặt biển vang dội lại, hồi lâu không dứt.




“Cái con vượn nước này, tại sao tu hành bao nhiêu năm rồi mà vẫn còn tính khí ngang ngạnh thế hả? Cẩn thận không thì thiệt thòi to đấy! Người kia không đơn giản đâu! Mối thù này coi như đã kết rồi, công lực đối phương cao thâm khó dò, e rằng chỉ một số lão già mới sánh được, chỉ có điều tại sao hắn lại gây sự ở vùng biển của chúng ta chứ, chẳng lẽ hắn không biết đây là địa bàn của Thiên Thủy Tam Thánh chúng ta?” Hồng Phát lão đạo nói với con vượn lông trắng, vẻ mặt như hết cách với tên ngang bướng này vậy.



Con vượn lông trắng này là sinh vật từ thuở hồng hoang, hậu duệ của vượn nước thái cổ, vượn nước thái cổ tuy vẫn thuộc loài khỉ, lại không sinh sống trong rừng rậm, bình thường môi trường sống của chúng chính là dãy san hô nằm sâu dưới đáy biển, bắt tôm cá làm thức ăn, cực kì thông minh, hơn nữa có năng lực điều khiển thủy lưu bẩm sinh, năng lực ấy ngày càng mạnh lên theo năm tháng trưởng thành, chính là bá chủ dưới nước, vượn nước còn nhỏ đã không hề sợ sinh vật biển hung dữ nhất như cá mập đầu búa, cá kình ăn thịt, vượn nước trưởng thành còn ghê gớm hơn, ngay cả giao long xưng bá dưới đáy biển cũng phải nể sợ chúng 3 phần, chỉ có điều loài vượn nước thái cổ này số lượng cực ít, thời thượng cổ tìm khắp đại dương cũng chỉ có mười mấy con, thời hiện đại nó đã gần như tuyệt chủng.



Con vượn nước lông trắng vừa xuất hiện không phải là vượn nước thái cổ thuần chủng, sự thật là vào mấy trăm năm trước, con vượn nước thái cổ cuối cùng trong đại dương và một con vượn khổng lồ trên lục địa đã giao phối sinh ra nó, vận số của con vượn lông trắng này không tốt lắm, cha mẹ nó vừa sinh nó ra đã bị một tu sĩ chú ý, vượn nước thái cổ là sinh vật quý hiếm, chỉ cần bắt chúng về thuần hóa là có thể mượn khả năng lặn sâu dưới nước của chúng truy tìm thiên tài địa bảo ngoài đại dương mênh mông, không cần đích thân lặn xuống hứng chịu áp lực khủng khiếp của nước biển.



Tên tu sĩ kia tình cờ phát hiện cha đẻ của con vượn nước lông trắng, tất nhiên phải nghĩ cách bắt lấy, ai ngờ con vượn nước thái cổ đã trưởng thành vô cùng hung dữ, tuy cơ thể mạnh mẽ không thể hóa thành hình người, nhưng so với các loại yêu quái thông thường còn mạnh hơn rất nhiều, nhất là khả năng điều khiển thủy nguyên lực còn cao hơn hẳn một số pháp thuật hệ thủy. Tên tu sĩ kia hao phí sức lực toàn thân mới đánh bại vượn nước thái cổ, nhưng lại để nó chạy mất, con vượn lông trắng còn bé này bị tu sĩ kia bắt đi, nó kế thừa sức mạnh từ cha mẹ, không những sức lực to lớn, hơn nữa bản lĩnh thao túng thủy lưu tuy không bằng vượn nước thuần chủng nhưng cũng không kém bao nhiêu. Tên tu sĩ kia cẩn thận nuôi dưỡng nó, muốn đợi khi con vượn nước khổng lồ trưởng thành sẽ dùng nó truy tìm động phủ bảo vật các bậc tiên nhân bỏ lại dưới đáy biển sau khi đắc đạo phi thăng.



Không biết có phải vì lí do mang trên mình dòng máu lai hay không, con vượn lông trắng này vô cùng tinh khôn, nó vẫn nhớ mối thù tên tu sĩ đánh trọng thương cha mẹ nó, hơn nữa còn vô tình ăn trộm được được một viên linh đơn của tu sĩ kia, trí khôn tăng tiến chẳng khác nào con người, từ đó về sau con vượn lông trắng thường lén đọc một số điển tịch ghi chép pháp thuật của tên tu sĩ, tự tu luyện được phép thần thông, đến sau cùng nhân lúc tên tu sĩ luyện công đến hồi gay cấn bèn ra tay đánh lén, tu sĩ bị nó hại cho tẩu hỏa nhập ma, tự phát nổ toi mạng, coi như nó đã trả được thù lớn.



Vốn là hậu duệ của vượn nước thái cổ, con vượn lông trắng tất nhiên có mối liên kết vô hình với biển cả, sau khi tu luyện được phép thần thông, nó định cư luôn dưới đáy biển sâu thẳm, mỗi ngày chỉ lo ăn chơi đùa nghịch, tiêu diêu tự tại.



Dưới đáy biển bao la người tu đạo rất đông, thiên tài địa bảo cũng nhiều, từ xưa đến nay tranh đoạt nhau rất ít. Con vượn nước ở dưới đáy biển chẳng có mấy đối thủ, vì những ai lợi hại đều có động phủ riêng, quanh năm suốt tháng bế quan tu luyện, chả ai đi gây khó dễ cho một con vượn nước, hơn nữa vượn nước vô cùng cảnh giác, hễ có gì bất thường là trốn mất tăm mất dạng, cho dù là tu sĩ có pháp lực lợi hại chiếm được ưu thế nhất thời, sau đó cũng sẽ bị nó bất thình lình tấn công trả thù, dù sao thì ở dưới nước con người sao có thể chống lại vượn nước, vì lẽ đó dù là yêu quái hay đạo sĩ loài người đều không muốn gây thù chuốc oán với con vượn lông trắng làm gì. Truyện "Phật Đạo "




Con vượn nước này không ai tranh đoạt nên thu thập được một mớ linh dược quý báu, công lực tăng tiến vượt bậc, trở nên hống hách ngang tàng đi gây sự khắp nơi, cuối cùng đã đụng phải đối thủ xương xẩu, một lần vì muốn tranh đoạt một đóa hoa sen tam sắc với một vị tán tu danh tiếng Hồng Phát lão tổ mà đại chiến một trận, Hồng Phát lão tổ tuy chưa được xếp vào hàng những nhân vật đẳng cấp trong hải ngoại tu đạo giới, nhưng cũng coi như là một cao thủ rồi, nhất là Chân Lam Thủy Bào mặc trên mình là pháp y của một vị thần tiên để lại, khoác lên người là có thể đi lại tự do trong nước.



Con vượn nước đụng phải Hồng Phát lão tổ, không những không chiếm được phần thắng, ngược lại còn bị Hồng Phát lão tổ tóm cổ, nhưng Hồng Phát lão tổ cũng phải phí rất nhiều sức lực mới đối phó nổi với nó, niệm tình con vượn nước tu hành không dễ, Hồng Phát lão tổ không giết chết nó, chỉ lấy đóa hoa sen tam sắc xong là thả nó ra, con vượn nước này kể cũng hiểu lí lẽ, một người một yêu từ đó làm bạn với nhau, cùng với một vị tán tu khác tên là Thanh Thần Tử kết làm 3 huynh đệ, trải qua muôn vàn khó khăn khai phá được hòn đảo động phủ mang tên Thiên Thủy, lấy danh hiệu Thiên Thủy Tam Thánh.



Hải ngoại tán tu vốn được tách ra từ giới tu đạo trung thổ, vì muốn trốn tránh sự đời, chuyên tâm tu hành nên mới ẩn cư nơi biển sâu, người nào người nấy tuy chưa thể nói là thanh tâm quả dục nhưng tính khí cực tốt, khác xa với bọn tu sĩ Đạo môn trung thổ, nhất là gần đây còn tiêm nhiễm thói hư tật xấu của người đời, môn phái nào cũng muốn xưng hùng xưng bá, ra vẻ ta đây thiên hạ vô địch, còn hải ngoại tán tu ẩn cư nơi biển sâu hay đảo nhỏ, các mối quan hệ hạn hẹp, tuy cũng có một bộ phận nhỏ hải ngoại tán tu mang dã tâm, nhưng phần lớn vẫn như trước, chỉ lo tu luyện, không màn thế sự, vì thế công lực vô cùng cao thâm, bộ phận nhỏ mang dã tâm đương nhiên không dám khơi dậy sóng gió.



Khác với Đạo môn trung thổ, hải ngoại tu đạo giới yêu quái và tu sĩ sống chung hòa bình với nhau, trừ khi có xung đột lợi ích, bằng không sẽ không ai điên hễ gặp mặt là khai chiến, cũng không hề giương cao khẩu hiệu trảm yêu trừ ma gì gì đó, một số yêu quái lợi hại và tu sĩ pháp lực cao thâm còn kết làm bằng hữu, so ra hải ngoại tu đạo giới mới xứng đáng với tên gọi tu đạo giới hơn.



Các Đạo môn trung thổ cũng từng tham lam báu vật linh dược của hải ngoại tu đạo giới, nhiều lần có ý đồ kết thân với hải ngoại tán tu, Thục Sơn vào thời cực thịnh từng giao du với không ít hải ngoại tán tu, khi đó còn được một số nhân vật tiếng tăm ủng hộ, ví như Hãm Không lão tổ ở Bắc Cực Quang Minh Kính, Ha Ha lão tổ ở Nam Cực Tử Lan cung, cuối cùng Thục Sơn đã khai phá được động phủ phân đà ở hải ngoại, nào ngờ sau khi khai phái tổ sư Thục Sơn Trường Mi chân nhân đắc đạo phi thăng, đám đệ tử cậy mình thực lực lớn mạnh, ỷ lớn hiếp nhỏ khắp nơi, còn cướp đoạt linh dược pháp bảo, động phủ của các hải ngoại tán tu, làm cho hải ngoại tu đạo giới một phen dậy sóng, cuối cùng hải ngoại tán tu chịu hết nổi phải liên kết lại chống đối Thục Sơn, chỉ là khi ấy Thục Sơn quá mạnh, hải ngoại tán tu công lực tinh thâm, đã chiếm thế thượng phong mà không giành thắng lợi hoàn toàn được, đôi bên cứ thế rơi vào thế giằng co.



Cuối cùng xuất hiện lão yêu quái Hiên Viên pháp vương thống lĩnh yêu tộc trong thiên hạ vây đánh Thục Sơn, hải ngoại tán tu mới có cơ hội phá hủy phân đà Thục Sơn ở hải ngoại, đuổi Thục Sơn ra khỏi hải ngoại tu đạo giới, từ đó về sau chỉ cần là các môn phái trung thổ muốn phát triển ra hải ngoại đều bị từ chối, chính vì họ đã quá sợ bài học từ Thục Sơn, nói chẳng ngoa chút nào, ngay cả như Côn Lôn hiệu xưng là thái sơn bắc đẩu ở trung thổ nếu ỷ vào thực lực muốn ra hải ngoại cướp đoạt báu vật động phủ, chỉ cần hải ngoại tán tu liên thủ, e rằng đủ sức san bằng cả núi Côn Lôn chứ chẳng chơi.




“Sợ gì chứ! Người này tuy mạnh, nhưng rõ ràng không phải là người của hải ngoại tán tu chúng ta, mà hình như cũng không phải nhân vật của Đạo môn trung thổ nữa, nghe nói trung thổ nhân tài điêu tàn, tu sĩ đạt cảnh giới Phản Hư chỉ đếm trên đầu ngón tay, bị nhiễm thói hư tật xấu của người đời nên ảnh hưởng đến việc tu luyện, còn kém rất xa hải ngoại tu đạo giới chúng ta đó.” Vị đạo sĩ trung niên tên là Thanh Thần Tử lên tiếng.



“Hí hí! Vừa rồi có luồng sóng năng lượng dao động rất mạnh từ pháp bảo nên đệ mới chịu không nổi ra tay! Hồng Phát lão đại, huynh tu luyện thêm hơn trăm năm nữa thôi e sẽ phải đối mặt với thiên kiếp lần một rồi, thiên kiếp không dễ vượt qua đâu, không có pháp khí thượng cổ mạnh chắc chống đỡ không nổi, đệ làm vậy là vì muốn tốt cho huynh mà!” Con vượn nước nghe ra Hồng Phát lão tổ có ý trách mắng, tỏ ra uất ức phân bua.



Sắc mặt Hồng Phát lão tổ trở nên khó coi: Đúng rồi! Thiên kiếp của mình tuy còn hơn trăm năm mới giáng xuống, nhưng người tu đạo không màn năm tháng, trăm năm chỉ chớp mắt là qua, hiện nay trên tay mình tuy có vài món pháp bảo không đến nỗi tệ, nhưng để chống chọi với thiên kiếp khủng khiếp e vẫn còn chưa đủ.



Dùng công lực tự thân chống lại thiên kiếp thật đúng là trò cười, không có pháp bảo giúp sức thì đừng hòng!



Hồng Phát lão tổ không tự phụ đến mức muốn dựa vào công lực tự thân chống lại thiên kiếp, nếu như có khả năng ấy thì các bậc tiên nhân thượng cổ đã không phí công phí sức tế luyện ra nhiều pháp bảo làm gì rồi, dùng thời gian tế luyện pháp bảo khắc khổ tu hành chẳng phải tốt hơn hay sao?