Phong Khí Quan Trường

Chương 351: Một tháng lữ trình




Trong thương vụ nhập khẩu hai dây chuyền từ Xiyoumingsi của Mai thép thì David Alan là tổng liên lạc do phía Anh chỉ định, gia tộc của Alan cũng là gia tộc tiếng tăm trong ngành xây dựng kiến trúc ở trung bộ nước Anh.

So sánh với vẻ lãnh đạm khi tiếp xúc với Thẩm Hoài lần trước, lần này Alan có vẻ nhiệt tình hơn nhiều. Được biết Mai thép muốn xuất khẩu sản phẩm thép kiến trúc sang đây liền chủ động làm chân cò, dắt mối giúp Thẩm Hoài, Chu Tri Bạch tiếp xúc với người phụ trách của gia tộc.

Đầu những năm 90 quá trình cải cách mở cửa của TQ vẫn đang trong giai đoạn thứ nhất, sự tiếp xúc với các quốc gia phương Tây trong đó có các nước Tây Âu là chưa nhiều. Trước những năm 90, giới đầu tư đến với TQ đầu tiên chủ yếu là các xí nghiệp của Nhật, Hàn, Đài Loan và của các Hoa kiều ở Đông Nam Á, Úc; động tác của các tập đoàn Âu Mỹ thì chậm hơn.

Đến tận những năm 95 sự hiểu biết của rất nhiều người dân phương Tây đối với TQ chỉ dừng lại trên TV, báo chí; cho rằng TQ là nơi cực đoan lạc hậu, đóng cửa với bên ngoài, chính trị và văn hóa xơ cứng; trừ cảm giác thần bí ra, còn tồn tại một chút bóng râm trong tâm lý và cảm giác bài xích.

Lúc Mai thép đề ra muốn nhập về hai dây chuyền luyện thép của Xiyoumingsi, Alan lẫn rất nhiều người trong bộ phận quản lý của tập đoàn đều vì hành động này mà cảm thấy khốn hoặc; song rốt cuộc đây là một cuộc giao dịch có lợi cho bản thân nên bọn họ cũng bắt đầu tiếp xúc thử xem.

Cho dù bản đầu có tí ti hiểu lầm, có sự cảnh giác và bài xích, nhưng chỉ cần tính cách không xơ cứng, cổ bản thì sau bốn tháng tiếp xúc mật thiết cũng đủ để Alan hiểu biết đầy đủ sâu về các kỹ sư của Mai thép.

Vì đảm bảo dây chuyền có thể dỡ dời nhanh nhất, đồng thời giảm thiểu chi phí vận hành sau này, Thẩm Hoài tận hết khả năng đưa các nhân viên có tiềm lực nhất của Mai thép sang Anh tham gia vào tiến trình dỡ dời, làm quen thiết bị. Cũng chính nhóm người này đã triển hiện ra tinh thần không sợ gian khổ của công nhân TQ trước những người đồng nghiệp Birmingham.

Trong khi công nhân sắt thép ở Birmingham cường liệt yêu cầu chế độ mỗi tuần chỉ lao động 35 tiếng; thì các kỹ sư và công nhân lành nghề của Mai thép mỗi tuần trừ lao động 60 tiếng ra, về khu túc xá còn phải tổ chức thời gian tiến hành học tập và bồi dưỡng thêm.

Dỡ trọn cả dây chuyền, các thiết bị được đóng gói vận chuyển về TQ nặng tới 36000 tấn; chỉ các văn bản giải thích chi tiết lẫn văn kiện hướng dẫn lắp ráp không thôi cũng đã lên tới 4 tấn giấy.

Đối với đống văn kiện đủ để chất đầy 1 conter này mà các kỹ sư của Mai thép dùng không đến bốn tháng đã chia giai đoạn lần lượt bồi dưỡng cho tất cả công nhân.

Thậm chí những người phụ trách kỹ thuật chủ yếu lần này như Phan Thành đã quen thuộc, hiểu rõ với dây chuyền hơn cả những kỹ sư cao cấp của Xiyoumingsi.

Trong mắt những kỹ sư đương địa, đây cơ hồ là nhiệm vụ không khả năng hoàn thành.

Đương nhiên, cũng duy có những người đủ lòng tin vững vàng về tương lai, về sự nghiệp mới có nghị lực như thế.

Mấy người Phan Thành ở Birmingham không những không cảm thấy khổ, mà sau bốn tháng, ý chí vẫn rất cao, đầy niềm tin và mong đợi vào tương lai của Mai thép.

Alan làm việc trong xưởng thép đã 12 năm, có đôi lúc lười tra giấy vẽ thậm chí còn phải hướng Phan Thành thỉnh giáo….

Cho dù trước đây tồn tại hiểu lầm không nhỏ cũng như thành kiến đối với TQ, nhưng qua một đoạn thời gian tiếp xúc dài, từ Thẩm Hoài, Phan Thành nhìn ra trình độ lẫn năng lực của các kỹ sư Mai thép, Alan tin tưởng Mai thép là một xí nghiệp có trình độ quản lý và kỹ thuật không tồi.

Cho dù e ngại về mức độ cải cách không sâu hay sự thay đổi xoành xoạch các chính sách vĩ mô của giới cầm quyền, Alan vẫn giữ một sự cảnh giác nhất định về TQ đại lục; nhưng hắn ta không nghi ngờ Mai thép sẽ có đủ năng lực để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng không kém các nhà xưởng hàng đầu ở Birmingham.

Bởi thế khi nghe Mai thép có ý tưởng xuất khẩu sản phẩm sang Anh, Alan liền không chút do dự tiến cử bọn hắn với người phụ trách trong gia tộc, nỗ lực làm thành giao dịch này. Trong quá trình hiệp đàm, không ít lần nói tốt về biểu hiện của các kỹ sư Mai thép ở Birmingham.

Có đôi lúc giành được tín nhiệm chỉ nhờ lý do đơn giản vậy thôi; khi anh vùi đầu vào làm, không phải tất cả mọi người đều không để ý đến anh.

Mà bất cứ giao dịch nào cũng vậy, hòn đá tảng trọng yếu nhất là tín nhiệm.

Gia tộc của Alan có lịch sử và ảnh hưởng rất sâu xa về mặt mậu dịch sắt thép ở Anh, tại Liverpool, London, thậm chí hải ngoại đều có chi nhánh; bọn họ cũng có lịch sử đầu tư khá lâu đời trong ngành cơ khí chế tạo.

Quá trình tiếp xúc khá thuận lợi, mà Mai thép đã hoàn thành chứng nhận kiểm định chất lượng quốc tế cho sản phẩm từ năm trước, thậm chí gia tộc Alan không cân nhắc đưa phái viên đến Mai thép khảo sát đã đồng ý xây dựng quan hệ mậu dịch giữa hai bên.

Tuy lượng giao dịch sơ bộ không lớn, nhưng đối với Mai thép lại là khởi đầu cực quý báu. Đối với Mai thép lúc ấy, cho dù chỉ xuất khẩu 1000 tấn thép cũng có thể giảm thiểu một lượng ngoại hối không nhỏ.

Ở Anh, trừ đàm phán về phương diện kỹ thuật, thương mại; Thẩm Hoài và Chu Tri Bạch, Phan Thành con đi thăm công ty vận tải biển Diack, phía phụ trách vận chuyển thiết bị luyện thép về TQ lần này.

Cân nhắc đến năng lực chịu tải của cảng đầu mối Mai Khê, sau khi đóng gói thiết bị, bọn họ quyết định trước vận chuyển bằng xe lửa đến London, sau đó chia ba đợt đưa lên thuyền đưa về TQ.

Đối với Diack đây là một hợp đồng nhỏ không đáng kể, nhưng lần vận chuyển này liên quan tới tương lai của Mai thép, Thẩm Hoài không dám xem nhẹ.

Tuy Phan Thành và Chu Tri Bạch đã chuẩn bị xong kế hoạch vận tải nhưng Thẩm Hoài vẫn cẩn thận đi dọc tuyến vận tải tham quan một lần, tiến hành tiếp xúc với người phụ trách của Diack, hết khả năng giảm thiểu sơ sót.

Tiêu trừ hiểu lầm cùng xây dựng niềm tin chỉ có thể bắt đầu từ sự tiếp xúc lâu dài.

Đến lúc về lại Birmingham, mức độ hữu nghị tư nhân giữa Thẩm Hoài và Aln đã đạt đến một tầm cao mới.

Bởi nguồn vốn và cổ quyền trong Mai thép tương đối phức tạp nên gia tộc Alan không có hứng thú đầu tư vào xưởng số hai Mai thép, nhưng bọn họ vẫn nhận lời mời của Thẩm Hoài, đồng ý phái nhân viên đến Mai thép khảo sát hoàn cảnh đầu tư, đánh giá khả năng đầu tư trực tiếp vào Mai Khê.

Thời gian qua rất nhanh, chẳng mấy chốc hành trình hai tuần theo kế hoạch của Thẩm Hoài đã hoàn thành; kết quả kéo đến mãi cuối tháng ba mới về lại trong nước, cũng may thành quả thu được trong chuyến đi khá là phong phú.

***********************************

Biết chuyện Thẩm Hoài tạt qua BK mà không liên hệ với Thành Di, đến khi biết rõ trung tuần tháng ba Thành Di cũng có mặt ở Anh mà vẫn không chủ động liên hệ, cô út Tống Văn Tuệ khá là bất mãn.

Đến khi biết đầu tháng tư Thành Di sẽ từ London về nước, Tống Văn Tuệ yêu cầu Thẩm Hoài liên hệ với Thành Di, sắp xếp để hai người cùng về BK với nhau luôn.

Biết rõ dưa chín ép không ngọt, nhưng để giữ được lòng tin của phụ huynh hai nhà trong chuyện tương thân này, Thẩm Hoài bắt liên lạc với Thành Di; hẹn đến ngày mồng ba tháng tư cùng ngồi máy bay từ London về lại BK

Đây cũng là bởi Thẩm Hoài không biết nên đối đãi ra làm sao với Thành Di mới hợp lý, đành mượn cớ lịch trình kín đặc, kéo đến trưa ngày mồng ba mới ngồi xe lửa đến Lodon họp mặt ở sảnh ăn ngoài sân bay.

Thành Di vốn sống trong êm đềm, không phải lo nghĩ nhiều đến cuộc sống thường nhật, lại thêm khí trời tháng tư mát mẻ của London càng khiến nàng trở nên rực rỡ. Nàng đứng trước cửa sảnh ăn chờ đợi Thẩm Hoài, áo gió vàng nhạt khoác ngoài che lên chiếc váy ngắn ngang gối, lộ ra cẳng chân trắng nõn thẳng tắp, thân hình thon dài yểu điệu, tóc xõa ngang vai, khuôn mặt thanh xuân mê người, đôi mắt sáng to tròn, mặt phấn như búng ra nước, phong thái ưu nhã bất phàm, khiến Thẩm Hoài nhìn mà nhịn không nổi sáng mắt ra.

So sánh giữa hai người thì Thẩm Hoài nhìn bê tha quá nhiều.

Hắn sang Anh, chưa kịp làm quen với chênh lệch múi giờ thì đã phải vùi đầu vào công việc.

Vận tải biển và xuất khẩu thương mại đều không phải là lĩnh vực mà hắn đặc biệt quen thuộc, nên một bên vừa phải tham gia công tác một bên vừa tiến hành học tập. Mà giao lưu tiếp xúc dồn dập với rất nhiều người, hắn phải giữ đầu óc luôn trong tình trạng sáng suốt, sôi nổi mới mong giành được hảo cảm và tôn trọng từ đối phương… Hết thảy những chuyện này nói thì dễ nhưng để làm được lại mệt mỏi vô cùng.

Thậm chí trung tuần tháng ba, lúc ở Liverpool hắn còn đổ bệnh, vừa phải ôm bệnh làm việc, học tập, tiến hành đàm phán thương vụ, trọn cả người phải sụt đi chục ký là ít; ngay cả đêm trước khi rời Birmingham hắn còn cùng đám người Phan Thành thảo luận đến tận khuya.

Sáng ra không để đám Phan Thành đưa tiễn nữa, ngủ chưa đến 4 tiếng đã mò dậy kéo vali đồ đạc ngồi xe lửa lên London gặp mặt Thành Di.

Gương mặt tước gầy, cằm dưới mọc đầy râu ria, bên gò má còn có mấy vết sẹo do cạo râu không cẩn thận để lại, hốc mắt hãm sâu, quần áo trên người nhăn nhúm cả lại, vai khoác túi nặng trịch chất đầy sách và tư liệu, nhìn qua có vẻ như là hàng rẻ tiền; trọn cả người hắn nhìn qua không khác đứa sinh viên nghèo là bao.