Phong Lưu Tam Quốc

Chương 351: Gia Cát Lượng (thượng)




Viên Thiệu phụ tử đồng tâm hiệp lực tả xung hữu đột phóng ra khỏi vò vây, Viên Hi và tướng lãnh quan trọng đều bị trúng tên quân mã tổn thương hầu như không còn, Viên Thiệu ôm ba đứa con khóc rống một hồi, một lúc sau đã ngất đi, khi mọi người cấp cứu lại Viên Thiệu tỉnh lại thì uất nghẹn thổ huyết không ít, oán thán nói:

- Ta khởi binh mấy chục năm qua, chưa bao giờ thảm bại hôm nay chật vật không chịu nổi đây là trời đất muốn diệt ta, các ngươi hôm nay tất cả trở về Thanh châu thề phải quyết sống mãi với Tào tặc.

Sau đó Viên Thiệu gọi Tân Bình Quách Đồ và Viên Đàm hỏa tốc về Thanh châu chỉnh đốn, phòng ngừa Tào Tháo xâm phạm, lại để cho Viên Hi trở lại U châu, binh mã trọng điểm trở về Tịnh châu, Viên Thiệu thì mang Viên Thượng trở về Ký Châu dưỡn bệnh.

Lại nhắc tới Tào Tháo ở trên sông đại thắng làm cho thám thính Ký Châu hư hư thật thật, thám mã hồi báo, Viên Thiệu ốm đau trên giường, Viên Hi Viên Đàm và các tướng lãnh đều trở về Ký châu mọi người đều khích lệ Tào Tháo giáp công, Tào Tháo cười nói:

- Nay đại thế đã định, Ký Châu nhiều lương thực phòng thủ dày đặc Thẩm Xứng lại có mưu kế, không thể gấp công.

Quân Tào lui không lâu ba con trai của hắn đã tranh quyền đoạt vị lẫn nhau, Viên Đàm ôn lấy Tân Bình, dưới sự tương trợ của Quách Đồ chiếm phía bắc Thanh châu, Viên Thượng nhỏ tuổi nhất được Thẩm Xứng Phùng Kỷ chiếm lấy Ký Châu, mà Cao Kiền thì chiếm lấy Tịnh châu, Viên Hi lui về thủ U châu, vừa vặn tứ tử mỗi người đều chiếm một châu, Viên Đàm cùng với VIên Thượng vì chuyện kế vị mà trở mặt thành thù, không còn hiệp lực nữa, Viên quân trở thành một đám quân ô hợp, chuyện Tào Tháo công phá chỉ là vấn đề thời gian.

Lúc này Lưu Bị mang quân trở lại đụng phải Quan Vũ, hai người dĩ nhiên cao hứng vô cùng, Quan Vũ thấy Lưu Bị bình yên vô sự khi Lưu Bị nói đến chuyện Lưu Biểu đã đồng ý cho hắn mang ba vạn binh mã, trợ giúp hắn nhập xuyên, Quan Vũ rõ ràng chứng kiến vẻ hưng phấn trên mặt Lưu Bị.

Hai người vội trở về mà sửa sang lúc này Lưu Bị nhớ tới lời nói của Tư Mã Huy, đi ngang qua Nam Dương đáng tiếc lúc này Gia Cát Lượng đã đi chơi, Lưu Bị hỏi thư đồng thì thư đồng nói rằng Gia Cát Lượng mấy ngày sau mới trở về, Lưu Bị liền ở Nam Dương chờ mấy ngày.

Ngày hôm sau Lưu Bị cùng với Hoắc Tuẩn giải thích nguyên nhân tại sao ở lại Nam Dương thì có tin báo Gia Cát Lượng trở về, Lưu Bị đại hỉ lập tức để cho Quan Vũ Trương Phi chuẩn bị hậu lễ.

Ba người đi tới Ngọa Long cương, xuống ngựa trước trang, thấy đồng tử tiến ra Lưu Bị liền hỏi:

- Tiên sinh đã về chưa?

Đồng tử liền đáp:

- Đã về hiện tại đang ở thảo đường.

Lưu Bị đại hỉ liền đi vào, đúng lúc này thấy một thiếu niên đang ôm gối ở trên đường mà hát.

Lưu Bị liền cung kính thi lễ, người thiếu niên kia liền bối rối đáp lại:

- Tướng quân hẳn là Dự Châu Lưu Bị hôm nay đến gặp gia huynh phải không, tại hạ là Gia Cát Quân.

Lưu Bị ngạc nhiên vô cùng hóa ra Gia Cát Lượng không có ở nhà.

Gia Cát Quân liền nói:

- Hôm nay sáng sớm đã hẹn gặp với Thôi Châu Bình, xuất ngoại đi rồi.

Lưu Bị liền tràn ngập thất vọng, liền nhờ Gia Cát Quân mang giấy bút ra viết thư để lại rồi bái biệt.

Lưu Bị sau khi trở về vẫn không muốn rời đi, Hoắc Tuấn thấy vậy thì tràn ngập không vui:

- Binh đã lên như dây cung, quý ở chỗ thần tốc, tại sao lại ngừng lại năm lần bảy lượt nếu như chúa công biết nhất định sẽ trách tội.

Lưu Bị liền đáp:

- Nếu Lưu tướng quân trách tội thì Bị sẽ nhận trách nhiệm.

Sau đó Lưu Bị lại chuẩn bị ngựa, chuẩn bị lần thứ ba tới mời.

Lần này Lưu Bị lại tới mời, đồng tử nhìn thấy Lưu Bị liền nói:

- Hôm nay tuy tiên sinh ở nhà, nhưng vẫn ở thảo đường ngủ chưa tỉnh.

Lưu Bị chờ hơn một canh giờ Gia Cát Lượng mới tỉnh lại hắn hơi duỗi người rồi hỏi đồng tử:

- Có khách nhân đến đây phải không?

Đồng tử nói:

- Lưu hoàng thúc đã chờ lâu.

Sau nửa ngày Gia Cát Lượng mới thay y quan sạch sẽ mà đi ra.

Lưu Bị dò xét Khổng Minh một hồi, thì vội vàng hạ bái nói:

- Bị đã nghe qua đại danh của tiên sinh như sấm bên tai, hai lần trước tới yết kiến không gặp được, nến viết thư để lại không biết tiên sinh đã xem qua?

Gia Cát Lượng đáp lễ sau đó lạnh nhạt:

- Tại hạ là dã nhân Nam Dương, chây lười thành tính, nhiều lần tướng quân đến đây không gặp thật thẹn đỏ mặt.

Lưu Bị liền nói:

- Tiên sinh chính là người đại tài, Bị tới bái phỏng là điều đương nhiên.

Gia Cát Lượng lắc đầu:

- Tướng quân quá khách khí.

Hai người phân chủ khách mà ngồi, đồng tử liền dâng trà lên.

Gia Cát Lượng liền mở miệng trước:

- Ngày hôm trước ta đã xem thư của tướng quân tướng quân quả là có lòng lo cho dân cho nước, nhưng hận tài năng hạn hẹp chỉ sợ phụ ưu ái của tiên sinh.

Lưu Bị kích động:

- Tư Mã tiên sinh sao có thể nói loạn được nếu tiên sinh không từ chối thì xin giúp Bị trị quốc an bang.

Gia Cát Lượng lơ đễnh nói:

- Kính Thủy tiên sinh là ngoại thế cao nhân, Lượng chỉ là một canh phu làm sao có thể đàm chuyện thiên hạ.

Lưu Bị liền nói:

- Đại trượng phu kinh thế kỳ tài há có thể làm lão nông, xin tiên sinh có thể vì muôn dân trăm họ.

Gia Cát Lượng nói:

- Đã như vậy không biết ý của tướng quân thế nào.

Lưu Bị nói:

- Hán thất nguy cấp, thiên hạ tương vong, Bị không lượng sức, muốn đưa đại nghĩa sắp thiên hạ, tuy nhiên ánh mắt thiêrn cận đến nay vẫn chưa có thành tựu, nghe Tư Mã tiên sinh nói Gia Cát Khổng Minh tiên sinh có kỳ tài kinh thiên vĩ địa quỷ thần khó lường, Bị hi vọng có thể lắng nghe tiên sinh dạy bảo.

Khổng Minh thấy Lưu Bị ca ngợi thì cười nhạt nói:

- Từ khi Đổng Trác tạo nghịch cho tới nay, thiên hạ hào kiệt nổi lên, Tào Tháo thế không bằng Viên Thiệu, nhưng phách lực hơn người, phá Viên Thiệu ở Ô Sào, làm cho bảy mươi vạn quân chật vật chạy trốn không đầy mấy năm sẽ thống nhất Hà Bắc, hiệp thiên tử lệnh chư hầu không thể tranh phong mà Trương Lãng ở Giang Đông tuy mới mấy năm nhưng địa thế hiểm yếu dân chúng quy phụ, Kinh Châu bắc theo hán MIện Lợi ra tận Nam Hải, mà Ích Châu hiểm nghèo đồng cỏ phì nhiêu, giàu tài nguyên, Cao Tổ ở đó dựng đế nghiệp nay Lưu Chương ám nhược mặc dù an dân quốc phú nhưng không có trí tuệ không phải là minh quân. Tướng quân tín nghĩa tại tứ hải, nếu như có Kinh Ích bảo vệ, thì bên ngoài kết Trương Lãng, nội tu chính lý, đợi thiên hạ có biến thì mang binh ra Kinh Châu, nếu như vững thế thì đại nghiệp có thể thành, Hán thất có thể hưng.