Phong Lưu Tam Quốc

Chương 385: Hoa Dung thạch (hạ)




Mặt Trương Lãng tràn đầy mồ hôi, vốn da mặt hơi trắng trải qua mấy ngày mưa nắng biến thành đỏ đen. Còn mấy chục binh sĩ không chịu nổi thời tiết nóng bức đã ngã gục. Quách Gia càng thảm, một thư sinh yếu đuối đâu chịu khổ như vậy bao giờ. Gã chẳng những cảm nắng, cẳng chân còn bị rắn độc cắn một cái. Nếu không phải người dẫn đường hiểu về thảo dược đắp lên miệng vết thương, Trương Lãng cũng biết cách cấp cứu thì chỉ sợ bây giờ Quách Gia đã về với ông bà.

Cuối cùng Trương Lãng còn đùa rằng:

- Ý tưởng là ngươi nêu ra, ngươi nên là người thứ nhất hiến thân chứ.

Quách Gia cất tiếng cười to.

Trong rừng rậm nguyên thủy, Trương Lãng và quân đội của hắn đi gần một tuần.

Mỗi người hoặc nhiều hoặc ít để lại dấu vết, có người càng thảm, quân phục bị thủng mấy lỗ, giống như người rừng.

Ngày này người dẫn đường đưa Trương Lãng và đám binh sĩ trèo qua một ngọn núi lớn, trước mắt rộng lớn vô ngần. Người dẫn đường bỗng chỉ vào một đỉnh núi trước mắt, biểu tình rất là hưng phấn. Trương Lãng biết sự việc có cơ may, vội vàng đưa mắt nhìn. Phía xa núi cao đâm vào mây, mây trắng vờn bốn phía, bên dưới dãy núi như là sao vây quanh trăng sáng bao vây nó. Người dẫn đường tuổi khoảng năm mươi, nhưng lúc này gã hưng phấn như đứa con nít.

Gã lớn tiếng nói:

- Tướng quân mau nhìn kìa, đằng trước chính là Sáp Vân Phong! Trèo qua ngọn núi này rồi lại vượt mấy con sông, sau đó bò qua chừng mười ngọn núi là thấy được Vân Mộng hồ rồi.

Trương Lãng vốn tâm tình vui vẻ nghe nói thế thì lập tức ủ rũ.

Hắn ôm đầu chán nản nói:- Chắc chết quá, còn phải đi xa như vậy, mất chừng mười ngày nữa!

Người dẫn đường lúng túng nói:

- Đúng vậy, con đường này thảo dân chỉ đi qua một lần, là mười năm trước, có thể nhớ rõ đã tốt lắm rồi.

Trương Lãng bất đắc dĩ ngửa đầu thở dài.

Người dẫn đường nói tiếp:

- Đường núi Sáp Vân Phong là khó đi nhất trong cả chặng đường, cũng là hiểm ác nhất, tướng quân nên cẩn thận.

Trương Lãng nặng nề gật đầu.

Trương Lãng lại mất khoảng mười ngày mới đi ra khỏi núi cao hiểm trở.

Khi đứng trước đỉnh núi Ngọc Trụ nhìn phía xa dưới núi hồ nước trắng xóa thu nhỏ như con giun uốn lượn kéo dài, Trương Lãng kích động chỉ muốn hét to. Rốt cuộc đi ra khỏi chỗ khỉ ho cò gáy! Trong mười ngày ở Sáp Vân Phong, không thấy cả một bộ lạc, không thấy một người sống, chỉ có đá núi và cỏ cây vô tận, khô khan nhạt nhẽo. Khiến Trương Lãng thấy may mắn là đại quân mang theo lương khô ăn hết rồi, dã thú và trái cây trong rừng trở thành điểm sáng trong chuyến du hành, không khiến binh sĩ đến mức chết đói. Nhưng khi Trương Lãng vui vẻ đến xem binh sĩ của mình thì gặp một việc không biết nên khóc hay người. Trừ khô lâu binh của Trương Ninh ra, chín phần binh sĩ mặc đồ đã không tính là chiến giáp, có thể gọi là sơ mướp, chỗ này thủng mấy lỗ, chỗ kia rách nguyên lỗ to. Có một ít càng thảm, trên người mặc da thú đơn giản, nếu không nhìn kỹ còn tưởng là đội người rừng từ trong núi đi ra.

Nhưng tất cả đã không còn quan trọng, quan trọng là binh sĩ sau gian khổ lặn lội, rốt cuộc đi ra khỏi nơi quỷ quái này. Tuy Trương Lãng nhẹ nhàng thở ra nhưng có gần trăm binh sĩ trong lần hành quân này không chiến đấu mà đã hy sinh, khiến hắn vô cùng đau lòng.

Tới lúc sắp rời khỏi dãy núi Ngọc Trụ thì Trương Lãng đặc biệt ra lệnh ở tại chỗ nghỉ ngơi ba ngày. Mỗi ngày tổ chức ba, bốn ngàn binh sĩ săn mãnh thú, sau đó phơi khô da thú làm lương khô hành quân. Trương Lãng vừa ra lệnh thì Ngọc Trụ gió nổi mây phun. Trên từ mãnh hổ, dưới đến gà rừng, không con nào tránh khỏi số phận. Mao Anh, Mao Kiệt làm tiên phong, mặt sau binh sĩ thu dọn ‘chiến trường’. Mỗi lần khi trở về thì binh sĩ người nào cũng tay xách nách mang, vác vô số vật săn. Ai cũng la to đã quá, may là Trương Lãng chỉ tổ chức săn ba, bốn ngày, chứ nếu càn quét quy mô lớn như thế, sợ là từ nay Ngọc Trụ sơn không còn dã thú nữa, thật sự thành nơi núi hoang rừng vắng.

Nghỉ ngơi vài ngày, đa số binh sĩ đã hồi phục thể lực và tinh thần. Trương Lãng thấy mọi thứ chuẩn bị sẵn sàng, bắt đầu bước hành động tiếp theo, khiến quân đội dọc theo bờ bắc Vân Mộng Trạch bắt đầu bí mật áp sát Ba Khâu.

Trong quân Lưu Biểu, Thái Trung, Thái Hòa ra ngoài dự đoán mọi người chia binh làm hai đường. Một đường do Thái Trung dẫn năm ngàn thủy quân từ Ba Khâu đi thuyền xuyên qua Động Đình thẳng tới Đông Sơn trấn, diện tích rộng tìm tòi. Đường khác thì Thái Hòa đi đường bộ, chia thành các đội nhỏ, mỗi đội tám trăm, một ngàn người, muốn phát hiện tung tích quân địch. Khoảng năm, sáu ngày thì Thái Trung mới tới Đông Sơn trấn, nhìn từ mục đích hành động của hai người, không khó thấy ra Thái Trung, Thái Hòa sốt ruột lập công, muốn tìm ra tung tích địch để chiếm thứ nhất.

Bên Võ Lăng, Công An truyền đến tin tức, khoảng bảy, tám ngày trước, Lưu quân bỗng nhiên mất tích ở vùng Hoa Dung, đặc biệt cẩn thận, ba đường nhân mã trừ đội canh gác vùng Sàn Lăng Công An không dám tra xét quá xa, Kim Toàn đã mang binh đóng vào An Hương huyện, Văn Sính lĩnh đại quân bên ngoài đi tới Giám Lợi huyện, không một ngày đã xuyên qua Vân Mộng Trạch chạy thẳng tới Dung Hoa. Bởi vì vài đường nhân mã nhìn có vẻ phân tán, thêm vào binh lực không có vẻ gì chiếm ưu thế, Lưu Biểu quyết tâm nuốt Trương Lãng, đặc biệt từ Giang Lăng một vạn cấm vệ quân đóng giữ trong thành, lại để con trai của Kinh Lương là Kinh Kỳ dẫn tới Công An. Tất nhiên Lưu Biểu sẽ không ngu đến thật sự sai một vạn cấm vệ quân trực tiếp tham gia chiến đấu. Nhiệm vụ của chúng chẳng qua là đóng giữ Công An, yên lặng theo dõi biến động. Cho dù Trương Lãng thật có bản lĩnh lẻn đến Nam quận, cấm vệ quân từ Công An có thể trong vòng hai ngày rút về canh giữ Nam quận. Một vạn cấm vệ quân này có sức đấu khá mạnh, trừ Nam quận thành ra, mấy quận khác tại Kinh Châu ngoài quân đội bình thường ra vốn không có cấm vệ quân. Điều này chứng minh quyết tâm của Lưu Biểu, nhưng cũng nói rõ tới lúc nguy cấp thì gã sẽ xuất ra càng nhiều binh lực.

Kỳ thực cẩn thận phân tích thì bộ binh thêm thủy quân Kinh Châu tổng cộng ba mươi vạn quân, mà bình thường có thể điều động binh lực khoảng hai mươi lăm vạn. Nhưng mấu chốt là khi Triệu Vân nam hạ đã mang đi mười vạn, Từ Châu trọng trấn phòng ngự phương bắc xâm nhập lại chia ra ba, bốn vạn. Nay có thể điều động khoảng hơn năm vạn binh sĩ, đối với Trương Lãng thì đã không tệ lắm. Nay trong năm vạn có ba vạn đóng ở vùng Hạ Khẩu, Xích Bích, hấp dẫn gần mười vạn đại quân Lưu Biểu. Còn hắn sau khi nam hạ, ít nhất điều động được năm vạn quân Lưu Biểu. Nên biết rằng lần này Lưu Biểu trước ra mười vạn, sau tăng năm vạn, còn có năm vạn đến nay đang tập hợp tại Võ Lăng quận, ít nhất cần trên một tuần mới tham gia chiến trường được.