Quan Lộ Thương Đồ

Chương 158: Thương nghiệp địa ốc




Trương Tri Hành liếc qua ba người Ngô Thiên Bảo, Thịnh Thanh, Thiệu Chí Cương, chỉ mỗi Ngô Thiên Bảo là có chút ấn tượng, nhưng không nhớ ra đã gặp ở đâu. Trương Khác ở cùng với đám người này, ông cũng không bận tâm mấy:

- Hôm nay chỗ này thật náo nhiệt, ngay cầu Tứ Phượng cũng tắc rồi, dù thế nào cũng phải ăn khuya, cho nên đi qua xem còn có cái ăn không.

- Mọi người cùng ngồi ăn nhé?

Trương Khác hỏi:

Đường Học Khiêm không hề câu nệ, ngồi xuống cạnh Trương Khác:

- Thanh Thanh về rồi à? Bác tưởng nó ở cùng cháu.

- Chín giờ là cháu đã đưa cô ấy về rồi ạ.

Lúc này Đỗ Phi ở cửa thò đầu vào, hắn thấy Đường Học Khiêm và Trương Tri Hành bên trong thì giật mình, kéo tay Thịnh Hạ định bỏ đi.

- Kia chẳng phải là thằng nhóc nhà Đỗ Tiểu Sơn sao?

Đường Học Khiêm tinh mắt nhanh miệng gọi hắn lại.

Đỗ Phi đành phải đi vào, Thịnh Hạ tất nhiên theo sau.

Đỗ Tiểu Sơn lần này thuận lợi tiến vào thường ủy, chắc Chu Phú Minh không ngờ Đỗ Tiểu Sơn và Đường Học Khiêm đã ngầm phối hợp với nhau rồi.

Đường Học Khiêm và Trương Tri Hành tới đây không phải là thuận đường, mà nghe báo cáo nơi này rất náo nhiệt, dù sao đang muốn kiếm chỗ ăn khuya cho nên qua xem.

Trương Khác vốn định nói chuyện với Thiệu Chí Cương, nhưng lúc này đành cùng cha ăn xong rồi về nhà ngủ.

Vài hôm sau mới từ chỗ Thiệu Chí Cương biết được Thịnh Thanh, Ngô Thiên Bảo đều muốn làm đĩa giả, còn Thiệu Chí Cương không định tham gia vào.

Trung tâm ẩm thực khai trương thành công, đem sự phồn vinh của khu thương mại Tiền Môn kéo dài tới cầu Tứ Phượng. Thiệu Chí Cương lúc trương không thuyết phục được Trương Khác nuốt lấy mảnh đất của nhà máy cũ, nhưng hắn không bỏ hứng thú với địa ốc, có điều lúc này hắn thiếu vốn thúc đẩy địa ốc phát triển.

Thiệu Chí Cương tìm Trương Khác bàn việc này, nhưng Trương Khác cảm thấy thời cơ chưa chín muồi.

Trung tâm ẩm thực đã đi vào hoạt động, việc duy trì kinh doanh bình thường thì mỗi người làm chức trách của mình là được, không còn hạng mục tương tự khởi động, Thiệu Chí Cương thực sự trở nên nhàn rỗi.

Song dù hạng mục cầu Tứ Phượng thu được thành công thì hiện giờ còn chưa tới thời cơ tiến vào nghành địa ốc, cơn bão tài chính Đông Nam Á vào năm 97, gây ảnh hưởng lớn nhất với kinh tế trong nước chính là nghành địa ốc, nhưng do ngành chế tạo các nước Đông Nam Á bị đả kích thảm liệt, lại đem tới thời cơ phát triển cho nghành chế tạo trong nước.

Nhắc tới thương nghiệp địa ốc, Trương Khác luôn muốn lấy danh nghĩa Cẩm Hồ mua mấy tòa trạch viện ở Sa Điền, thấy Thiệu Chí Cương rảnh rỗi không có việc để làm, lại hứng thú với địa ốc, liền ủy thác hắn cùng Hứa Hồng Bá xử lý việc này.

Ngõ Đan Tỉnh, phố thị nằm giữa lòng Sa Điền, cũng là khu vực trung tâm của Hải Châu thời xưa, khi đó có nhiều quan lại nhà giàu cư ngụ, ngõ Đan Tỉnh gọn gàng bằng phẳng, hai bên rất nhiều đại trạch viện, những cây cổ thụ che kín cả ngõ.

Mỗi một trạch viện hiện nay phân chi ba bốn hộ ở, nếu an phận cư ngụ còn đỡ, nhưng người trong nước tư tưởng phân tường tách ngõ rất nặng, thường tự dựng tường ngăn, phá tường trạch viện làm cửa, làm học hết bố cục của trạch viện.

Thiệu Chí Cương ở Hải Châu giao du rất rộng, Hứa Hồng bá là danh nhân dân gian, bọn họ đại biểu Cẩm Hồ tới ngõ Đan Tỉnh tìm mua đại trạch viện, tức thì tin tức truyền khắp Hải Châu, tới ngay Trương Tri Phi cũng chạy tới hỏi cháu xem chuyện đó là thế nào.

Lúc này tin tức chính phủ muốn khởi động kế hoạch cải tạo khu thành cổ Sa Điền cũng truyền đi, hơn nữa có nhiều phiên bản khác nhau, người nói sẽ phá bỏ toàn bộ Sa Điền, người nói giữ lại vùng phía Đông, phá phía tây; người lại bảo phá dần từ phía tây sang phía đông.

Đường Học Khiêm cũng chẳng hay biết gì, tin tức với ông ta cũng rất đột ngột, ảnh hưởng lại lớn, song không tiện hỏi thẳng Tạ Vãn Tình, liền bảo Trương Tri Hành thăm dò Trương Khác, làm rõ mục đích của Cẩm Hồ. Nếu không đi ngược nguyên tắc, thành phố sẽ phối hợp, nhưng không thể để thành phố bị động như vậy.

Bản phương án trước đó Hứa Hồng Bá đưa lên thành phố không được thông qua, dự toán khổng lồ như vậy, ngay cơ hội đưa lên cuộc họp chính phủ thảo luận cũng không có.

Trương Khác tất nhiên không làm bại lộ ý đồ giữ lại khu đông Sa Điền của y, huống hồ hành động lần này của y không vẻ vang lắm, khả năng sẽ phải hi sinh người khác, thậm chí làm thương nghiệp địa ốc rơi vào cảnh hỗn loạn, nhưng Trương Khác thấy vì quần thể kiến trúc có ý nghĩa như thế, hi sinh là cần thiết... Huống hồ có phải hi sinh lợi ích của y đâu.

Trương Tri Hành không có được bất kỳ tin tức nào hữu dụng ở chỗ con trai.

Cuối tháng tư, khi cùng nhau ăn cơm, Đường Học Khiêm hỏi thẳng Trương Khác việc này.

Trương Khác chỉ nói:

- Vùng phía tây Sa Điền phá bỏ, giữ lại khu phía đông, đây là phương án kiêm cố cả sự phát triển của Tiền Môn lẫn giữ lại sự đặc sắc của Hải Châu.

Đường Học Khiêm khẽ thở dài:

- Đâu dễ như thế được? Hứa Hồng Bá đề xuất phải giữ lại khu vực từ ngõ Đan Tỉnh về phía đông, dự toán là 1 tỷ, đây không phải là chuyện bác nói mà định đoạt được, thành phố lấy đâu ra tiền, nên vấn đề này trì hoãn không thảo luận. Thành phố chỉ có thể trọng điểm bảo hộ một số kiến trúc văn vật.

- Nói vậy là phải rỡ bỏ hết ạ? Trong tay Cẩm Hồ có hai tòa trạch viện, cho dù có phá bỏ cũng có bồi thường, không tiếc.

- Gần như thế, sắp đưa ra thảo luận công khai rồi.

- Vậy phá hết cho xong, Hải Châu có bao nhiêu kiến trúc đặc sắc như thế, không nhất định phải giữ lại khu Sa Điền...

Trương Khác nói thản nhiên như không:

- Muốn phá thì phá thật nhanh, khu đó rách nát quá rồi, nhanh nhất là phá từ giữa Sa Điền phá ra, đem toàn bộ mảng phía tây Sa Điền liệt vào kế hoạch phá bỏ, phá sạch hai mảng đông tây.

Đường Học Khiêm đương nhiên cũng hi vọng như thế, nhưng lắc đầu nói:

- Làm thế rất khó, phía tây Sa Điền đã có bảy tám nghìn hộ.

- Bác, giá đất cầu Tứ Phượng trong bốn năm tháng đã tăng lên mấy lần? Thương nhân là những người mẫn cảm nhất, phía tây Sa Điền kề sát Tiền Môn, chỉ cần thành phố hạ quyết tâm, ai dự đoán được nơi đó sẽ thu hút được bao nhiêu đầu tư? Không được thì chọn một miếng đất bên phố thị thử xem phản ứng của bên ngoài ra sao? Nơi đó là chỗ tệ nhất của mảng tây Sa Điền, xem xem thương nghiệp địa ốc rốt cuộc có ma lực lớn thế nào.

Đường Học Khiêm đâu ngờ đây là cái bẫy của Trương Khác, y sẵn sàng để thương nghiệp địa ốc rơi vào định trệ để giữ lấy khu vực đông Sa Điền.

Việc cải tạo nhà xuống cấp vốn là chuyện tốt, suốt thập niên 80, tư tưởng chủ đạo của cải tạo thành cổ là " phá ở đâu xây ở đó", làm điều kiện nhà ở được cải thiện đáng kể.

Tới thập niên 90, Thượng Hải cải tạo khu thành cổ Phổ Tây, phá bỏ toàn bộ nhà cũ ở trung tâm, rồi bố trí khu định cư bên ngoài thành, bố trí người dân.

Mô hình Thượng Hải được quốc gia đề xướng các nơi đua nhau học theo, nhưng thập niên 90 không có tòa thành thị nào có thực lực tài chính sau khi phá bỏ thành cũ xây thành mới như Thượng Hải, cho nên thường thường là " phá mà không xây", chuyển thành trà tiền mặt bồi thường, hoặc là chọn khu vực xa thành phố xây khu nhà tái định cư kém chất lượng đuổi người dân không mua nổi nhà trong thành phố ra đó ở.

Thế là người dân thành phố cực sợ giải tỏa, vì chút tiền bồi thường đó chênh lệch nhà nhà đất rất xa. Đặc biệt một số lãnh đạo thành phố muốn "mời gọi đầu tư" tới phát điên, đám thương nhân và nhà tư bản trong mắt bọn họ là tài thần và cứu tính, để bản thân vừa thu được lợi ích lại vừa có chính tích.

Có lãnh đạo uy hiếp cả phía dưới " Ai làm nhà đầu tư bỏ chạy tôi hỏi tội người đó", "Ai làm khó chính phủ, chính phủ chơi khó lại người đó " v..v..v...

Bởi thế chỉ cần đám thương nhân nhìn trúng miếng đất nào, là lãnh đạo sốt sắng làm tiểu tốt cho chúng, vận dụng quyền lực trong tay, cưỡng ép người dân nơi đó giải tỏa.

Thương nhân địa ốc thì cười toét miệng, người bị giải tỏa khóc không ra nước mắt, còn lãnh đạo thì coi đó là chính tích, đem ra khoe khoang.

Đường Học Khiêm kháng cự không nổi sự dụ hoặc của kiến thiết thành phố mới, chính tích của quan viên địa phương ít khi tính sao cho ngang bằng lợi ích của người dân, cho dù là Đường Học Khiêm cũng không phải ngoại lệ.

Trương Khác luôn ghét cái lối suy nghĩ vì kiến thiết thành thì mà "hi sinh lợi ích một bộ phận là có thể chấp nhận được", vì hi sinh cũng chẳng tới đầu nhân viên công vụ quốc gia, cho nên suy nghĩ "vì đại cục hi sinh lợi ích số ít" chiếm thượng phong tranh thành phố, bởi bọn họ không cảm nhận được nỗi đau cắt thịt đó.

Ngồi đối diện với Đường Học Khiêm, Trương Khác nghĩ chắc ông ta cũng không cảm thụ được thống khổ bị xua đuổi.

Trương Khác thì biết, cha sau khi từ chức ở thành phố về viện sư phạm, viện sư phạm không an bài chỗ ở, khi đó trong nhà còn có chút tích góp, liền mua một căn nhà ở Sa Điền, tới năm 97 cải tạo thành cũ, may mà được chú tiếp tế, nếu không khi ấy cha bị đuổi khỏi viện sư phạm, chẳng biết gia đình sẽ rơi vào thảm cảnh thế nào.

Tuy chỉ sống ở Sa Điền hai năm ngắn ngủi, nhưng tình cảnh người bị giải tỏa xung quanh khi ấy Trương Khác đều hiểu rất rõ, lại thêm vào quốc xĩ làm ăn sa sút vô số công nhân mất việc, một số gia đình rơi vào cảnh thê thảm vô cùng.

Đây không chỉ là vấn đề bảo hộ thành cổ nữa, dù Hải Châu có kiến thiết thành phố đẹp đến đâu cũng không thể lấy nỗi đau giải tỏa cả vạn hộ dân làm cái giá.

Nếu Đường Học Khiêm muốn thử giải tỏa, Trương Khác sẽ kéo chân ông ta, bất kể đó là cha của Đường Thanh.

Đường Học Khiêm không rõ toan tính của Trương Khác, lời của y làm ông ta khá động lòng.

Sự thành công của trung tâm ẩm thực khiên sự phồn vinh của Tiền Môn lan tới cầu Tứ Phượng, đặc biệt giá cho thuê đắt đỏ của trung tâm ẩm thực khiến thành phố chú ý cao độ, đất đai có giá trị đâu chị giới hạn ở Tiền Môn.

Điều này làm Đường Học Khiêm nhìn thấy hi vọng mau chóng cải tạo thành cổ Sa Điền.

Dù trí tuệ như Đường Học Khiêm cũng không thể tưởng tưởng hết được tính phức tạp của tình hình.

Thập niên 90, những công ty giải tỏa đều thuộc về quốc hữu, Trương Khác còn nhớ có một công ty giải tỏa có đơn vị chủ quản là cục văn hóa, thế là công ty đó không chút thương xót đem rất nhiều kiến trục vốn được cục văn hóa bảo hộ phá bỏ.

Chi phí giải tỏa thành phố trả vốn đã không đủ, lại bị các công ty giải tỏa quốc hữu đó ăn chặn, khi đó lợi nhuận của các công ty giải tỏa quốc hữu khiến công ty giải tỏa tư nhân hít bụi.

Lợi nhuận cực lớn bị chặn lại ở công ty giải tỏa, tiếp đó thông qua thủ đoạn đầu tư danh mục rối rắm, di chuyển tới nơi khác.

Đường Học Khiêm có khả năng phá vớ hệ thống quan liêu Hải Châu không?

Trương Khác nghĩ: Còn lâu!

Về điểm này, Hứa Hồng Bá ở trong dân gian có nhận thức khá sâu sắc, đương nhiên, chỉ dựa vào điều đó mà muốn ngăn cản Đường Học Khiêm tạm thời giảm bớt tốc độ cải tạo Sa Điền là không thể, dù sao không chỉ Đường Học Khiêm, những người khác trên thành phố cũng chỉ nhìn thấy cái lợi của cải tạo thành cổ, mà không nhìn thấy tệ nạn, càng không thừa nhận thành phố không có khả năng ngăn cũng không thèm chặn tệ nạn phát sinh.

Trương Khác đem hướng suy nghĩ của Đường Học Khiêm về tư bản thương nghiệp có thể nói là dụng tâm nham hiểm, chỉ cần sau này Hứa Hồng Bá không để lộ ra, Đường Học Khiêm sẽ không thể nhìn ra được điều gì.

Vả lại Trương Khác làm như thế cũng là để Đường Học Khiêm sau này có cơ hội bù đắp, không tới mức hối hận suốt đời.

Bất kể xuất phát từ suy tính gì, thành công của cầu Tứ Phượng rất dễ dẫn dắt suy nghĩ của thành phố lọt vào bẫy của Trương Khác. Thành phố thiếu tiền, giá trị đất đai khu vực trung tâm làm mắt người ta tỏa sáng, tin đồn cải tạo Sa Điền lan đi, chính hợp tâm tư những người này, đem toàn bộ Sa Điền ra cải tạo, sẽ kiếm chác được bao tiền?

Dưới bối cảnh này, đề nghị của Trương Khác trong mắt Trương Khác là phương pháp ổn thỏa, mặc dù ông ta càng hi vọng bắt đầu từ khu vực gần Tiền Môn mở rộng dần sang phía đông, nhưng đôi khi ý kiến của thị trưởng cũng ở thế yếu.

Chỉ là đưa ra phương thức này, thành phố sẽ có rất nhiều ý kiến.

Sự cuồng nhiệt của cầu Tứ Phượng làm rất nhiều người không ý thức được nguy hiểm ở Sa Điền, cũng không một ai nghiêm túc suy nghĩ quy mô thương nghiệp của Hải Châu có năng lực một lần tiêu hóa hoàn chỉnh được giải thương nghiệp 1000 kilomet vuông phía tây Sa Điền hay không.

Cả Trương Tri Phi, Thiệu Chí Cương đều hăm hở, bọn họ tìm Trương Khác thảo luận chuyện này, Trương Khác không tỏ thái độ, bằng vào thực lực của bọn họ, không thể để thành phố yên tâm giao mảnh đất đó cho bọn họ thí điểm, bao cồm khai phát hậu kỳ, thành phố càng hi vọng dẫn tiễn được tài chính bên ngoài hơn.

Tóm lại bọn họ muốn nỗ lực thì tùy bọn họ, thèm khát cũng đâu phải chỉ có hai bọn họ, có điều hành động thần tốc nhất là tập đoàn Cẩm Thành.

Cẩm Thành dùng sách lược mà khi đó được coi là ổn thỏa nhất, bọn họ tìm tập đoàn địa ốc Tân Thành ở Tân Gia Pha xưa nay luôn có quan hệ hợp tác với Cẩm Thành, hai công ty liên hợp lại với nhau mua đất, điều này phù hợp với đường lối mời gọi đầu tư của thành phố, yêu cầu thành phố cấp ưu đãi trong phí chuyển nhượng dất đai.

Hành động tốc độ của Cẩm Thành làm Trương Khác hoài nghi bọn họ phải chăng nhắm vào Sa Điền từ rất lâu, trong lòng không khỏi suy nghĩ: Nhà họ Vạn và Chu Phu Minh thỏa hiểm, chẳng lẽ là do Triệu Cẩm Vinh ở giữa làm trung gian?

Khi Trương Khác thấy Cẩm Thành và Tân Thành liên hợp thành lập công ty địa ốc Cẩm Thành, gần như có thể khẳng định địa ốc Cẩm Thành chỉ có cái danh hợp doanh thôi, thực tế là hoàn toàn là của Triệu Cẩm Vinh.

~o0o

Trương Khác từ trên chiếc Audi bước xuống, giao chìa khóa xe cho Chu Văn Bân:

- Tôi ngứa tay muốn lái xe thì anh phải kiên quyết ngăn cản, nếu không tôi sẽ đuổi anh khỏi Cẩm Hồ.

Chu Văn Bân mặt mày đau khổ nói:

- Nếu cậu ngứa tay mà tôi kiên quyết ngăn cản, cậu tức mình đuổi việc tôi ngay tại chỗ thì sao?

- Điều này cũng đúng.

Trương Khác ủ rũ nói:

- Xem ra muốn bỏ thói quen xấu không thể dựa vào người khác được.

Trên đại hội đại biểu nhân dân, Vạn Dũng trúng tuyển làm phó thị trưởng, lúc đó Trương Khác đang trên đường tới Ái Đạt thì nhận được điện thoại của cha, Chu Phú Minh vừa mới mở cuộc họp thường ủy xác định công tác phân quản của Vạn Dung, đây là cục diện Trương Khác không muốn thấy nhất, không còn tâm tư tới Ái Đạt nữa, bảo Chu Văn Bân lái xe về nội thành, tới gần Tượng Sơn mới nghĩ giờ về thành phố thì làm được cái gì, nên xuống xe hít thở không khí.

Hứa Tư từ ghế sau đi xuống, thấy Trương Khác ôm đâu nhăn nhó, chẳng biết y đang đau đầu việc gì. Nhưng nhìn Trương khác nhăn mặt làm cô thích khó diễn tả thành lại, nhoẻn miệng cười.

- Tô Tân Đông muốn tới Huệ Sơn đàm phán công việc, tôi thấy anh đưa anh ta tới đó tốt hơn.

Trương Khác thấy thời tiết hôm nay tốt như vậy, không thể để tin tức xấu làm ảnh hưởng tới tâm tình, hiếm khi Hứa Tư cũng ở bên cạnh, liền kiếm cớ đuổi Chu Văn Bân đi.

Chu Văn Bân thấy phụ cận không có taxi đi qua, hỏi:

- Vậy cả hai trở về thế nào?

- Chuyện của Tô Tân Đông quan trọng hơn, anh đưa chúng tôi tới trạm xe buýt là được.

Đợi khi Chu Văn Bân đưa Trương Khác và Hứa Tư tới trạm xe buýt gần nhất lái xe rời đi, Trương Khác hậm hực oán trách:

- Tên tiểu tử này thật đáng ghét, ngày mai phải đuổi việc hắn, thế này hại chúng ta đi biết bao nhiêu đường đất? Thôi không về nữa, chúng ta đi leo núi.

Buổi chiều tiết trời ấm áp, ánh nắng chan hòa, đi leo núi đúng là hoạt động không tệ, nhưng Chu Văn Bân nhất định đưa bọn họ tới trạm xe buýt cách đó 1 km mới yên tâm rời đi.

- Cậu thật giống một bạo chúa.

Hứa Tư nhìn núi xanh rừng ngát đằng xa, không từ chối lời rủ rê của Trương Khác.

- Chẳng phải vì quan tâm tới chị sao? Chị đi giày cao gót, đi đường không thuận tiện.

Chỗ này đất lạ người thưa, Trương Khác thoải mái ngắm nhìn đôi mắt Hứa Tư, mỗi lầ nhìn sâu vào đó luôn đem lại cho Trương Khác trong đó chan chứa tình cảm.

- Tôi nói chuyện cậu lái xe kia, cậu đang lo lắng điều gì?