Sherlock Holmes Toàn Tập

Chương 106: 106: Người Lính Bị Vảy Nén






Watson bảo tôi hãy thử tường thuật một trong các cuộc phiêu lưu của hai chúng tôi.

Sở dĩ như vậy là vì tôi luôn mồm chê bai cái bài tường thuật của Watson là nông cạn, thường thiên về mục đích thỏa mãn côngNhưng khi cầm viết trên tay, tôi lại thấy phải trình bày câu chuyện sao cho độc giả bị lôi cuốn.

Câu chuyện tôi đang viết đây có lẽ sẽ thành công vì nó là một trong những chuyện dị thường nhất trong bộ sưu tập của tôi, tuy không được Watson chú ý tới.Tôi có thói quen ngồi quay lưng ra cửa sổ, khách ngồi ở ghế trước mặt, làm như vậy gương mặt họ được ánh sáng chiếu thật rõ.

Ông Dodd có vẻ lúng túng, không biết bắt đầu câu chuyện bằng cách nào.

Tôi cũng không gợi ý cho ông nói, vì ông càng bối rối, tôi càng có nhiều thời gian để quan sát.

Sau cùng, tôi đưa ra vài kết luận.- Ông từ Nam Phi về, ông là...- Thưa đúng?- ông ấy đáp lại trong sự ngạc nhiên.- Chí nguyện quân trong Đoàn ky binh Hoàng gia?- Thưa đúng.- Có lẽ là trung đoàn Middlesex?- Ông quả là một phù thủy, thưa ông Holmes?Sự kinh ngạc của khách làm tôi cười.- Khi một hào kiệt dáng dấp hùng dũng bước vào phòng khách này, với một khuôn mặt quá sạm nắng so với người chính quốc, và khi khách để mù soa trong tay áo, chứ không phải trong túi, thì việc đoán gốc gác của khách đâu có gì khó.

Ông để râu quai nón ngắn, chứng tỏ rằng ông đâu phải là một chiến sĩ hiện dịch.

Ông lại mặc đồng phục của một kỵ binh.

Còn về trung đoàn Middlesex thì căn cứ vào danh thiếp của ông, tôi biết rằng ông là nhân viên hối đoái ở phố Throgmorton.

Cái góc đường này thì không thể đưa tới đơn vị nào khác hơn?- Không gì qua lọt sự nhận xét của ông!- Thưa ông Dodd, đâu phải sáng nay ông đến đây để thảo luận về khoa học quan sát.Có chuyện gì tại Tuxbury old Park vậy?- Thưa ông...- Trong thư, ông xin gặp tôi, và lời lẽ khẩn thiết đến nỗi tôi chắc chắn đã có một cái gì đột ngột và quan trọng xảy ra.- Đúng thế.

Tôi viết thư hồi xế trưa, nhưng từ lúc đó đến giờ, nhiều biến cố đã xảy ra.

Phải chi đại tá âm-vô đã không đuổi tôi ra khỏi cửa...- Đuổi ra khỏi cửa?- Vâng.

Đại tá âm-vô là hiện thân của quân kỷ, nói năng thô bạo.

Nếu không vì tình bằng hữu với Gô-rây, tôi đã không nhịn đâu.Tôi đốt thuốc và dựa lưng ra sau một cách thoải mái.- Có lẽ ông nên giải thích rõ hơn?- Tôi đầu quân hồi tháng giêng 1901 (cách nay đúng 2 năm) và gặp Gô-rây.

Nó tình nguyện trước tôi.

Hai đứa ở cùng một đội.

Nó là con trai độc nhất của đại tá âm-vô.Trong toàn trung đoàn, không có đứa nào tốt hơn nó.Chúng tôi trở thành đôi bạn thân, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi.

Rồi trong một cuộc đụng độ gần đồi Diamond, nó bị một viên đạn của súng bắn voi.

Tôi có nhận được hai lá thư của nó.

Cái thứ nhất gởi từ bệnh viện Cap, cái thứ nhì gởi từ Southampton.

Rồi sau đó bặt tin luôn.

Khi chiến tranh chấm dứt, tất cả đều được giải ngũ.Tôi viết thư cho bố nó, hỏi thăm nó ở đâu.

Tuyệt nhiên, không có hồi âm.

Tôi phải đợi, rồi lại viết lá thư khác.

Lần này thì được phúc đáp: “Nó đi chu du thế giới, có thể phải cả năm mới về”.

Thư ngắn và lời lẽ cộc lốc như thế đấy? Tôi không vừa lòng thưa ông.

Gô-rây tốt bụng lắm.

Nó không thể bỏ rơi bạn bè như thế này.

Ngoài ra, tôi còn biết rằng nó thừa kế một tài sản kếch xù, và giữa bố nó và nó có trục trặc.

Do đó tôi quyết định tìm hiểu sự việc.

Nhưng vì cần sắp xếp nên tuần rồi tôi mới có thời giờ lấy hồ sơ Gô-rây ra và nhất quyết bỏ hết mọi công chuyện, chỉ chú tâm vào việc này mà thôi.Ông Dodd thuộc loại người để kết bạn, thứ không phải để gây thù.

Đôi mắt xanh của ông nghiêm khắc và khi nói chuyện thì hai hàm của ông khít lại.- Rồi ông làm gì?- Đầu tiên tôi gởi một lá thư cho mẹ nó.

Phải nói thẳng là tôi ớn cái ông già cộc lốc đó lắm:“Gô-rây là bạn thí thân của cháu, cháu không thể nào quên được các kỷ niệm chung.

Nếu có dịp, cháu sẽ kể lại cho bác nghe một cách chi tiết.

Cháu muốn tới nhà bác, thăm hai bác và hỏi thăm tin tức của bạn cháu.

Bác có thấy bất tiện không?”.Sau đó, tôi nhận được một lá thư rất dễ thương.

Bà cụ mời tôi đến nhà chơi.

Tôi đến đó vào ngày thứ hai.

Căn nhà của ông bà đại tá ở tại Tuxbury Old Park.Xuống xe lửa, không có xe ngựa, tôi phải xách va-li đi bộ.

Đó là một ngôi nhà bao la lọt giữa một cái vườn mênh mông.

Lão quản gia Ráp, già nua và rêu rã như ngôi nhà, vợ lão trước kia là vú em của Gô-rây.

Gô-rây có nói với tôi về bà này nó thương bà như mẹ ruột.

Do đó tôi đặc biệt lưu ý tới bà dù rằng cái bề ngoài của bà khá dị thường.

Thân mẫu của Gô-rây là một người đàn bà nhỏ thó, nhanh nhẹn khả ái.

Chỉ có ông cụ là không thể nào ưa được.Tôi được đưa vào văn phòng.

Ông ngồi sau bàn: một con người dềnh dàng, lưng hơi gù, da sạm đen, râu quai nón màu tro.

lỗ mũi có mạch máu hồng nổi cộm lên như mỏ kền kền.

Cặp mắt hung tợn màu tro dưới hai đám lông mày rậm rạp chòng chọc nhìn tôi.

Tôi hiểu tại sao ít khi Gô-rây đề cập tới bố nó.- Sao, người bạn- ông hỏi tôi với giọng rốn ràng - Tôi muốn biết rõ các nguyên nhân thật của cuộc thăm viếng này?- Thưa bác, cháu đã nói rõ trong thư.- Đúng thế.

Ông nói rằng ông quen Gô-rây ở châu Phi.


Chúng tôi không có cách nào khác hơn là phải tin theo lời ông.- Tôi còn giữ thư của nó trong tú- Ông cho tôi xem?- Ông liếc sơ hai cái thư rồi trả lại.- Rồi sao nữa?- Cháu rất quý Gô-rây.

Nhiều sự ràng buộc và vô số kỷ niệm đã hợp nhất chúng cháu lại.

Đương nhiên cháu phải ngạc nhiên trước sự bặt tin của nó và phải tìm xem hiện giờ nó ra sao.- Tôi nhớ mang máng là đã viết thư cho ông biết rồi mà.

Từ Nam Phi trở về, sức khỏe của nó suy sụp trầm trọng, vợ chồng tôi quyết định cho nó nghỉ ngơi hoàn toàn thay đổi hẳn không khí.

Tôi khẩn khoản yêu cầu ông bạn giải thích cho các bạn khác của nó.- Cháu xin ghi nhớ.

Tuy nhiên cháu xin biết tên chiếc tàu và hãng hàng hải để có thể gởi cho nó một lá thư.Thỉnh cầu của tôi có vẻ vừa gây bối rối vừa chọc giận người chủ nhà.

Ông cụ chau mày và gõ nhẹ cộp cộp trên bàn như một người đánh cờ đang bị chiếu bí.- Ông bạn thân mến, nhiều người sẽ bực bội trước cái cù nhầy của ông bạn và nghĩ rằng ông nói dai như đỉa đói.- Thưa bác, tất cả chỉ vì thân tình với con trai bác.- Đúng.

Tôi ghi nhận điều đó.

Nhưng tôi yêu cầu ông đừng hỏi thêm.

Mỗi gia đình đều có chuyện riêng tư mà người ngoài không thể nào hiểu nổi.

Bà nhà tôi rất thích nghe về cuộc đời quân ngũ của Gô-rây mà ông bạn khá rành, nhưng xin ông bạn hãy làm lơ hẳn cái hiện tại và tương lai của nó.- Thưa ông Holmes, như vậy là tôi phải chấp nhận và tự nguyện giải quyết sự mù mờ về số phận của Gô-rây.Tối hôm đó, bầu không khí khá tẻ nhạt.

Ba người trầm lặng ăn cơm trong một gian phòng âm u, đèn đóm lù mù.Bà cụ háo hức muốn nghe tôi kể về con trai của bà, còn ông đại tá thì có vẻ u sầu.

Cuộc thả luận này làm tôi phật ý đến nỗi có dịp tôi liền cáo lui về phòng.

Đó là một phòng trống trơn và cũng thê lương như phần còn lại của ngôi nhà.

Tuy nhiên sau thời gian ngủ trên đồi cỏ Nam Phi, tôi đâu còn khó tánh về vấn đề chỗ ngủ nữa.

Tôi vạch màn cửa ngắm cảnh vườn đêm dưới ánh trăng lưỡi liềm.Kế đó tôi ngồi gần lò sưởi và cố gắng đọc một cuốn tiểu thuyết để tiêu khiển.Lão Ráp mang thêm than đến.- Tôi sợ ông bị thiếu than trong đêm khuya.

Gió thì buốt, phòng thì rộng...!Ông lão lưỡng lự như muốn nói điều gì.

Khi tôi nhìn lên thì thấy ông đang đứng trước mặt tôi, vẻ đăm chiêu.- Thưa ông, xin ông tha thứ cho cái tội nghe lén những gì ông nói về cậu Gô-rây trong bừa cơm tối.

Ông biết không, vợ tôi là vú của cậu ấy, còn tôi thì phần nào như bố nuôi của cậu vậy.

Đương nhiên chứng tôi có để ý đến cậu ấy.

Ông có nói cậu ấy đối xử đẹp, phải không.- Nó là người dũng cảm nhất trung đoàn.

Có lần nó cứu tôi thoát chết.

Không có nó, tôi đâu còn sống đến ngày nay.Ông lão quản gia xoa đôi tay gân guốc.- Thật đúng với tính cách của cậu ấy.

Cậu ấy luôn can đảm.

Ông ơi, không có cây cổ thụ nào ngoài vườn mà cậu ấy không leo.

Ngay từ thuở đó, nó cũng đã là một cậu bé dũng cảm...!và thưa ông, lớn lên cũng đã là một người đàn ông dũng cảm?Tôi nhảy dựng lên, la lớn:- Ông vừa nói “đã là”...Vậy nó đã chết rồi sao? Gô- rây ra sao rồi?Tôi nắm cứng vai ông lão, nhưng ông vùng ra.- Tôi không hiểu ông muốn nói gì, thưa ông.

Đề nghị ông hỏi ông chủ.

Ông chủ biết đó.ông lão sắp rời phòng, tôi nắm cánh tay ông, níu ông lại, năn nỉ.- Mong ông trả lời một câu thôi; bằng không, tôi giữ ông lại suốt đêm: Gô-rây chết rồi ư?- Ông lão không thể nhìn thẳng vào mặt tôi.

Ông ấy tựa như một con thỏ bị thôi miên.

Câu trả lời vuột khỏi môi ông!- Thà cậu ấy chết còn hơn!Câu nói vừa đột ngột vừa hãi hùng?..Ông vuột khỏi tay tôi, hối hả chạy ra khỏi phòng.- Thưa ông Holmes, câu trả lời của ông lão hình như cũng chả giải thích được gì nhiều.

Chắc chắn là bạn tôi đã bị kẹt trong một vụ hình sự.

Nếu không thì cũng là một cái gì nhục nhã làm nguy hại đến danh dự của gia đình ông đại tá khiến ông phải tống cậu con đi xa.Gô-rây thích phiêu lưu, nên có thể bị bạn bè lôi kéo dễ dàng.

Nếu vậy, nhiệm vụ của tôi là phải tìm để giúp nó.

Trong lúc tôi đang nghĩ ngợi thì bỗng Gô-rây xuất hiện trước mặt tôi...Người khách hàng của tôi ngừng nói vì xúc động sâu xa..- Ông hãy nói tiếp.

Vấn đề này có những dữ kiện hết sức đặc biệt.- Nó đứng ở phía ngoài cửa sổ! Phía ngoài.

Nó áp sát mặt vào cửa kiếng.

Hồi nãy tôi có nói là tôi ngắm trăng.

Sau đó, tôi kéo màn nửa chừng.

Hình dáng nó nằm gọn trong phần cửa sổ trống.

Đây là loại cửa sổ lớn nên tôi thấy rõ nó từ đầu xuống gần hết chân.

Nhưng gương mặt của nó làm tôi xúc động mạnh! Chưa bao giờ tôi thấy ai trắng bạch như thế.

Khi thấy tôi nhìn nó, nó tức khắc nhảy lùi ra sau và biến mất trong đêm khuya.Thưa ông Holmes, có một cái gì đó làm tôi thắc mắc vô cùng.

Tôi đứng đó, trố mắt nhìn? Nhưng đã xông pha trận mạc trong 2 năm, tôi không hoảng hốt lắm, nên khi Gô-rây vừa đi khỏi thì tôi đã đứng tại cửa sổ.

Cửa kẹt, nên tôi mở hơi lâu.

Cuối cùng tôi ra được ngoài vườn.

Tôi chạy dọc theo hướng nó chạy.

Lối đi thì dài, mà trời lại mờ.

Tôi thấy một cái gì đang di động lờ mờ trước mặt tôi.

Tôi tiếp tục chạy, kêu ngay tên nó, nhưng không có kết quả.

Cuối lối đi tôi đứng trước một ngả rẽ năm sáu đường mòn đi về nhiều phía.


Tôi đứng đó, chần chừ.

Chính lúc này tôi nghe rõ ràng tiếng một cửa lớn đang đóng lại.

Không phải đàng sau lưng tôi ở trong nhà chính, mà là ở trước mặt tôi, đâu đó trong bóng tối.

Tôi nghe khá rõ, vậy là Gô-rây chạy trốn tôi? Chính nó đóng cửa lại sau khi đã vào nhà.Làm gì bây giờ.

Qua một đêm không ngủ, tôi hy vọng tìm ra một giả thiết có thể giải thích suôn sẻ các dữ kiện.

Hôm sau, tôi thấy ông đại tá dễ chịu hơn, và sẵn dịp bà vợ ông nhắc rằng chung quanh vùng này có những nơi hay hay, tôi bèn xin phép họ được lưu lại thêm một đêm nữa.

Tôi đã biết chắc chắn rằng Gô-rây đang lẩn trốn không xa- Cái tư dinh bát ngát và nhiều hang hóc đến nỗi cả một trung đoàn ky binh có thể tìm đủ chỗ núp an toàn.Nó có chừa một bí mật nào thì rất khó mà phát hiện.Nhưng mà cái cửa tôi nghe đóng không phải của căn nhà chính.

Tôi lục lạo khu vườn, đi lung tung một cách tùy tiện, vì ông bà chủ nhà đều bận rộn công việc.Có nhiều căn nhà phụ nhỏ.

Nhưng ở cuối vườn, có một cái nhà cô lập, khá bề thế, rất tiện lợi khi làm nhà ở cho một người làm vườn hay một người canh bọn ăn trộm.Phải chăng tôi đã nghe tiếng cửa của căn nhà phụ này đóng lại- Tôi giả vờ khoan thai tới gần, như thể đang đi thăm toàn khu đất.

Ngay lúc đó, một người đàn ông nhỏ con, râu quai nón, nhanh nhẹn, trang phục màu đen, mũ lông nón tròn, xuất hiện trước cửa.

Lạ lùng thay, vừa ra khỏi cửa, ông ta vội vàng khóa cửa lại, và bỏ chìa khóa vào tủi, nhìn chòng chọc vào tôi, hỏi:- Ông tới đây chơi vài ngày.Tôi nói rõ danh tính rồi cho biết tôi là bạn thân của Gô-rây.- Rất tiếc rằng nó đã đi du lịch, phải chi nó có ở nhà, nó sẽ mừng lắm.Tôi nói bâng quơ- Chắc chắn như vậy?Ông ấy trả lời hơi lấp lửng.Tuy nhiên, tôi đề nghị ông trở lại đây vào một lúc khác thuận tiện hơn.Ông ta chỉ nói bấy nhiêu rồi bỏ đi.

Khi tôi quay lại thì thấy ông ấy đứng lẫn trong đám nguyệt quế, mắt canh tôi.Khi đi ngang qua đó, tôi để ý thật kỹ ngôi nhà nhỏ với cửa sổ kéo màn dày.

Thoạt nhìn, có vẻ đó là một căn nhà trống vắng.

Tôi có cảm giác đang bị theo dõi nên tôi lững thững đi về phòng của mình.Đêm đến, khi trời đã tối đen và mọi nơi đều im vắng, tôi lén nhảy qua cửa sổ, rón rén đi tới căn nhà huyền bí.Tôi đã nói với ông rằng các cửa sổ đều kéo màn thật dày.

Giờ đây các cửa lại đóng kín mít.

Tuy nhiên, xuyên qua một khe hở của cửa sổ, một ánh đèn leo lét lôi cuốn sự tò mò của tôi.

May mắn cho tôi màn không kéo kín hẳn.Qua khe hở, tôi thấy rõ bên trong.

Đó là một căn phòng khá vui, có một cái đèn lớn và một ngọn lửa sưởi.

Trước mặt tôi là người đàn ông lùn mà tôi đã gặp hồi sáng, ông ta đang ngồi hút thuốc và đọc báo.Một người thứ nhì ngồi quay lưng ra cửa sổ và tôi thề độc rằng đó là Gô-rây.

Tôi không thấy rõ mặt, nhưng tôi nhớ độ cong của đôi vai.

Nó tì cùi chỏ, thái độ cực kỳ u sầu, quay lưng ra phía lò sưởi.

Trong lúc tôi chưa biết phải phản ứng ra sao thì có người vỗ vai tôi: đại tá âm-vô!- Hãy đi theo tôi, ông bạn - ông cụ ra lệnh cho tôi với tiếng nói nhỏ nhẹ, rồi ông lặng thinh, đi về nhà chính.Tôi đi theo ông tới phòng của tôi.

Khi đi ngang qua hành lang? đại tá lấy một cái đồng hồ báo thức.

“8 giờ rưỡi có tàu về Luân Đôn.

Xe ngựa chờ sẵn ngoài cửa lúc 8 giờ “.Ông cụ giận run, mặt trắng bệch.

Thú thật tôi cũng cảm thấy mình vừa lọt vào một tình huống khó xử nên chỉ ấp úng biện bạ- Không dông dài làm gì - ông cụ nói cụt ngủn như thế - ông bạn đã khiếm nhã, đột nhập vào đời tư của kẻ khác.

Ông bạn được tiếp như một thượng khách nhưng lại xử sự như một thằng gián điệp.

Tôi không muốn gặp ông bạn lại lần thứ hai.Lúc đó tôi mất nhẫn nại và có phần thất kính:- Tôi đã nhìn thấy con trai ông và tôi chắc chắn ông giấu nó với đời.

Tôi không hiểu gì về lý do khiến ông buộc nó mai danh ẩn tích nhưng tôi biết chắc chắn rằng nó mất tự do.

Tôi cho ông biết trước, thưa đại tá, khi tôi chưa an tâm về sự an ninh của nó! Tôi vẫn cố gắng tối đa để làm sáng tỏ vấn đề.Ông già nhìn tôi với đôi mắt đầy ác cảm rồi ông quay lưng, rời khỏi phòng tôi.

Về phần tôi, tôi đi chuyến xe 8 giờ 30 và đi thẳng tới đây xin ông chỉ dạy và giúp đỡ.Đó là bài toán mà khách trình bày cho tôi.

Bài toán có nhiều khó khăn nghiêm trọng.

Tuy nhiên, nó có nhiều chi tiết lý thú.- Về tôi tớ?- Tôi hỏi - Nhà đó có bao nhiêu người?- Theo tôi, thì chỉ có người lão quản gia và bà vợ.

Đời sống tại nhà đó khá đạm bạc.

Trong căn nhà phụ, không có tôi tớ sao?- Cái lão có râu quai nón, thuộc một giai tầng xã hội cao hơn.- Rất là lý thú.

Ông có để ý xem coi có phần cơm nước được đưa từ tòa nhà này sang tòa nhà khác không?- Tôi nhớ có thấy lão Ráp xách giỏ đi về hướng căn nhà đó.

Tôi không nghĩ rằng đó là một giỏ thức ăn.- Ông đã mở cuộc điều tra xung quanh chưa?- Có.

Tôi đã nói chuyện với người trưởng ga và người chủ quán của làng.

Tôi chỉ đơn giản hỏi họ có biết gì về người bạn Gô-rây của tôi không.

Cả hai đều khẳng định với tôi rằng nó đang đi chu du thế giới.

Sau chiến tranh, hình như nó có về rồi lại ra đi.

Câu chuyện hiển nhiên được những người chung quanh chấp nhận, không thắc mắc.- Họ không tỏ vẻ nghi ngờ gì hay sao?- Không.- Câu chuyện đáng được lưu tâm.

Được.

Tôi sẽ cùng đi với ông tới Tuxbury Old Park.- Ngay hôm nay?- Lúc này tôi đang bận một việc cần thiết khác.Đầu tuần sau, tôi mới cùng với ông Dodd đi lên Bedford.

Trên đường đi, chúng tôi còn ghé rước một người nghiêm nghị, có mái tóc đen màu xám bạc mà tôi đã thu xếp trước.

Tôi nói với Dodd:- Tôi xin giới thiệu một ông bạn cũ.

Sự hiện diện của ông ấy có lẽ là thừa, trừ khi tình thế xoay chiều thì sự có mặt đó sẽ rất hữu ích.Dodd có vẻ ngạc nhiên nhưng không nói gì.


Trên xe hơi, tôi hỏi Dodd, một việc mà tôi muốn cả người bạn đồng hành của chúng tôi cùng nghe.- Ông có nới rằng ông thấy rõ mặt ông Gô-rây ở cửa sổ.- Nó áp mũi sát vào kiếng, ánh sáng của đèn chiếu rõ mồn một.- Có thể là một ai khác giống ông ta.- Không đâu.

Chắt chắn là nó.- Nhưng ông nói gương mặt của Gô-rây có thay đổi?- Chỉ nước da thôi! Làm sao tả gương mặt nó bây giờ? Mặt nó trắng như bụng cá.- Trắng toàn thân không?- Không đâu.

Tôi không cho là như vậy.

Tuy nhiên tôi chỉ thấy cái tnó khi nó áp sát vào cửa.- Ông có gọi ông ấy không?- Lúc ấy tôi điếng người.

Tôi có đuổi theo nó, như đã nói với ông, nhưng vô ích thôi.Sau một cuộc hành trình dài bằng xe ngựa, chúng tôi đến nơi.

Chính lão quản gia Ráp mở cửa cho chúng tôi.Tôi đã mướn nguyên xe này và có dặn ông bạn thân cùng đi hãy ngồi lại ngoài xe.

Ráp ăn mặt trong y phục qui ước nhưng khác lạ là có đeo đôi bao tay da màu nâu, ông lão lật đật cởi ra để lên bàn ở ngay cửa.

Như Watson từng nhận xét: tôi được trời cho những giác quan bất bình thường.

Một cái mùi yếu nhưng dai dẳng cũng làm xốn xang mũi tôi.

Hình như nó phát ra từ cái bàn.

Vừa bước vào, tôi lại quay ra sau để nón lên bàn và làm rớt nó.

Khi cúi xuống lượm, tôi ghé mũi gần đôi bao tay.

Rõ ràng là mùi dầu hắc.

Giờ đây hồ sơ tôi đã đầy đủ.

Than ôi.

Khi đích thân tôi kể chuyện, thì tôi lại phơi bày các cái mánh của tôi, ngược lại Watson thì giấu nhem các khâu này.Đại tá âm-vô không có ở trong phòng.

Tuy nhiên khi Ráp đem tin tới thì đại tá nhanh chóng ra ngay.Chúng tôi nghe được bước chân nhanh và nặng của ông đi ngoài hành lang.

Ông mở mạnh cửa, ào ào đi vào văn phòng, râu quai nón xồm xoàm, khuôn mặt hơi cáu.

Chưa bao giờ tôi gặp mặt ông lão khủng khiếp như thế! Ông cầm trên tay tấm danh thiếp của chúng tôi, xé thành một nghìn mảnh.- Này cái ông tào lao, tôi đã nói với ông rằng tôi không muốn thấy cái bản mặt đáng nguyền rủa của ông lần thứ hai.

Nếu ông bất tuân, tôi có quyền sử dụng bạo lực.

Tôi giết ông chết.

Thật đó, tôi sẽ giết ông.

Còn ông...Đại tá quay lại phía tôi.Lời đó dành luôn cho cả ông nữa.

Tôi có biết cái nghề hạ lưu của mấy ông.

Hãy phát triển tài năng của ông đi chỗ nào khác, không phải chỗ này?- Tôi sẽ không bao giờ rời khỏi nơi đây - Người khách hàng của tôi dằn từng tiếng - Trước khi nghe chính miệng Gô-rây nói rằng nó không bị áp bứcNgười chủ nhà cực kỳ giận dữ, bấm chuông vang trời.- Ráp.

Hãy điện thoại cho cảnh sát quận, yêu cầu viên thanh tra đưa tới đây hai cảnh sát viên.

Bảo với họ rằng hiện có 2 kẻ cắp đang đục tường tại nhà mình.- Cho tôi vài giây - Tôi nói xen vào - ông Dodd, ông phải biết rằng đại tá âm-vô có quyền làm như thế.

Chúng ta không có một tư cách pháp lý nào tại đây.

Ngược lại, tôi cũng khẩn thiết xin đại tá nhìn nhận rằng mọi việc làm của ông Dodd đều vì cậu con trai của đại tá.

Tôi tin rằng nếu tôi được nói chuyện 5 phút với đại tá, tôi sẽ làm ông thay đổi quan điểm.- Tôi không bao giờ để cho người khác ảnh hưởng đến mình - Người chiến sĩ già đáp - Ráp, hãy thi hành lệnh tôi.

Còn đợi gì nữa? Gọi cảnh sát cho mau!- Đại tá sẽ không bao giờ làm điều đó- Tôi nói vừa tựa lưng vào cánh cửa lớn - Sự can thiệp của cảnh sát sẽ gây ra cái tai họa mà đại tá muốn tránh.Tôi lấy sổ tay ra rồi viết một từ, vỏn vẹn một từ, rồi trao cho đại tá.- Chính đó là nguyên nhân khiến chúng tôi tới đây hôm nay - Tôi nói thêm.Đại tá đăm chiêu nhìn tờ giấy, và mọi bực bội đều biến khỏi gương mặt ông, trừ sự kinh ngạc.- Làm sao ông biết được?Đại tá ấp a ấp úng rồi ngồi phịch xuống ghế dựa.Đại tá ngồi trầm tư, lấy bàn tay gân guốc mân mê vài sợi râu, rồi chậm rãi nói:- Vâng, quý ông muốn gặp Gô-rây thì quý ông sẽ được gặp.

Nhưng nên nhớ là tôi không hề cho phép, chính quý ông đã cưỡng chế tôi.- Ráp.

Hãy báo trước cho Gô-rây và ông Kent biết rằng trong 5 phút nữa, chúng tôi sẽ đến đó.Sau khi, năm phút đã trôi qua, chúng tôi băng qua vườn, đi đến căn nhà bí mật.

Ông lão lùn có râu quai nón đứng trước cửa, có vẻ sửng sốt:- Chuyện gì mà đột ngột vậy.

Thưa đại tá, tất cả các kế hoạch của ta bị hỏng hết?- Đành chịu vậy, ông Kent.

Chúng ta bị bắt buộc.

Gô-rây có thể tiếp khách không.- Có.Ông lão quay lại, đưa chúng tôi vào một phòng trang hoàng rất nhiều thứ đồ gỗ.

Một người đàn ông đứng quay lưng ra lò sưởi.

Khi nhìn thấy người đó, Dodd dang tay nhào tới.- Ồ, bạn Gô-rây, thật là...Nhưng người kia làm dấu xua đuổi.- Đừng sờ tôi.

Hãy giữ khoảng cách! Đúng, mày có thể mở mắt nhìn tao cho thỏa thích.

Nhưng tao không còn là thằng binh nhất âm-vô sáng giá thuộc đội B nữa, phải không.Quả vậy, bề ngoài của nó rất dị thường.

Người ta có thể đoán ra rằng trước kia anh ta rất đẹp trai, với khuôn mặt bị sạm nắng bởi mặt trời Nam Phi.

Còn bây giờ trên khuôn mặt màu nâu, những vết trắng đã làm cho da anh bị phai màu từng mảng.- Đó là lý do tại sao tao không ra tiếp khách.- Tao không phiền gì mày đâu, nhưng tao thích gặp mày một mình.- Thật quá bất ngờ đối với tao.- Tao muốn biết chắc rằng mày được vui vẻ, Gô-rây.- Tao nhận ra mày ngay lúc mày tới ngó qua cửa sổ.

Sau đó thì lòng tao không còn bình thản nữa.- Lão Ráp cho tao hay tin và tao không thể không tới nhìn mày.

Tao hy vọng mày không thấy tao.

Tao chạy hụt hơi nghe cửa sổ mở.- Vì lý do nào?- Ồ, câu chuyện ngắn gọn thôi – Gô-rây vừa nói vừa đốt thuốc - Mày còn nhớ trận đánh vào một buổi sáng nọ ở trên tuyến đường sắt phía Đông?Mày biết tao bị thương chứ?- Đúng, tao có hay tin, nhưng không biết chi tiết khác.- Ba đứa bọn tao bị lạc bầy.

Địa thế trắc trở.

Bọn tao đi thám sát, bị lọt ổ phục kích.

Hai thằng kia tử thương.Tao bị bắn vào vai bằng viên đạn bắn voi.

Tuy vậy tao bám cứng vào ngựa, nó phi khoảng mười cây số trước khi tao té xỉu lăn cù dưới chân ngựa.Khi tao tỉnh lại thì đã tối rồi.

Tao đứng lên, nhưng thấy quá mệt.

May thay có một cái nhà gần đó: căn nhà khá lớn có hàng hiên và rất nhiều cửa sổ.

Trời lạnh ghê gớm, cái lạnh kinh khủng, khác hẳn với cái lạnh khô ráo và lành mạnh ở Anh.

Tao bước đi khập khiễng, lê lết, mơ mơ màng màng.

Tao nhớ mang máng là đã leo lên một bực thềm, bước vào một căn phòng rộng mênh mông có nhiều giường, tao đã bò lên đó.

Cái giường rêu rã nhưng tao bất cần.

Tao kéo “ra” đắp cái thân đang run cầm cập.Một lát sau, tao ngủ thiếp đi.Khi tỉnh dậy thì trời đã sáng.

Tao có cảm giác rằng thay vì lọt vào được một khu nhà an toàn thì tao lại sa vào cảnh ác mộng.


Ánh nắng châu Phi ào ào tuôn xuống, xuyên qua các cửa sổ không màn che.

Trước mắt tao có một người đàn ông rất lùn, nhỏ xíu, cái đầu thật to, đang bập bả bập bẹ tiếng Hòa Lan, hai tay múa may lung tung.Sau lưng hắn là một đám đông.

Khi nhìn kỹ, tao thấy họ không có dáng vẻ của một người bình thường: tất cả đều cong queo, méo mó, sưng phù.Không ai nói tiếng Anh.

Cái thằng lùn đầu to đang giận dữ.

Nó gào thét như con thú, nó thộp tao bằng hai tay mất hình dạng, toan vứt tao xuống đất, dù máu từ vết thương của tao chảy lai láng, nó cũng mặc kệ.

Con quái vật tí teo này mạnh như bò mộng.

Tao chưa biết phải đối xử ra sao thì một người có tuổi thốt ra vài câu dõng dạc bằng tiếng Hòa Lan, và tên lùn bỏ đi.

Ông già mới quay sang tao, kinh ngạc nhìn tao, hỏi:- Anh đến đây bằng cách nàoTôi thấy anh kiệt sức và cái vai bị thương này cần được chăm sóc.

Tôi là y sĩ, tôi sẽ băng lại cho anh.

Nhưng anh hiện ở nhà thương của người cùi và anh mới vừa ngủ trên giường họ.

Có lẻ mày đâu cần tao phải kể lể dông dài hơn nữa.Ông y sĩ này cố nói với tao rằng mặc dù cơ thể ông đã được miễn nhiễm, ông cũng không bao giờ dám làm như tao.

Sau đó, ông cho dời tao qua một căn phòng đặc biệt và đối xử với tao rất tử tế.

Tám ngày sau, tao được di tản qua tổng y viện.

Khi về đến nhà thì những triệu chứng bất thường xuất hiện; những gì mày thấy trên mặt tao....- Làm sao bây giờ.

Tao ngụ tại căn nhà cô lập này.

Gia đình có hai gia nhân có thể tin cậy hoàn toàn.

Lại có một căn nhà nhỏ để tao sống.

Để giữ bí mật tuyệt đối, y sĩ Kent bằng lòng ở chung với tao.

Nếu lộ ra một tí xíu sẽ bị sang cái địa ngục khác.

Cả tao, cả mày, Jim...!cả mày cũng không biết được rằng, tại sao bố tao đã nhượng bộ này.

Đó là điều tao không bao giờ hiểu được.Đại tá chỉ tay vào tôi, nói:- Ông này ép buộc ba.Rồi ông ấy mở ra tờ giấy ghi chữ “cùi” - Ba thấy hình như ông ấy đã biết quá nhiều nên tốt hơn hết là nói cho ông ấy rõ tất cả.- Và giờ đây, tôi đã biết hết rồi - Tôi nói - Rồi đây có thể có những điều tốt đẹp xảy đến.

Tôi nghĩ rằng chỉ có ông Kent mới biết rõ bệnh nhân.

Thưa ông, tôi xin phép hỏi ông, trong trường hợp này, bệnh của bạn tôi có gốc nhiệt đới hay bán nhiệt đới?- Tôi chỉ có những hiểu biết thông thường của một y sĩ - Kent trả lời giọng lạnh nhạt.- Thưa ông, tôi không hề nghi ngờ chuyên môn của ông.

Chắc ông sẽ chấp nhận một ý kiến thứ hai đó là với trường hợp này, ông sợ người ta- Đúng thế!- Viên đại tá trả lời.- Tôi đã dự đoán cái tình huống này.

Tôi có dẫn theo một người bạn thân: với người này, quý vị có thể tin rằng bí mật của chúng ta vẫn được bảo vệ.

Trước kia, tôi có giúp ông ấy một việc.

Giờ đây đương nhiên ông ấy sẽ sẵn lòng cho chúng ta một ý kiến, đồng thời cũng là của một chuyên gia.

Đó là Uyn-đơ, ngài Uyn-đơ.Mặt mày của ông Kent sáng rực vì ông mà được hầu chuyện với Uyn-đơ thì cũng giống như một binh nhì được nói chuyện với đại tướng.- Tôi vô cùng hân hạnh - Bác sĩ Kent đáp.- Vậy thì tôi sẽ mời ngài Uyn-đơ đến tận đây, ông hiện chờ ngoài xe.

Trong khi chờ đợi, đề nghị đại tá đưa chúng tôi lên văn phòng của ông.

Tại đây tôi sẽ giải thích.Giờ đây, tôi quả thấy thiếu vắng Watson.

Watson biến hóa tài nghệ giản dị của tôi khi tôi tự thuật, tôi không hưởng được cái ngón nghề này.

Mặc kệ.

Tôi sẽ tường thuật hầu quý độc giả cái tiến trình tư duy y hệt như khi tôi trình bày nó cho các thính giả của tôi.

Sau đó tôi bước vào phòng của đại tá có cả bà mẹ Gô-rây tham dự.

Tôi nói:- Cái tiến trình đó, khi quý vị đã loại trừ những gì không thể chấp nhận, thì cái còn lại sẽ là chân lý, dù nó có vẻ khó tin thật.

Có nhiều giả thiết.

Trong trường hợp này, ta lần lượt xét từng cái một, cho tới khi gặp cái nổi cộm.

Ngay từ phút đầu, tôi đã có ba lời giải thích về sự cách ly chàng trai trong một căn nhà thuộc lãnh địa của tổ phụ.Thứ nhất là y trốn vì một tội đại hình.Thứ hai là vì y bị điên nên cần nhốt lại để khỏi bị đưa vào nhà thương điên.Thứ ba là y bị bệnh truyền nhiễm nên cần phải cô lập.Lời giải thích thứ nhất không thể đứng vữ.

Nếu người thanh niên này phạm tội đại hình, mà chưa bị phát hiện, thì gia đình sẽ phải tống y ra nước ngoài càng sớm càng tốt! Ai dại gì giấu y tại nhà? Bệnh điên thì dễ chấp nhận nhất.

Sự hiện diện của một người thứ hai trong ngôi nhà nhỏ đó có thể được giải thích rằng: người thanh niên cần được canh chừng.

Sự kiện người hộ vệ khóa cửa khi ra ngoài củng cố thêm cho giả thiết này; nhưng mặt khác anh chàng đã có thể đi ra khỏi căn nhà nhỏ, lần mò tới căn nhà chính để nhìn thoáng qua người bạn thân? Ngoài ra luật pháp đâu có cấm giam giữ người điên tại nhà nếu người này được chăm sóc đúng theo y tế và chính quyền được báo cáo đều đặn.

Vậy thì làm sao giải thích cái quyết tâm giữ bí mật tuyệt đồi? Lại một lần nứa lý thuyết bệnh điên không khớp với thực tế.Vậy chỉ còn có giả thiết thứ 3.

Trong giả thiết thứ ba này, tất cả các dữ kiện dị thường đều được giải thích thỏa đáng: Bệnh cùi không phải là hiếm hoi tại Nam Phi.

Anh chàng bị lây.

Gia đình không muốn đưa bệnh nhân vào trại cùi.

Do đó phải giữ bí mật tuyệt đối để tránh sự đồn đại của quần chúng và sự can thiệp của nhà cầm quyền, một y sĩ tận tụy và được trả lương trọng hậu sẽ chấp nhận chăm sóc bệnh nhân.

Do đó, đâu có lý do gì cấm cản bệnh nhân đi dạo khi màn đêm buông xuống.

Da bị trắng là một hiệu quả thông thường của căn bệnh.Thế là tôi quyết định hành động như thể giả thiết này đã được xác nhận và chứng minh từ trước.

Khi tới đây, tôi để ý rằng lão bộc Ráp mang bao tay có khử trùng, thì các ngờ vực chót của tôi tiêu tan hẳn.

Thưa đại tá, chỉ một từ mà thôi, cũng đủ cho đại tá thấy rằng bí mật của đại tá đã bị lộ.

Còn việc tôi viết, thay vì nói, là nhằm bảo dám với đại tá sự kín miệng của chúng tôi.Tôi đang hoàn tất bài phân tích ngắn này thì cửa mở và khuôn mặt khắc khổ của nhà khoa học tài danh về da xuất hiện.

Lần đầu tiên ông cởi bỏ bộ mặt lạnh lùng.Cái nhìn của ông rực sáng tình người.

Ông đi về hướng đại tá, bắt tay ông ấy.-Nghề này của tôi thường là báo tin buồn - ông nói - Nhưng lần này, thì ngược lại.

Con trai của đại tá không mắc bệnh cùi.- Sao- Đó là một trường hợp cổ điển của một bệnh gần giống như bệnh cùi, hay bệnh vảy nến, một bệnh ngoài da.

Da tróc vảy, khó coi.

Bệnh dai dẳng, tuy nhiên có thể chữa được và chắc chắn không lây.

Đúng thế, thưa ông Holmes, thật là một sự trùng hợp dị thường! Tôi không bao giờ hy sinh tiếng tăm của tôi để tuyên bố mà là vì trách nhiệm...!Nhưng bà cụ xỉu kìa? Đề nghị bác sĩ Kent lo cho bà sớm tỉnh lại sau cú sốc vì tin mừng này.Hết..