[Hoàng Phi Sở Đặc Công Số 11] Sói Bắc Yến

Chương 181: Tự vấn




Thủy Châu trấn.

“ Nào, các người xếp hàng ngay lại, từ từ ai cũng sẽ có phần.”

“ Cô nương, ngươi mang đến hai bị thế này ta làm sao ăn nói với người khác đây? Mỗi người chỉ được nhận một phần gạo thôi.” Viên quan phát chuẩn quốc khố nhăn nhỏ nhìn người thiếu phụ ốm yếu đang xếp hàng chờ lượt mình.

Nghe tiếng tranh chấp A Tinh đi đến dò hỏi, thấy vậy liền quay người bảo viên quan nọ cứ phát cho thiếu phụ nọ hai bị gạo.

“Dù gì gia cảnh người ta có người nhà bị thương do đê vỡ, không di chuyển được để kiếm kế sinh nhai. Cả nhà sáu miệng ăn làm sao sống nổi với một bị gạo này. Ngươi cho nàng ấy nhiều một chút cũng không vấn đề.” A Tinh nói.

“ Đa tạ quan gia. Xin chúc người phúc hỷ đầy nhà. Dân nữ xin cáo từ.” Thiếu phụ mừng rỡ tay ôm đồm hai bị gạo nặng nhưng mặt hiện lên nỗi vui mừng khôn xiết.

“ Ừ. Chúc người nhà ngươi mau mau bình phục.”



“ Nào mỗi người năm thỏi bạc. Chỉ được nhận một lần thôi nhé, còn để cho người sau. Không nên tranh chấp hay gian lận.”

Một chỗ phát tiền gần đó của quốc khố cũng được dân chúng xếp hàng lũ lượt nhau chờ đến mình.

“ Yến hoàng thật tốt. Lần này nếu không có người gia đình chúng ta đã sớm chết đầu đường xó chợ rồi.” Hụ hụ hụ, một lão thân đang sụt sùi nói với người đứng trước mình.

Một người đứng phía sau cũng lên tiếng:

“ Yến hoàng chăm lo dân chúng mấy năm nay chưa hề bỏ rơi chúng ta. Hằng năm đều cho người đến tiếp tế lương thực vào mùa đông. Mấy năm nay nếu không có người và Tú Lệ Vương trông chừng nơi này, không chừng nhi nữ của ta đã sớm bị bán vào thanh lâu. Lúc trước, người chưa trở về. Phu quân ta đã bị xung lính khổ sai quá nên chết nơi đất khách. Sau đó con trai mình cũng bệnh mà chết yểu. Số của ta cứ phải khóc nhớ thương người thân hết lần này đến lần nọ. Chỉ còn lại một mụn con gái, cũng may ta có thể giữ gìn cho nó. Nếu không thật có lỗi với tổ tiên.” Nói đoạn nữ phụ nhân cũng rơm rớm nước mắt.

“ Tớ ngươi rồi. Nhanh lên.” Viên quan thúc giục các nữ phụ nhân đang tụ tập một góc bước đến nhận lĩnh phát chuẩn.

Yến Tuân trong thường phục nam nhân nhàn hạ ngồi ở trà đạo gần đó cùng Hoàn Hoàn quận chúa. Mấy hôm nay huynh muội bọn họ thường cùng nhau đến nơi này khảo sát tình hình dân chúng, nhân tiện xem xét việc phát chuẩn có thuận lợi hay không.

“ Muội nghe nói Bệ hạ … à quên, đang ở bên ngoài phủ.” Hoàn Hoàn đưa tay lên che miệng mình vì câu lỡ lời khi nãy. Ở ngoài quân doanh và Tú Lệ phủ, Yến Tuân thường đóng vai nam nhân nhàn hạ phong lưu tiêu sái dạo khắp nơi. Nên mọi người sẽ gọi Yến hoàng bằng nhũ danh Yến công tử, còn Hoàn Hoàn thì vẫn gọi biểu ca như lúc trước.

“ Muội nghe nói biểu ca sắp về Sở Thành cùng tỷ tỷ. Nhưng hình như không được mấy suôn sẽ?”

“ Haiz… muội xem đó, có ai như nàng là thê tử mà suốt ngày chỉ biết đánh nhau và lo chuyện quân cơ. Nhi nữ các muội có phải yêu thích những việc này hơn việc nâng khăn sửa túi cho phu quân mình hay sao? Bây giờ đã là thời dân an quốc thịnh, sao cứ phải tự chuốc khổ cho bản thân mình như thế chứ?”

Nghe Yến Tuân than thở một hơi dài như thế, Hoàn Hoàn cũng buồn cười. Hóa ra Yến hoàng cũng có lúc trăn trở chuyện thê tử như vậy. Tú Lệ Vương người quá mạnh mẽ, thích lo chuyện bá tánh của mình nên khó trách không chịu yên phận nữ nhi một chỗ.

“ Biểu ca, người không phải không biết tính tình tỷ tỷ bấy lâu nay. Mà không. Muội nên gọi nàng là biểu tẩu mới đúng. Biểu tẩu xem Bắc Yến như một phần thân thể quyến thuộc của mình nên rất khó chuyện từ bỏ nơi đây mà nhàn hạ sau lưng biểu ca. Muội thấy huynh nên chiều nàng vẫn tốt hơn là gượng ép.” Hoàn Hoàn vừa khuyên nhủ vừa xoa dịu sự ấm ức trong lòng Yến hoàng.

“ Muội đúng thật là. Ta không biết rốt cuộc ta là biểu ca của muội hay nàng mới là tỷ tỷ của muội đây?” Yến Tuân dở khóc dở cười nhìn Hoàn Hoàn, chàng chỉ biết lắc đầu ngao ngán. Nữ nhi Bắc Yến các nàng ai cũng cứng đầu ngang ngạnh như nhau. Thật khó để khuyên giải. Nói đoạn Yến Tuân cầm chén trà trong tay nốc một hơi cạn mà lòng vẫn còn ấm ức chuyện khi nãy.

Cách đó vài bàn, nằm góc tường gần lối đi vào, có vài thương nhân đang trò chuyện với nhau, ra vẻ tiêu sái và hào hứng lắm. Yến Tuân và Hoàn Hoàn cố lắng nghe chuyện người nọ để quên câu chuyện không vui của mình.

Một người cao lớn nước da ngăm ra vẻ đi đây đó nhiều khắp nơi lên tiếng dõng dạc với những người còn lại:

“ Hội thuốc năm nay thu lại tiền tài không ít từ việc thu gom nhân sâm bên Cao Ly về. Nhẽ ra hội trưởng cứ giao thương tại trấn này với người Cao Ly, nhưng một số kẻ gian trà trộn hàng vào rồi kêu giá cao. Năm trước quận chúa ra lệnh nếu ai phát hiện thương nhân Cao Ly nào gian trá sẽ trục xuất khỏi thành mãi mãi. Từ đó hàng về cũng thưa thớt do họ đa phần gian lận thì nhiều mới có lãi. Nên hội trưởng mới phân người của họ qua đó gom về. Hóa ra các người biết không? Toàn hàng tốt và giá rẻ bất ngờ. Rất tiếc, về đây vẫn không sao qua mắt được Tú Lệ Vương, người quá tinh tường. Ta nghe một số người thân cận hội trưởng bên đó nói sau khi đóng thuế Bắc Yến khố chỉ một phần tư cũng còn hời rất nhiều từ giá rẻ như thế.”

Nói đoạn hắn cười nham hiểm ra vẻ những chuyện như thế này làm sao Tú Lệ Vương biết được trong khi hắn chỉ là tên buôn vặt mà chuyện đông tây khắp nơi đều lõm bõm thu thập được hết.

Bàn ngoài đây Yến Tuân nhìn Hoàn Hoàn ra chiều khinh nhẹ:

“ Chà, các người làm thế nào mà để hội thương qua mặt như thế? Nếu ở Sở Thành chắc đã bị cắt chức. Tú Lệ Vương công năng kém thật! “

“ Biểu ca, người có tin ta về mách biểu tẩu, người sẽ thừa phen chết dở hay không?” Hoàn Hoàn nhoẻn khóe môi giễu lại Yến Tuân.

“ Thôi thôi, ta sợ các nàng. Ta thua. Ta thua đó.”

Hoàn Hoàn cười cười thoải mái nhìn Yến hoàng, đoạn ngoắt tay gọi Bình An đang ở gần đấy đến nói nhỏ:

“ Đệ đi điều tra đám người hội thuốc chuyện gian lận giá nhân sâm Cao Ly cho ta. Nhớ âm thầm kẻo bứt dây động rừng.”

Bình An bây giờ đã thành thiếu niên hai mươi nên cao lớn và hiểu biết hơn lúc trước rất nhiều. Sau khi nghe lời dặn dò liền đi ngay cùng vài lính vệ khác. Thời gian vừa qua hắn vẫn theo làm việc dưới trướng quận chúa lo chuyện thương hội thay Tú Lệ Vương. Còn Nhạn Bình chủ quản chuyện hậu phương tăng gia sản xuất. Mỗi người nhi nữ ở Bắc Yến ai cũng có trọng trách và sứ mệnh chăm sóc dân chúng nên khó trách hai người bọn họ cùng Hạ Tiêu điều động quân đội là những cánh tay đắc lực của Tú Lệ Vương mấy năm gần đây.

Một người áo nâu sậm kế bên cũng lên tiếng góp ý với người nọ:

“ Huynh đài, ngươi biết chuyện không báo cũng không tốt lắm đâu. Tú Lệ Vương quản lý hội nhân rất nghiêm ngặt. Người tạo ra các hội phường là để nắm được tình hình thương nhân và vật giá, để không bị các tiểu thương đầu cơ trục lợi đè đầu dân chúng. Người trong hội thuốc nếu tắc trắc như vậy sẽ tổn phước lắm. Không khéo chuyện này đến tai Tú Lệ Vương là chết chắc. Ba đời tổ tông các người cũng sẽ bị liên lụy đầu đường xó chợ không hạt cơm ăn.”

“ Đúng. Đúng.” Một người khác cũng lên tiếng đồng tình.

“ Các người nhớ không? Năm xưa lúc Tú Lệ Vương chưa về đến Bắc Yến nhận đất phong. Dân chúng thành này đói khát do chiến tranh liên miên. Nếu không có người lập ra các hội, như hội thêu may, ca vũ, thuốc, nông sản, tơ lụa,… để có người quản lý từng ban hội chỉnh đốn tình hình lưu thông cơ sở vật chất trong dân gian thì làm sao chúng ta có được thành Thủy Châu trù phú bậc nhất ở Bắc Yến này. “

“ Hắn nói đúng đấy. Tú Lệ Vương cải tổ ngân khố cũng chỉ để Bắc Yến có tiền tài cho dân no ấm mùa lũ và mùa đông kéo dài. Nếu không có người thì khu vực hồ Vân Bích cũng không được sầm uất và giao thương tốt như hiện nay.”

“ Ta nói cho ngươi biết, bây giờ A Ngưu nhà ta đã có thể tự mở được hội nhỏ đan tre lát phân phối đi các trấn lân cận. Năm xưa khu vực Vân Bích hồ là vùng đất chết. May nhờ Yến hoàng chiếu cố cho chúng ta được xây sửa cầu đường nhưng kinh tế chính vẫn không thể vực dậy. Chúng ta vẫn là vùng đất không cắm nổi ngọn cỏ thì lấy đâu ra sinh trưởng ấm no như những nơi khác.

Nhớ lúc Hồi Sơn bị thất mùa rẫy cao do ôn dịch, người dạy dân chúng nơi đó chặt củi, đốn cây đan chiếu, cói. Số cây, tre còn lại mang xuống Vân Bích cho dân chúng nơi đây kiếm kế sinh nhai. Người dạy chúng ta làm thủ công đan, lát. Sau đó đưa qua thương hội các người vận chuyển giao thương khắp nơi. Nhờ đó chúng ta mới có cái ăn cái mặc. Thậm chí chúng ta bây giờ còn mở được hội thương tự vận chuyển tự sản xuất cho riêng mình.

Ngươi nghĩ xem. Nếu không có người canh ban tái thế lại Bắc Yến liệu chúng ta có như ngày hôm nay ngồi ở đây nhâm nhi tán gẫu hay phải xung lính chết trận rồi thê tử khóc phu quân ở nhà? Ta thấy ngươi nên báo cáo lại chuyện mình nghe thấy cho quận chúa biết. Hội trưởng bên đó thật không nên liều lĩnh như thế.”

“ Đúng. Các người nên xem xét lại mình. Nếu không chúng ta tự sẽ có cách báo cho quận chúa chuyện này. Để xem người có trừng trị các người thích đáng hay không?”

“ Được. Được rồi. Ta có chút vô tâm mà quên chuyện cũ. Lát nữa sẽ đến trình diện sự tình cho quận chúa. Các người đừng lo lắng nữa ha. Ta hứa. Ta hứa mà. Chúng ta cạn chén nào?”

“ Được. Ngươi nói đó nha. Nhớ giữ lời.”



Hoàn Hoàn liếc nhìn ý tứ Yến hoàng, nàng thấy người vẫn trầm tư lắng nghe người nọ tán gẫu nhưng ánh mắt vẫn luôn thâm trầm khó đoán. Khuôn mặt anh tuấn trở nên điềm tĩnh và góc cạnh dưới ánh nắng nhạt của vòm mái che. Có lẽ người đang suy nghĩ về chuyện ban nãy của Tú Lệ Vương.



Quân doanh Bắc Yến.

Sở Kiều đang đi dạo ngoài quân doanh cho thư thả nhân tiện đến thăm số quân lính kiêu kỵ binh bị thương mấy ngày trước gần đó. Nàng thấy bóng dáng một nam nhân ngồi trầm tư một mình, tay vân vê miếng ngọc bội trong tay.

“ Lại nhớ thê tử hay sao?” Sở Kiều buông người nhàn hạ bên cạnh Sỹ Thanh

Nghe tiếng Tú Lệ Vương, Sỹ Thanh quay lại chào nhưng dáng vẻ đầy tâm sự:

“ Vương gia người đến rồi. Ta có chút hoài niệm cũ về nàng.”

“Hoài Ngọc mấy hôm nay không đến lớp phu tử. Hài tử bị bệnh hay có chuyện gì sao?”

“ Dạ, hài tử bị sốt mấy ngày nay. Hôm nay cũng khá hơn rồi. Chỉ có lúc mơ màng, Ngọc nhi vẫn hay gọi A ma khiến ta có chút đau lòng.”

Sở Kiều ánh mắt nhàn nhạt nhìn về phía không trống rỗng nhớ về khoảng thời gian trước đây.

“ Ngươi và ta lúc trước vẫn có điểm giống nhau. Cùng là người một mình chăm hài tử. Yến Oanh lúc trước chưa từng gặp phụ thân mình nên không có hoài niệm hay nhớ nhung nhiều như Ngọc nhi… Thê tử ngươi mất được bao lâu rồi vậy, ta lại quên mất. Haizz.”

“ Dạ, cũng được hơn hai năm rồi. Lúc ấy Ngọc nhi vẫn rất thương yêu bên cạnh mẫu thân suốt nên khó trách tình cảm quyến luyến nhớ nhung không dứt.” Sỹ Thanh buồn bã thở dài tiếp.

“ Sỹ Thanh tướng quân. Ta hỏi thật ngươi một chuyện này nhé. “

“ Dạ. Vương gia cứ nói, ta xin lắng tai nghe.”

“ Điều gì ngươi cần nhất ở gia đình nhỏ của mình?”

“ Ta sao? Ta còn có sự lựa chọn nào sao?” Sỹ Thanh chất vấn mình trong e ngại nhìn Tú Lệ Vương.

“ Vương gia, người thấy đấy. Phủ ta chỉ có ta và Ngọc nhi. Thê tử đã mất từ sớm nên ta căn bản không có sự lựa chọn khác cũng như không thể mong mỏi điều gì hơn cho một gia đình không trọn vẹn như thế.”

“ Gia đình không trọn vẹn? ý ngươi là?”

“ Dạ vương gia, gia đình trọn vẹn mà bao nam nhân đều mong muốn đó là ngày ngày về nhà bên bữa cơm vui vẻ cùng thê tử. Là nàng giúp ta chăm sóc nội các phủ, dẫn dắt Ngọc nhi trở thành cô nương tốt hơn. Như vậy ta sẽ thoải mái lo việc chính sự, quốc gia trọng trách bên ngoài.”

“ Để ta có thể cùng người sát cánh mải miết chuyện quân cơ, rong ruổi theo người trên chiến trường khắp Bắc Yến. Ta cũng cần một hậu phương vững chắc lo chuyện nhà. Có như thế tấm lòng trung quân ái quốc của ta mới được thực hiện triệt để cùng người.”

“ Ngươi có thể lập thiếp hay cưới một tân nương tử khác. Nàng sẽ giúp ngươi lo việc hậu phương. Ngươi không cần bi quan như thế đâu Sỹ Thanh.”

“ Tất nhiên ta cũng từng nghĩ chuyện đó. Nhưng Ngọc nhi còn quá nhỏ mà lại yêu mến mẫu thân, chỉ sợ hài tử không chịu được sự thay đổi này, nên mới chần chừ như thế.”



Mấy lời trao đổi cùng Sỹ Thanh khiến nàng khơi thông được một vài thứ có thể xem là chấp niệm trong lòng vẫn không muốn buông bỏ nay muốn lung lay. Là nàng quá cố chấp trong mọi chuyện. Sỹ Thanh không có lựa chọn nào khác, nhưng nàng thì có nhưng vẫn luôn muốn giữ vững lập trường với chàng. Bao nhiêu năm chinh chiến cũng đã khiến vai gầy chân mỏi, có nên chăng dẹp tất cả qua một bên để làm hậu phương cho chàng dẫn dắt giang sơn này.

Nên chăng Sở Kiều ơi Sở Kiều! Nàng tự vấn câu hỏi ấy hàng trăm lần trong đầu mình cho đến khi về đến phủ Tú Lệ.

Nàng đến cửa phủ đã gặp A Tinh vừa trở về. Nàng hỏi han một chút tình hình phát quốc khố cứu dân gặp nạn. Nghe A Tinh tường thuật chuyện hôm nay rất suôn sẽ, tầm hai hôm nữa thì hết đợt phát chuẩn này bọn họ sẽ trở về đế đô.

Không biết từ lúc nào chuyện về đế đô lại khiến nàng nặng nề như vậy. Haizz.

“ Vương gia đã về.” A Mẫn cởi mở ra tiếp nàng.

“ Yến hoàng và thế tử đâu rồi?”

“ Dạ, hai người họ đang đánh cờ trong hoa viên.”

“ Đánh cờ? Oanh nhi mới tý tuổi đầu làm sao biết đánh cờ? Yến hoàng cũng kiên nhẫn chỉ bảo thật!”

A Mẫn thấy nàng có vẻ giễu người nọ thì nhớ lại chuyện lúc sáng khi mang trà vào thay cho Yến hoàng và vương gia. Nàng thấy hai người nọ lúc đầu còn chàng chàng, thiếp thiếp mài mực cho người kia phê tấu chương. Một lúc sau trở vào đã thấy mỗi người một nơi. Yến hoàng phê duyệt tấu chương một mình. Còn vương gia ngồi ngoài trướng đọc kinh thơ. Nghĩ chắc các vị chủ nhân đang không vui nên cũng không dám ở lâu.

Không ngờ sau một ngày gặp lại vương gia vẫn còn ngữ khí lạnh lùng như thế không khỏi cười thầm khúc khích. Hai vị chủ nhân đều đã có nhi tử nhưng tính tình vẫn hết sức trẻ con.



“ Phụ hoàng, người thắng nhiều quân của Oanh nhi như vậy, lần này nhường một chút được không, phụ hoàng?” Yến Oanh từ ngày Yến Tuân trở về liền trở nên hứng thú yêu mến không rời phụ thân.

( * từ giờ Yến Oanh đã có thân phận con hoàng đế nên sẽ gọi Yến hoàng là phụ hoàng còn Sở Kiều là mẫu thân nhé. Cách xưng hô các bậc Yến triều có khác nhau.)

Yến Tuân buông nét cứng rắn, mắt phượng thâm sâu nhìn hài tử, ra chiều nghiêm khắc uốn nắn. Yến Oanh sau này sẽ kế vị mình, nên thái tử càng phải học hỏi rất nhiều thứ thì sau này mới nắm vững giang sơn Yến thị.

“ Oanh nhi. Phụ hoàng muốn hài nhi luôn nhớ. Không có chuyện gì có thể dễ dàng đạt được mà không bỏ tâm tư cố gắng thật nhiều. Oanh nhi tương lai sẽ là thái tử hoàng triều càng phải uốn nắn bản thân từ bây giờ. Không được khinh suất. Có biết không?”

Yến Oanh mặt nũng nịu buồn nhìn phụ hoàng. Lúc trước Yến hoàng bảo hắn gọi là A mã, chỉ đóng vai A mã thôi nhưng vui vẻ chiều chuộng biết bao nhiêu. Bây giờ thì thê thảm rồi. Làm hài tử rỏm đôi khi còn thoải mái hơn làm thái tử hoàng triều. Ngay cả việc được chơi đùa thoải mái cùng Hoài Ngọc cũng bị cấm chế. Mỗi ngày phu tử đến phủ dạy lễ nghĩa kinh thư các thứ, rồi học đạo trị quốc khiến hắn mệt mỏi nhưng vẫn cố gắng thuyết phục mình.

“ Phụ hoàng, người thật thiên vị.” Yến Oanh uất ức mè nheo.

“ Ta?” Yến Tuân giật mình nhìn Oanh nhi.

“ Chứ còn sao nữa? Người lúc nào cũng vui vẻ dịu dàng chăm sóc mẫu thân. Còn Oanh nhi thì luôn nghiêm khắc. Oanh nhi từ lâu lớn lên không có phụ hoàng bên cạnh, khổ sở biết bao nhiêu. Nhưng người chỉ biết thương yêu mỗi mẫu thân. Người đâu để ý đến tâm tư hài tử của mình.” Hụ hụ hụ… Yến Oanh khóc nức nở như mấy ngày qua Yến Tuân bắt ép hắn quá thể.

Sở Kiều định bước đến chỗ họ dỗ dành hài tử thì đã thấy Yến Tuân đứng dậy qua chỗ Oanh nhi.

Chàng dịu dàng ôm hắn vào lòng, khuôn mặt nhỏ bé trốn tránh nước mắt ướt đẫm trong vòm ngực cao ráo của chàng. Tiếng nức nở của hài tử khiến hai người phụ mẫu chạnh lòng buồn phiền. Thật ra cả hai đều uốn nắn Oanh nhi hơi gò ép với lứa tuổi của hắn.

“ Oanh nhi ngoan nào. Phụ hoàng chỉ có mình con, sao lại không thương yêu con nhất chứ? Vì giang sơn này vất vả lắm mới gầy dựng nên, sau này phụ hoàng giao tất cả cho Oanh nhi cũng như trao tất cả hi vọng và sự cố gắng cả đời ta vào tay con. Ai nói Oanh nhi không quan trọng chứ? Ai nói phụ hoàng không thương yêu con nhiều như mẫu thân chứ? ”

Hụ hụ hụ …” Phụ hoàng nói có thật không?”

“ Thật! Hoàn toàn không bịa đặt!”

Một lát sau hài tử mới nguôi ngoa tách mình ra khỏi vòng tay phụ hoàng. Khuôn mặt nhỏ bé ửng đỏ đầy nước lấm lem nhưng thần thái đã phấn chấn hơn nhiều.

“ Oanh nhi không nên so bì với mẫu thân. Có biết không?” Yến Tuân dịu dàng dạy bảo hài tử chuyện lễ nghĩa.

“ Mẫu thân cả đời theo phụ hoàng gánh vác chuyện giang sơn xã tắc. Nhưng vẫn không một lời than vãn hay kêu ca. Mẫu thân một mình nuôi Oanh nhi khôn lớn và cai quản phương Bắc chống quân xâm lược, vất vả vô cùng nên phụ hoàng sao lại không thương yêu người hết lòng. Khi nào Oanh nhi lớn khôn, hài tử có người yêu thương vì mình, luôn bên cạnh Oanh nhi thì con sẽ hiểu tấm lòng của phụ hoàng dành cho mẫu thân như thế nào. Mẫu thân Oanh nhi là người phụ nữ vĩ đại nhất đại lục Tây Mông này mà phụ hoàng may mắn có được, sao ta không thể trân trọng nàng hơn được chứ? Có phải không?”

Hì hì… Khuôn mặt nhỏ hài tử nở nụ cười tươi mát. “ Dạ, phụ hoàng nói rất đúng. Mẫu thân thật vất vả nên phụ hoàng mới yêu chiều như thế. Là Oanh nhi sai rồi.” Hì hì.

Yến Tuân đưa tay xoa nhẹ đầu hài tử, vẻ yêu thương dâng tràn trong đáy mắt sâu thẳm kia.

Gió buổi tối thổi ngang khuôn viên hai phụ tử đang nhìn nhau, làm mát vệt nước mắt nhạt nhòa còn sót lại trên mặt hài tử, để lộ ra những lằn nước khô ngưng tụ lấm lem hiện lên vẻ đáng yêu trên khuôn mặt ấy. Sở Kiều bất giác trong lòng vui sướng khó tả. Phu quân người ta thế nào nàng không biết. Nhưng Yến Tuân của nàng thì như vậy đó, luôn là đấng trượng phu mà cả đời này Sở Kiều yêu thương không ngừng nghỉ.