Tàn Bào

Chương 355: Dùng đầu óc




Bên trong thành cổ đã bị người ta đào qua. Tả Đăng Phong đi tìm quanh thành, hắn không phải tìm vàng bạc, mà là tìm manh mối.

Quanh thành cổ đều là cát vàng, nhưng dưới lớp cát có đất bằng. Có lẽ đó là đường đi ra vào thành cổ năm đó, sau khi thành bị hoang phế, những ... con đường này bị cát vàng chôn mất. Tả Đăng Phong muốn xem, trên những con đường bị cát che giấu này có cái gì.

Tả Đăng Phong không và xẻng. Hắn không cần xẻng. Linh khí thả ra có thể thăm dò được. Con đường bên ngoài thành rộng chừng hai trượng, bên trên có gạch đất. Gạch đất bị giẫm đạp mài mòn cực kỳ nghiêm trọng, cho thấy tòa thành này đã bị công phá rất nhiều năm.

Đường bên trong thành rất sạch sẽ, không có vết tích lưu lại của chiến tranh. Nếu thành cổ bị người công phá, xác của các binh sĩ đã hi sinh chắc chắn sẽ không nằm ở giữa đường. Nên Tả Đăng Phong mở rộng phạm vi tìm sang hai bên đường, quả nhiên tìm thấy rất nhiều xương cốt và binh khí thời cổ đại.

Tả Đăng Phong không hứng thú với xương cốt, thứ hắn quan tâm là những món binh khí. Chúng nằm trong cát, dưới thời tiết hanh khô nên vẫn giữ được màu xanh vàng. Đồng tinh khiết phải có màu vàng, nếu màu vàng xanh thì không thể là đồng tinh khiết. Có điều chúng không tinh khiết không phải vì khả năng tinh luyện kim loại thời đó không làm được, mà bởi vì chúng được bỏ thêm những thứ chất liệu khác để tăng thêm độ cứng.

Binh khí ở mép đường bên trái đa số là thương và kiếm, và rất nhiều mũi tên. 

Thời Đại Hán, binh sĩ Trung Nguyên sử dụng chủ yếu là thương và kiếm, chỉ có quan chỉ huy mới có thể dùng đao, nên đám xương cốt này hẳn là của binh sĩ Hán triều .

Mép đường bên phải đa số lại toàn là đao, thương rất ít. Ngoài ra, ngoài tên đồng còn có nỏ đồng. Tên và nỏ khác nhau rất lớn. Mũi tên thì tròn, còn mũi nỏ thì dẹp, nên khoảng cách công kích không xa bằng cung tên. Nỏ vốn không thích hợp sử dụng trên thảo nguyên. Mớ nỏ này hẳn là của quân đội Hán triều năm đó bắn binh sĩ Bành quốc chứ không phải của người Bành quốc. 

Như vậy có thể rút được hai kết luận. Một là kẻ công phá thành trì Bành quốc chính là quân đội Hán triều. Hai là Hán triều lúc ấy xuất lượng binh không ít, vì ngay cả binh nỏ không thường dùng đến cũng đã mang ra.

Dựa theo lẽ thường, bên chiến thắng sau chiến tranh sẽ xử lý thi thể của binh sĩ bên bại trận, nếu không thiêu thì sẽ chôn, chứ không chất đống ở bên đường như thế này, lý do là vì sao? 

Tả Đăng Phong lại đi qua mép đường bên trái. Hắn dùng linh khí dời hết cát vàng đi, phát hiện ra thi cốt của binh sĩ Hán triều được sắp xếp vô cùng chỉnh tề, cho thấy họ được người ta dời qua. 

Tả Đăng Phong lại quay sang mép đường bên phải. Sau khi dời cát, thì thấy thi cốt bên dưới nằm vô cùng lộn xộn ngổn ngang, như vậy phe quét dọn chiến trường năm đó chính là quân đội Hán triều.

Trên đống thi thể binh sĩ Hán triều, Tả Đăng Phong tìm thấy một cái mũ đồng (khôi), làm hắn càng thêm nghi hoặc. Mũ này là để bảo vệ đầu, tăng tính an toàn,nhưng lại làm di động không linh hoạt. Thời Tần Hán chỉ có tướng quân giáo úy mới được đội mũ đồng, binh lính chỉ búi tóc mà thôi. Cái mũ này cho thấy quân Hán triều rút lui rất vội, chẳng những không mang thi thể binh sĩ, mà thi thể của sĩ quan cũng vậy. 

Tả Đăng Phong đoán có lẽ năm đó Hán triều xuất động đại quân công phá Bành quốc, nhưng khi họ đang quét dọn chiến trường thì gặp phải viện quân của Bành quốc kéo tới, mới làm họ không kịp và thi thể quân nhà rời đi. 

Bành quốc là một nước nhỏ, nhân số không thể bằng nước Lâu Lan hay Mễ Lan. Hán triều muốn công kích Bành quốc chẳng có gì là khó. Bành quốc không thể nào có lượng viện quân lớn, vì bản thân nước này chẳng có bao nhiêu người. Như vậy xuất hiện một vấn đề nữa, là viện quân kia của Bành quốc là từ đâu ra? 

Hung Nô tuy là địch với Hán triều, nhưng sẽ không xuất binh trợ giúp Bành quốc, vì Bành quốc và Lâu Lan Mễ Lan chỉ là mấy cọng cỏ trên đầu tường, không đáng để Hung Nô ra tay cứu viện.

"Âm tính hỏa xà! " Tả Đăng Phong lầm bầm.

"Thành trì bị người công phá. Tộc nhân bị giết, nên người Bành quốc thả âm tính hỏa xà. Họ biết thả âm tính hỏa xà sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng, nhưng để giết kẻ thù, họ không tiếc biến nơi mình ở thành hoang mạc." Âm tính hỏa xà có hình thể cực lớn. Người thường nếu muốn giết nó chỉ có cách bắn pháo, mà thời Hán triều súng cũng còn không có nói chi tới pháo, nên âm tính hỏa xà trở thành vô địch, trừ phi có nhiều người tu đạo tử khí đỉnh phong cùng lúc ra tay vây bắt.

Nghĩ đến người tu đạo, Tả Đăng Phong lập tức nghĩ tới Hán Vũ Đế Lưu Triệt và Tần Thủy Hoàng, đều cùng là kẻ cả đời theo đuổi trường sinh bất lão. Tả Đăng Phong lập tức đoán ra nguyên nhân năm đó Hán triều đánh Bành quốc. Bành quốc khác với những nước chư hầu khác, nó còn tồn tại đến thời Hán triều mà không bị diệt vong. Hán Vũ Đế khi còn tại vị rất tín ngưỡng phương sĩ, cho người đi khắp nơi tìm cách trường sinh, nhất định là đã nghe được ngọn gió nào đó, biết Bành quốc có “Rồng” tồn tại, nên sai người tới lấy, nếu không lấy được thì cướp. Nhưng họ không ngờ con “Rồng” kia lại to quá, không bắt được. 

Sau đó Tả Đăng Phong tìm một chỗ thoáng mát nằm nghỉ ngơi. Hắn tìm hiểu trận pháp đã hao tốn rất nhiều thể lực, tìm suy nghĩ ở đây cũng làm tiêu hao cực nhiều trí nhớ và tinh lực, làm tinh thần uể oải. Hắn cần phải nghỉ ngơi.

Đến khoảng hai giờ chiều Tả Đăng Phong tỉnh dậy, thấy đầu óc mình vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, nên nhắm mắt ngủ tiếp. Mãi cho đến khi mặt trời lặn xuống, thời tiết chuyển sang lạnh lẽo, hắn mới đứng dậy.

Bành quốc cách con đường tơ lụa không xa. Ai cũng biết Hán Vũ Đế từng phái Trương Khiên đi sứ Tây Vực. Trương Khiên chính là đi theo con đường tơ lụa này với danh nghĩa cá nhân là đặc phái viên, nhưng lại vụng trộm tìm manh mối trường sinh, có lẽ ông ta chính là người trở về nói cho Hán Vũ Đế. "Lão đại. Trên con đường tơ lụa tôi phát hiện có Rồng. Ông mau đi bắt đi. "

Ðại Uyển quốc là một trong rất nhiều nước nhỏ của Tây Vực, ở phía tây thành cổ Lâu Lan. Nước này là nơi sản xuất ra hãn huyết bảo mã nổi tiếng mà sách sử hậu thế ghi lại. Năm đó Hán Vũ Đế rất yêu hãn huyết bảo mã, lúc đầu chỉ dùng một lượng vàng ròng để đổi ngựa, quốc vương Ðại Uyển không đồng ý. Hán Vũ Đế thấy đối phương không nể mặt mũi mình, nên sai Tướng quân Lý Quảng suất lĩnh đại quân đi tới cướp. Hãn huyết bảo mã chính là đời sau của dương chúc địa chi hỏa mã. Suy nghĩ của Tả Đăng Phong rất lớn mật, nhưng không phải không có căn cứ. Một là vì vị trí địa lý đại khái tương xứng. Hai là vì chúng đều có bộ phận sinh dục. Thập Tam không nằm trong số mười hai địa chi, nó không đại biểu cho chúng được. Lão đại là một trong mười hai địa chi, bộ phận sinh dục của nó đơn thuần chỉ để đi tiểu, không cần phải có trứng dái, cho thấy địa chi không phải thái giám, có lẽ đều có khả năng sinh dục, còn có sinh được hay không đó là chuyện khác.

Lâu Lan thành cổ nằm ở giữa Ðại Uyển và Hán triều. Hán triều muốn xuất binh đánh Ðại Uyển, tất bị Lâu Lan chặn đường. Đây chính là một trong những khả năng làm Lâu Lan. Ngoài ra còn có bằng chứng Lý Quảng viễn chinh Ðại Uyển trong sách sử. Hán triều phái binh đánh một nước Bành quốc nho nhỏ là rất có khả năng, vì Bành quốc và Ðại Uyển cách nhau không xa, sẵn tiện xử lý luôn một lần. 

Suốt sáu canh giờ, Tả Đăng Phong trở thành nhà khảo cổ học. Tìm hiểu lịch sử, giúp hắn tìm ra manh mối hữu dụng. Dựa vào những sự kiện thời Hán triều, hắn đoán ra trận pháp tam hoàn trong rừng khô là để nhốt âm tính hỏa xà. Trận pháp này còn có một tác dụng là khống chế tính nóng của âm tính hỏa xà trong một khu vực nhất định, không để nó ảnh hưởng ra bên ngoài. 

Nhưng sự cân bằng này đã bị quân đội Hán triều phá vỡ. Những người còn sót lại của Bành quốc đã chạy đến đây thả âm tính hỏa xà ra. Người làm việc này hẳn là người thường ngày phụ trách việc cho nó ăn, vì chỉ có người này mới biết cách ra vào trận, cũng chỉ có người này mới không bị hỏa xà công kích. Có lẽ đó là vu sư của Bành quốc. 

Động vật rất thân cận với người quanh năm cho nó ăn, nhưng âm tính hỏa xà không phải động vật tầm thường. Loài rắn vốn nổi danh âm lãnh xảo trá, muốn phục tùng chúng là vô cùng khó khăn. Yếu tố đầu tiên là phải lợi hại hơn chúng. Một Vu sư không có bao nhiêu năng lực, không hàng phục nổi âm tính hỏa xà, nhưng có khả năng làm âm tính hỏa xà nghe lời mình. Có lẽ người đó nghĩ sau khi thả nó ra sẽ gọi nó trở về là xong, nhưng không ngờ âm tính hỏa xà lại nhớ được cách thức ra vào trận. 

Dựng lại chuyện của 2000 năm là cực kỳ khó khăn, dù Tả Đăng Phong căn cứ vào sự thật để đoán, nhưng cũng không thể bảo là chắc chắn, nhưng nhờ vậy hắn lại tìm ra một con đường.

Tìm ra nhà ở của Vu sư năm đó, có lẽ sẽ có phát hiện. . .