Tào Tặc

Chương 37: Kiêu ngạo bất tử




Nét mặt Vương Mãi không được tốt lắm, có chút tái nhợt. Tào Bằng sờ mạch của y thì thấy vẫn đập rất tốt chứng tỏ một đao vừa rồi, Ngụy Diên cũng không muốn lấy tính mạng của Vương Mãi. Nếu không thì sau đao đó, Vương Mãi không chết cũng bị ảnh hưởng tới gân cốt.

- A Phúc! Người này thật lợi hại.

Vương Mãi nói dứt liền ho khan mấy tiếng.

Tào Bằng ôm lấy Vương Mãi, ngẩng đầu nhìn Ngụy Diên.

Thật ra ngay từ đầu hắn đã cảm nhận được lúc này, ít nhất Ngụy Diên cũng đã đạt tới kinh mạch cường tráng, đạt tới tiêu chuẩn dịch cân.

Nếu so sánh với Văn Sính thì hiện giờ gã còn không bằng. Dù sao thì xét theo tuổi, Văn Sinh cũng lớn hơn Ngụy Diên...

Điều đó chứng tỏ hiện tại ít nhất Ngụy Diên cũng tương đương với trình độ của võ tướng hạng hai.

- A Phúc! Chúng ta đi.

Thực sự Đặng Tắc không dám đánh nữa. xem tại TruyenFull.vn

Năm nay đối với gã mà nói có thể là một năm đen đủi.

Chẳng những bị cưỡng chế sung quân mà còn gặp phải một tên ngang ngược. "Con mẹ nó! Nghĩ ta chấp nhận làm đồ bỏ hay sao?"

Đặng Tắc đứng dậy cười chua xót, chắp tay nhận thua.

- Khoan đã.

Tào Bằng giơ tay giữ y lại. Hắn hít một hơi thật sâu, rồi từ từ cất bước về phía Ngụy Diên.

- A Phúc! Ngươi không làm được.

- Tỷ phu! Đầu hổ ca vì ngươi làm cái lễ tiết cứt chó mà trở nên như vậy. Bây giờ, nếu người nhận thua thì có khác nào vất bỏ sự liều mạng của Đầu ổ ca. Tỷ phu! Nam tử hán đại trượng phu gặp khó khăn, gặp nguy hiểm phải ưỡn ngực dũng cảm tiến tới. Nếu động một chút đã nhận thua, động một chút bỏ chạy.... Tỷ phu! Chúng ta không còn đường lui, ta không nhận thua với y.

Tào Bằng nói xong liền chỉ tay về phía Ngụy Diên.

Thân hình nhỏ bé của hắn trong chốc lát dường như tản ra vô tận lực lượng.

Đám binh lính Nghĩa Dương còn đang hoan hô ồn ào, trong chốc lát trở nên lặng ngắt như tờ.

Khuôn mặt Đặng Tắc đỏ ửng.

Gã do dự một chút rồi đỡ Vương Mãi đứng dậy.

Đứng vậy! Đã đến mức này, y còn có thể lui được nữa sao.

- A Phúc! Chờ ta.

Tào Bằng đưa tay, ý bảo Đặng Tắc không cần phải lên.

Hắn giơ cương đao trong tay chỉ về phía Ngụy Diên mà cười nói:

- Ngụy tướng quân! Công phu trên ngựa của ngài đúng là lợi hãi.

Nói vậy chẳng phải có ý ngươi ỷ vào công phu trên ngựa hay sao? Có bản lĩnh ngươi hãi xuống dưới đánh với ta...

Ngụy Diên nở nụ cười càng lúc càng tươi.

- Nhóc con! Ngụy mỗ tòng quân từ lúc mười lăm tuổi tới giờ đã được sáu năm. Trong sáu năm qua, ta từ một tên tiểu tốt đạt tới mức này mà ngươi nói công phu trên ngựa của ta tốt? Được rồi, ta cũng không muốn chiếm lợi thế. Ta sẽ đấu trên bộ với ngươi. Hôm nay, ta cho các ngươi tâm phục khẩu phục.

Dứt lời, gã xoay người xuống ngựa.

Thanh Long Tước đại hoàn trong tay y giơ ngang trước ngực mà hét to:

- Tới đây đi.

Nào ngờ, Tào Bằng lui lại hai bước, chỉ nhìn gã mà cười khanh khách chứ không nói gì.

- Nhóc con! Tại sao vẫn chưa ra tay.

- Ngụy tướng quân. Ngài thưa rồi.

- Ta thua? - Ngụy Diên sửng sốt, nói:

- Chúng ta còn chưa giao thủ, ngươi nói ta thua?

Lúc đầu Đặng Tắc cũng chưa phản ứng nhưng khi thấy Tào Bằng cười khanh khách, trong đầu chợt có một cái suy nghĩ cũng cười theo.

- Đúng vậy! Ngụy tướng quân. Ngài thua rồi.

- Làm sao mà ta thua?

Tào Bằng cười cười hỏi:

- Ngụy tướng quân! Vừa rồi ngài nói thế nào?

- Vừa rồi?

- Đúng vậy! Trước khi, Đầu Hổ ca và ngài giao thủ

Ngụy Diên cả giận nói:

- Ta nói nếu ba người các ngươi có thể làm cho ta xuống ngựa...

Nói tới đây, Ngụy Diên chợt im lặng.

- Ngụy tướng quân! Hiện tại ngài không ở trên ngựa.

Đặng Tắc dường như không còn sợ hãi, nói với giọng thản nhiên:

- Vừa rồi ngài nói ai làm cho ngài té ngựa thì ngài nhận thua. A Phúc nói công phu trên ngựa của ngài lợi hại, sau đó ngài tự động xuống ngựa, chẳng phải nhận thua hay sao?

- Các ngươi dám đùa giỡn...?

Ngụy Diên tức tới đỏ mặt, chỉ đao vào mặt Tào Bằng:

- Nhóc con! Không ngờ ngươi lại tinh quái như vậy, dám đùa giỡn...

- Đùa giỡn hay mua kế cũng được. Tóm lại hiện giờ ngài không ở trên lưng ngựa. Ngụy tướng quân. Ngài thua! Thua thì phải nhận.

- Ngươi...

Tào Bằng ưỡn ngực chẳng hề sợ hãi.

- Thế nào? Ngụy tướng quân định đổi ý phải không?

Gương mặt Ngụy Diên giật giật mấy cái, nhìn Tào Bằng với ánh mắt căm tức. Sau đó, từ từ, sự tức giận trên gương mặt y biến mất mà thay vào đó là nụ cười thản nhiên...

- Ha ha ha... - Y ngửa mặt lên trời cười to, rồi đột nhiên thu đao lại:

- Nhóc con! Ngươi lợi hại.

Ngụy Diên ngưng cười, trừng đôi mắt phượng nhìn Đặng Tắc:

- Họ Đặng! Các ngươi có gan, xác thực có thể bước qua cánh cửa binh lính Nghĩa Dương ta.

Các huynh đệ. Bắt đầu từ bây giờ, hắn chính là Tiết tòng của Nghĩa Dương chúng ta. Người đâu! Lập trận, nghênh đón Đặng tiết tòng.

Cuối cùng thì Đặng Tắc cũng có thể nhả cơn tức.

Cho dù thế nào thì ít nhất trước mắt cũng không có quá nhiều nguy hiểm. Y quay đầu nhìn Tào Bằng thì không biết hắn đã chạy lại chỗ Vương Mãi từ lúc nào. Lúc này, Đặng Tắc đứng trước hai bên cây gậy tre, bên bên là binh lính Nghĩa Dương.

Ngụy Diên đưa Long Tước đại hoàn cho một người có tên là Đường Cát rồi bước tới khoác cánh tay Đặng Tắc.

- Đặng Tiết tòng! Mời...

Mặc dù ở huyện Cức Dương làm tới tá sử nhưng Đặng Tắc cũng không được hãnh diện như lúc này. Trong lòng y có một cái cảm giác kiêu ngạo. Trước mắt nhìn qua đám binh lĩnh Nghĩa Dương mang áo giáp rách nát nhưng đều là dũng sĩ trên sa trường. Người như vậy không vì ngươi làm quan mà tin phục ngươi, phải làm cho bọn họ chấp nhận, đồng thời bản thân phải có đầy đủ dũng khí.

Đặng Tắc thấy mình cũng không làm được tốt lắm.

Hôm nay có thể đi vào chỗ binh doanh Nghĩa Dương, hoàn toàn là nhờ vào a Phúc.

A Phúc đúng là ứng với một câu nói "Thành tại Tiêu Hà mà bại cũng tại Tiêu Hà" (1). Việc hôm nay thành cũng nhờ Tào Bằng mà bại....nếu hôm nay hắn không chọc phải Hoàng Xạ, Đặng Tắc cũng không thể vào được thành Cửu Nữ. Có điều Đặng Tắc cũng chẳng trách Tào Bằng, nếu không như thế làm sao có thể biết đâu là hào kiệt.

- Huynh không sao chứ?

Tào Bằng đang định dìu Vương Mãi đứng dậy thì bị một Hắc thiết giáp ngăn lại.

Tào Bằng còn nhớ người này có tên là Đường Cát.

- Ngụy đại ca có nói, để ta đưa các ngươi đi nghỉ ngơi.

Đường Cát vừa nói chuyện vừa đưa tay đỡ cánh tay Vương Mãi:

- Đi thôi! Ta đưa các ngươi tới trướng, nghỉ ngơi một chút.

Tào Bằng còn tốt nhưng Vương Mãi đúng là không chịu được.

Chuyện này không chỉ do thương tích trên người mà còn do tâm lý y bị đả kích.

Bản thân y tấn công một lúc lông mà không hề động được tới một sợi lông của Ngụy Diện, kết quả còn bị người ta bổ cho một đao hạ nockout.

Vương Mãi cũng có niềm kiêu ngạo của y.

Lần này thất bại quả thực khiến cho y có chút thối chí.

Tào Bằng chắp tay:

- Làm phiền Đường đại ca.

- Có chuyện gì mà làm phiền với không làm phiền... Ha ha! Tiểu tử ngươi quả thực là thông minh, chỉ một câu nói đã làm cho đại ca của ta mắc mưu. Mà ngươi cũng không kém, có thể ngăn được một đòn của đại ca ta mà không chết, trong doanh cũng không mấy người có thể làm được. Các ngươi đừng có nghĩ rằng đại ca ta thư sinh yếu ớt. Gã nhập ngũ từ năm mười lăm tuổi, trải qua sáu năm với không biết bao nhiêu là trận chiến mới có được thành tựu như ngày hôm nay. Binh lính Nghĩa Dương chúng ta từ lúc có một đội quân cho tới giờ, hiện tại chỉ còn có bốn mươi ba người, ngươi cho là dễ lắm hay sao?

Tào Bằng nghe thấy mà hít một hơi.

Một đội có năm trăm người, hiện giờ còn có bốn mươi ba người mà không tan rã....

Tào Bằng chưa từng tận mắt chứng kiến chiến tranh thời cổ nhưng cũng được nghe người ta nói. Bình thường trên chiến trường, một khi thương vong tới một phần mười xẽ xuất hiện tình trạng tan rã. Năm trăm người mà đánh cho tới bao giờ vẫn có thể đoàn kết...cho dù là quân đội đời sau cũng thường thôi.

Chẳng trách mà sát khí trên người Ngụy Diên lại nặng như vậy.

Hóa ra đều từ trong chiến trận mà ngưng tụ thành sát khí.

Nhìn cái eo của Đường Cát, Tào Bằng chợt hiểu ra: Có lẽ Ngụy Diên trong Tam quốc diễn nghĩa cũng không phải là người ngang ngược kiêu ngạo mà là một sự kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo đó có lẽ bắt đầu từ một binh lính Nghĩa Dương, từ bốn mươi ba hùng sư bách chiến.

- Đường đại ca có thể kể cho chúng ta nghe chuyện binh lính Nghĩa Dương không?

- Chuyện này đơn giản. Chờ khi vào trong trướng, ta sẽ từ từ kể cho các ngươi nghe.

Đúng lúc này, phía sau vang lên tiếng xôn xao.

Tào Bằng quay đầu lại hóa ra là đám người Mã Ngọc bị ngăn ở ngoài doanh. Hơn mười người cầm đao, rút đao ra khỏi vỏ mà quát lớn:

- Các ngươi lập tức dừng lại.

Mã Ngọc thấy Đặng Tắc vào trong doanh trại thì thất vọng.

Gã vừa mắt Tào Bằng giả dối đa đoan, còn một bên lại làm như không thèm ngó tới đám lính của Ngụy Diên.

"Con mẹ nó! Cả một đám khốn kiếp. Có bản lĩnh thì ngăn Đặng thúc tôn lại. Bây giờ còn làm thế này đúng là một lũ đầu voi đuôi chuột." Y nhẹ giọng than thở. Ba mươi bảy tên khổ sai cất bước đi vào trong doanh.

Bọn họ theo Đặng Tắc tới đây, hiện giờ y đã vào trong đại doanh còn họ vẫn ở bên ngoài. Một khi điểm mũ, phát hiện không thấy người thì cho dù là Ngụy Diên hay Đặng Tắc đều có đủ cớ gán tội đào binh lên đầu họ.

Lâm trận bỏ chạy?

Đây chính là tội liên quan tới mười bảy luật cấm và năm mươi bốn tội chém.

Cho dù đám người Mã Ngọc có chấp nhận hay không nhưng tên của họ đã có trong danh sách. Hơn nữa, xét về mặt quan hệ thì bọn họ thuộc về quân lính Nghĩa Dương.

Nào ngờ vừa mới tới gần doanh trại đã bị người ngăn lại.

Mã Ngọc cảm thấy khó chịu:

- Huynh đệ! Ta theo Đặng tiết sứ tới đây. Chúng ta cũng là lính của Nghĩa Dương, vì sao ngăn cản chúng ta.

Người cầm đao cười lạnh một tiếng:

- Nếu đi theo Đặng tiết sứ thì vừa rồi sao không thấy xung trận?

- A?

- Mới vừa rồi Đặng tiết sứ tự mình xung trận cũng chỉ có ba người. Các ngươi khoanh tay đứng nhìn, cuối cùng lâm trận bỏ chạy. Tướng quân chúng ta đã nói, mấy tên tù các ngươi không xứng đáng với danh hiệu binh lính Nghĩa Dương. Cho nên, quân Nghĩa Dương không tiếp nhận các ngươi. Từ đâu tới đây thì quay về đó đi. Nếu như còn tiếp tục dong dài, đừng trách ta không nhìn người.

(1): "Thành dã Tiêu Hà, bại dã Tiêu Hà" - Câu nói nổi tiếng của Hàn Tín chỉ việc chính Tiêu Hà đề cử Hàn Tín với Lưu Bang để làm nên đại nghiệp, rồi cũng chính Tiêu Hà lập kế đổ tội Hàn Tín làm phản để trừ khử ông.

Từ đâu tới đây?

Lại quay về đó?

Chưa nói tới việc tên của mình đã xếp vào trong danh sách ở quân doanh Nghĩa Dương. Cho dù không có, cũng không người nào chấp nhận trở về nơi khổ dịch.

Mã Ngọc nói:

- Các ngươi khinh người quá đáng.

- Chỉ với các ngươi, cũng xứng cho chúng ta khinh hay sao?

- Tạm thời ngươi lấy đao dọa ta. Ta đi vào xem ngươi có dám giết ta hay không?

Mã Ngọc nói xong liền cất bước đi vào trước.

Nhưng thấy người kia không nói hai lời, vung đao chém xuống. Mã Ngọc sợ quá kêu lên một tiếng, ngã ra đất, tránh được một nhát đao đó. Có điều, cây đao vẫn hạ xuống trước ngực gã. Nếu như vừa rồi, gã không lui lại một bước thì một đao đó đã mổ phanh bụng mình. Người kia không hề nói đùa.

- Đại ca! Chúng ta đã có tên trên danh sách, nếu không được vào doanh trại.... Tất cả đều tòng quân như thế thì tội của ta để ở đâu?

Mã Ngọc không dám đùa giỡn nữa, vội vàng cúi đầu xin xỏ.

Có thể dựa vào mưu trí của Tào Bằng nhưng đám binh lính hèn yếu như Mã Ngọc không cần phải nhận.

Hơn nữa, người này có oán hận với y, nhìn ra được thuộc loại tính cách có thù tất báo. Ở trong quân doanh Nghĩa Dương đúng là một mối tai họa.

Nhưng Đặng Tắc không đành lòng, quay sang Ngụy Diên cầu xin.

Dù sao thì tất cả đều tới từ huyện Cức Dương, mà tình đồng hương không thể nào bỏ qua. Nếu không, bản thân y trở về làm sao đối mặt được với hương thân phụ lão? Quan niệm của cổ nhân đối với quê cha đất tổ có thể nói là rất mạnh. Thậm chí là binh lĩnh Nghĩa Dương, hoàn toàn không phải là người Nghĩa Dương. Thực ra suy nghĩ của Ngụy Diên đối với Mã Ngọc cũng không khác với Tào Bằng lắm. Y cảm thấy cho dù mọi người có ân oán thế nào, nhưng vào lúc đối địch thì chủ tướng ra lệnh xung phong, đám người Mã Ngọc ở bên cười sung sướng chẳng khác nào con sâu làm rầu nồi canh.

Nhưng không chịu nổi sự cầu tình của Đặng Tắc, cuối cùng thì Ngụy Diên gật đầu đồng ý.

- Vào doanh trại thì được, có điều.... - Ngụy Diên cười nói:

- Nhưng đừng có hy vọng ta sẽ coi họ như huynh đệ.

- Người đâu! Dựng mâu.

Hai mươi binh lính Nghĩa Dương đứng thành hai hàng, trường mâu trong tay gác lên nhau tạo thành một lối đi.

- Muốn đi vào doanh thì đi dưới trường mâu đó đi.

- A!

Mã Ngọc nhìn nét mặt người khác dò xét rồi cất bước.

Nhưng khi bọn chúng tới gần trận mâu, độ cao của trường mau đột nhiên hạ thấp xuống.

- Tướng quân đã nói! Đi qua.

Độ cao của trường mâu hạ xuống vừa vặn tới eo, muốn đi qua đúng là phải bò mới được.

- Là do ngươi. Vừa rồi ta đã nói tới hỗ trợ nhưng ngươi không đồng ý.... Ngươi và Đặng tá sử có cừu oán, tội gì lại liên lụy tới chúng ta.

Ánh mắt của đám kẻ tù hết sức lạnh lẽo.

Mã Ngọc đứng trước trận mâu có chút hối hận.

- Đi hay là không đi?

Năm đó Hàn Tín còn phải chịu khổ nhục nữa là y.

Mã Ngọc là người như vậy, không cần phải để ý tới nhiều chuyện. Y hạ người xuống, vừa bò vừa thề:" Nếu một ngày nào đó ta có thể đứng lên thì mối nhục hôm nay ta sẽ trả lại gấp bội. Đặng thúc tôn, lại còn tên đệ đệ của vợ nó, lại còn tên tướng quân kia... Chờ xem! Một này nào đó lão tử thay đổi vận mệnh sẽ không để cho các ngươi đắc ý đâu."

Tào Bằng đứng bên nhìn mà nhíu mày.

.............................................

- Thế nào? Đã đánh chưa?

Hoàng Xạ trở về từ Dục Dương liền tìm tới Trần Tựu mà hỏi.

Trần Tựu làm sao không hiểu Hoàng Xạ hỏi cái gì, chỉ biết cười khổ một tiếng gật đầu mấy cái, sau đó lại lắc đầu.

- Ngươi làm vậy là có ý gì? Cuối cùng có đánh hay không? Ba người Đặng Tắc có phải bị Ngụy Diên xử lý rồi không?

- Thiếu tướng quân! Đánh thì có đánh nhưng...

- Nhưng thế nào?

Trân Tựu nói:

- Mạt tướng phái người đi theo đám Đặng Tắc kết quả ở ngoài doanh trại, đám người Đặng Tắc đúng là có bị cản lại.

Hai bên còn xảy ra tranh chấp, ba người Đặng Tắc thậm chí còn tấn công doanh trại Nghĩa Dương. Sau đó, Ngụy Diên xuất hiện liền ngăn cản. Nhưng ngay từ đầu dường như y đã tán thành Đặng Tắc. Một gã tiểu tử đi theo Đặng Tắc bị Ngụy Diên đánh cho xuống ngựa... Nhưng sau đó lại có một tên tiểu tử xuất hiện khiến cho tình thế xoay chuyển. Chẳng những Ngụy Diên còn nhận thua mà đồng ý chức vụ của Đặng Tắc. Y đưa ba người Đặng Tắc vào trong doanh trại Nghĩa Dương.

Trần Tựu thuật lại Ngụy Diên đánh đố Đặng Tắc thế nào rồi Tào Bằng làm sao mà nói cho Hoàng Xạ.

Lúc đầu, Hoàng Xạ còn có chút vui vẻ....

Nhưng nghe một lúc khuôn mặt y nở một nụ cười quái dị.

Chẳng trách mà Tào Bằng lại có thể làm cho Nguyệt Anh đi cùng với hắn, quả nhiên là có chút thủ đoạn. Không ngờ không cần chảy máu vẫn làm cho Ngụy Diên nhận thua.

Ừm thật đúng là nhân tài.

Có điều, cho dù ngươi có xuất sắc tới mấy, ta cũng không để làm cho ngươi phá hoại danh vọng của Hoàng thị ở Giang hạ chúng ta.

Y đột nhiên hỏi:

- Ngươi nói là chỉ có ba người Đặng Tắc xung trận? Đám tù nhân đi cùng với chúng đâu, sao không xung trận theo?

- Nói tới chuyện này cũng lạ. Theo lý mà nói thì bọn họ đều tới từ Cức Dương, vốn nên một lòng.

Nhưng không biết tại sao mà từ đầu tới cuối, đám tù nhân đó không hề nhúc nhích. Theo người của mạt tướng phái đi báo về thì những tên đó còn vui sướng khi thấy người khác gặp họa. Thiếu tướng quân! Ngài nói có phải trong đám tù nhân đó có kẻ mâu thuẫn với Đặng Tắc cho nên mới không để ý?

Hoàng Xạ cũng không vội trả lời mà suy nghĩ.

Sau đó, y cười hì hì, nói:

- Tuấn Thạch! Ngươi lập tức phái người tới Cức Dương, tìm Khoái Chính lấy hồ sơ ba mươi bảy người tới đây.

Binh lính Nghĩa Dương ở Kinh Tương có thể coi như là một đám binh tinh nhuệ.

Nếu truy cứu và ngọn nguồn thì phải ngược dòng tới thời kỳ khởi nghĩa Khăn Vàng. Đối với loạn Khăn Vàng, đối mặt với đám quan quân như trộm cướp, người Nghĩa Dương tự tổ chức một đội quân, chiến đấu với đám giặc Khăn Vàng và quan quân mà tạo nên cái tên oai dũng.

Nghe nói phụ thân của Ngụy Diên chết trong loạn Khăn Vàng.

Lưu Biểu trở thành chủ nhân của Kinh Tương cũng không phải thuận buồm xuôi gió. Đặc biệt khi tới Kinh Châu Lưu Biểu gần như là một mình cưỡi ngựa, bên cạnh không hề có một ai. Mà lúc đó ở Kinh Châu nạn trộm cướp hoành hành ngang ngược, sĩ tộc nổi lên chiếm cứ các nơi, vô cùng hỗn loạn.

Lưu Biểu tới khiến cho nhiều sĩ tộc ngang ngược bất mãn.

Lại thêm đạo phỉ tàn sát bừa bãi khắp nơi, khiến cho Lưu Biểu cần nhanh chóng lập một đội quân của mình. Vì vậy mà sau khi thuyết khách, Lưu Biểu được Hoàng thị ở Giang Hạ, Thái thị cùng với Khoái thị ở Tương Dương ủng hộ. Rồi sau đó, y lấy danh Kinh châu mục, dòng dõi nhà Hán, chiêu binh mãi mã ở Kinh Tương. Binh lính Nghĩa Dương trong tình hình đó đã trở thành một đội tinh binh.

Lúc ban đầu, binh lính của Nghĩa Dương có một đội chừng năm trăm sáu mươi người.

Lúc ấy, Ngụy Diên mới có mười lăm tuổi chỉ là một tên tiểu tốt mà thôi. Sau đó, binh lính Nghĩa Dương đi theo Lưu Biểu, liên tục chiến đấu ở các chiến trường Kinh Tương, trước sau bình định Nam Dương, Nam quận cùng với nạn trộm cướp ở Trường Sa, trấn áp sĩ tộc Kinh Châu, có thể nói là chiến công hiển hách. Nhưng bởi vì binh lính Nghĩa dương xuất thân quê màu, còn Lưu Biểu trị vì Kinh Tương phần lớn là dựa vào mấy gia tộc lớn, cho nên binh lính Nghĩa Dương nam chinh bắc chiến lập được vô số quân công nhưng cũng không được ưu đãi nhiều lắm. Chỉ có điều đám tướng lĩnh của binh lính Nghĩa Dương đều lên chức. Ngụy Diên từ một tên tiểu tốt, từ từ leo lên, thậm chí có một thời gian được làm vị trí tướng quân.

- Sao lại như vậy?

Vương Mãi có chút ngạc nhiên mà hỏi.

Đặng Tắc hơi say, ngồi dựa trên chiếc giường đơn sơ mà khẽ thở dài.

- Tính tính của Văn Trường thế nào, các ngươi đều thấy. Các ngươi nói xem, người như hắn làm sao có thể làm cho quan trên thấy vui? Cho nên, binh lính Nghĩa Dương cho dù có công lao tới mấy, lâm chiến xông lên đầu cũng không thể nhận được công lao. Hình như một năm trước, người đứng đầu binh lính Nghĩa Dương là thúc phụ của Văn Trường, phụng mệnh Lưu Kinh châu tới Vũ Lăng sơn tiêu diệt loạn ngũ khê nhưng không ngờ bị phục kích khiến cho binh lính Nghĩa Dương gần như bị diệt. Thúc phụ của Văn Trường chết trận cùng với hơn ba trăm binh sĩ, chỉ còn lại bốn mươi ba người. Văn Trường cũng vì vậy mà bị trừng phạt, giáng xuống làm đô thống. Từ đó về sau, binh lính Nghĩa Dương trở lại đóng quân ở Nghĩa Dương mà không có ai để ý tới nữa.

Vương Mãi ngạc nhiên nói:

- Tại sao lại như vậy? Nếu gặp phục kích thì chủ tướng chịu trách nhiệm, tại sao Ngụy tướng quân lại bị liên quan?

- Nếu đã thua thì phải có người làm người chịu tội thay. Lúc đó, Trương Doãn báo lên là binh lính Nghĩa Dương tự mình ra đánh nên toàn quân gặp mai phục. Cũng may lúc đó thúc phụ của Văn Trường chết trận, nếu không chẳng biết sẽ bị tội như thế nào. Binh lính Nghĩa dương đánh đông dẹp bắc, cuối cùng cũng có một chút người. Những người đó đứng lên xin khiến cho Văn Trường mới giữ được tính mạng. Có điều muốn lên chức thì không thể...hơn nữa Trương Doãn cũng không thích họ.

Vương Mãi sầm mặt, mất một lúc mới nói:

- Chủ công như vậy thì bảo vệ có tác dụng gì.