Thần Y Trở Lại

Chương 2367




Theo nội dung trong quyển ghi chép, anh bay đến núi Trường Bạch trước.  

 

Quyển ghi chép này chỉ ghi lại vị trí chung chung, muốn tìm được sâm núi mà sử dụng phương pháp thông thường sẽ tiêu hao rất nhiều tinh lực. Nhưng anh có thể dùng thần niệm để tìm, cộng thêm nhãn lực tuyệt vời, hiệu suất tìm sâm của anh cao hơn người bình thường cả vạn lần.  

 

Anh đến một quả núi ở núi Trường Bạch, đỉnh núi còn đọng tuyết, có vài dòng suối chảy xuống dọc theo núi. Bây giờ là tháng bảy, dưới chân núi vẫn còn nóng, nhưng trên đỉnh lại rất mát mẻ.  

Advertisement

 

Ngô Bình bay lên không trung, dùng thần niệm để quét và xác định được vị trí trong ghi chép, tìm thấy một cây sâm núi. Ghi chép bảo rằng, cây sâm này được ông ấy phát hiện hai mươi ba năm trước, khi đó là lục phẩm diệp.  

 

Advertisement

Nhân sâm mọc hoang bình thường phải mất sáu năm mới hình thành lục phẩm diệp, sau đó sinh trưởng tiếp thì số lá không thay đổi, chỉ có những người đào sâm dạn dày kinh nghiệm mới đoán được năm tuổi của nó.  

 

Ngô Bình đáp xuống đất, quả nhiên nhìn thấy cây nhân sâm ấy. Anh phát hiện nhân sâm này đã phát triển đến cửu phẩm diệp, mắt liền sáng rỡ.  

 

Bình thường sâm núi mọc hoang sau khi phát triển đến ngũ phẩm diệp hoặc lục phẩm diệp sẽ không mọc lá mới nữa. Nhưng cũng có nhân sâm biến dị, mọc đến thất phẩm diệp, bát phẩm diệp, cái này thuộc về linh dược rồi.  

 

Nhìn thấy nhân sâm trước mặt mình là cửu phẩm diệp, phía trên có một nhành hoa, tên là “Chín lá một hoa”. Người đào sâm vô số, Chín lá một hoa, thần tiên tìm đến nhà ta.  

 

Nghĩa là tìm được sâm này thì ngay cả thần tiên cũng tìm đến nhà hỏi mua, có thể thấy nó phi phàm đến nhường nào.  

 

Ngô Bình cẩn thận đào sâm lên rồi gói lá cây, đặt vào không gian Hắc Thiên. Khi trở về, anh sẽ trồng sâm ở nhà, dùng đất thần bồi đắp, để nó trưởng thành thành sâm vua.  

 

Cứ như thế, anh tìm kiếm toàn bộ khu vực núi Trường Bạch rộng hàng chục nghìn ki-lô-mét vuông. Có một phần ba số sâm núi trong quyển ghi chép được ghi rằng xuất hiện ở đây.  

 

Sau khi tìm được cây nhân sâm thứ hai mươi lăm, anh đáp xuống đất nghỉ ngơi, nhóm lửa rồi bắt vài con thỏ rừng để nướng ăn.  

 

Chẳng mấy chốc, mùi thơm đã toả ra, có rất nhiều thú hoang đang ẩn nấp xung quanh nhưng đều không dám đến gần.  

 

Đột nhiên, từ trong núi truyền đến tiếng bước chân, một đám người đào sâm xuất hiện. Họ nhìn thấy ánh lửa, lập tức ùa đến vây quanh anh.  

 

“Cậu bạn đang làm gì ở vùng rừng núi hoang dã này vậy?”, người đi đầu cất tiếng nói, đó là người dẫn đầu và có tiếng nói quyết định của nhóm người đào sâm này.  

 

Ngô Bình cười bảo: “Tôi nghe nói trên núi có nhân sâm nên lên đây thử vận may. Tiếc là tôi không thạo nghề, tìm nửa ngày rồi mà còn chẳng thấy được một sợi rễ nhân sâm”.  

 

Tất cả đều thấy Ngô Bình không có túi trên người, tất nhiên không cất được sâm, bèn cười rộ lên.  

 

Người dẫn đầu kia nói: “Chúng tôi đã tìm sâm mấy chục năm nay còn chưa dám nói là ngày nào cũng có thu hoạch, một người ngoài ngành như cậu tìm được mới là lạ”.  

 

Ngô Bình cười bảo: “Thỏ rừng tôi vừa nướng đấy, các anh đến ăn chung đi”.  

 

Mọi người đồng loạt ngồi xuống, có người lấy nước, có người lấy lương khô ra, nhưng chẳng ai ăn thỏ nướng của Ngô Bình.