Thiên Chính Đạo Nhân

Chương 16: Còn sống




Dịch: Trúc Tử

***

Nếu không đi qua được tiên kiều, thì đồng nghĩa rằng hồn phách người chết không thể tiến vào luân hồi, đây cũng là việc khiến mọi người lo lắng. Hai đứa chúng tôi còn nhỏ nên vẫn tiếp tục xem, nhưng đã có một số người lớn lục tục rời khỏi, vừa đi vừa lắc đầu. Chuyện này xảy ra như vậy chắc chắn là có vấn đề gì đó.

Hiện tượng này vị đạo sĩ kia cũng lần đầu tiên gặp phải, nên lo sợ cuống cuồng, liền tìm một sợi dây, trực tiếp buộc vào người bác thứ hai, bảo bác đi tiếp. Lúc này không thể đổi được nữa, nếu đổi người chứng tỏ không có ai trong nhà là hiếu tử, sẽ trở nên vô cùng lúng túng.

Lần thứ tư đi qua tiên kiều, cũng vẫn là ở cùng một vị trí đó, nhưng lần này cả cái cầu đổ sập xuống. Bao gồm cả vị đạo sĩ đi trước, mọi người trên cầu cũng đều ngã xuống đất, cái cầu thì chia năm xẻ bảy.

Mọi người ở lại đều vội vàng tới đỡ bọn họ, ngoại trừ cây cầu bị hỏng kia thì mọi người trong nhà đều không sao. Vị đạo sĩ kia thì bị ngã đập đầu vào một góc bàn, đầu bị u lên một cục. Mọi người vội vàng hỏi thăm lão đạo sĩ, lúc này lão đạo sĩ kia mặt tái mét, miệng liên tục kêu: "Không làm không làm, nơi này có quỷ!"

Lão vừa nói vừa khóc lớn, sau đó ôm đầu chạy, ngay cả đồ mang tới cũng không quan tâm, trực tiếp chạy ra khỏi nhà bà cả.

Nghe thấy lão đạo sĩ nói trong nhà có quỷ, những người còn lại lập tức liền tháo chạy, chẳng còn người nào dám lưu lại. Ngoại trừ anh em thân thích trong nhà với bà cả, những người khác, trong đó có cả tôi, toàn bộ lập tức chạy ra ngoài.

Đêm hôm đó tôi được mẹ đưa qua nhà bà ngoại. Trời còn chưa sáng thì có người gõ cửa nhà bà ngoại tôi, nghe tiếng gõ cửa dồn dập, có vẻ rất vội vàng. Ông ngoại tôi nghe vậy nhanh chóng ra mở cửa, chỉ thấy người đứng ngoài chính là bác nhà bà cả mới mất. Bác sau khi vào cửa hai chân đều run rẩy, nắm lấy hai vai ông ngoại tôi mà lắc, vừa lắc vừa kêu: "Cậu, cậu qua nhà giúp cháu với, mọi người trong thôn đều sợ không dám tới giúp. Nếu không sáng mai lập tức phải đưa đi chôn, chuyện ma chay không cần phải làm nữa."

Ông ngoại tôi tối qua cũng nhìn thấy mọi chuyện, tuy nói sáng mai phải đưa bà cả đi chôn là một chuyện không hay. Nhưng không hợp lẽ thường cũng phải làm, thứ hai là tới cả đạo sĩ cũng nói là có quỷ, người trong nhà cũng cảm thấy bất an. Ông nội tôi cũng nhớ tới Tra Nghiêm Vân, bảo bác tôi cứ yên tâm mà về. Sau đó ông đi gọi liễu cha tôi tới, dặn cha tôi tới nhà Tra Nghiêm Vân nhờ giúp đỡ.

Mấy năm đó, gia đình chúng tôi cũng không liên lạc nhiều với Tra Nghiêm Vân, ông cũng chỉ tới nhà tôi có vài lần, mỗi lần đều là tới miếu Tướng Quân dò xét, sau đó lại đi. Nghe nói là thời gian ông ở nhà cũng không nhiều, cũng không ai biết ông đang làm gì.

Cha tôi đi suốt đêm mới tới được nhà Tra Nghiêm Vân, vào nhà thì chỉ thấy người con trai của ông là Tra Lương. Cha tôi hỏi cha hắn đâu, Tra Lương nói cha mình mới từ vùng khác về nhà, đang ngủ. Ông cũng chỉ mới đi ngủ không lâu, cha tôi vội vàng mời Tra Nghiêm Vân thức dậy. Cha tôi đối với vị đạo sĩ này cũng tương đối cung kính, nếu như không phải là chuyện khẩn cấp, chỉ sợ cũng không dám quấy rầy.

Chỉ chốc lát sau, Tra Nghiêm Vân đi ra, khoác đạo bào hỏi cha tôi có chuyện gì. Mấy năm không thấy, nhìn Tra Nghiêm Vân càng đạo mạo nghiêm trang hơn, cha tôi kể lại mọi chuyện một lần. Tra Nghiêm Vân không chần chờ, vội vàng lấy túi càn khôn dặn dò con trai trông nhà cẩn thận, sau đó cùng cha tôi đi tới nhà bà ngoại.

Đến nhà bà ngoại tôi thì trời đã sáng, Tra Nghiêm Vân lại tiếp tục đi tới nhà bà cả xem xét. Sau một hồi kiểm tra mọi thứ, Tra Nghiêm Vân trực tiếp tới nhà lão đạo sĩ làm tang sự lúc trước, hỏi rõ mọi chuyện xảy ra hôm trước, sau đó lại quay về nhà bà tôi.

Về đến nhà bà tôi, Tra Nghiêm Vân bảo mình muốn ngủ một giấc, có chuyện gì cũng không cần lo lắng, chờ tới khi trời tối thì gọi ông dậy. Ngoài ra ông còn bảo ông ngoại tôi nói lại với gia đình nhà bà cả, mọi việc cứ để nguyên như cũ, không được đậy nắp quan tài lại, tới tối thì đích thân ông sẽ tới.

Mọi chuyện Tra Nghiêm Vân làm từ trước tới giờ mọi người đều rất khó giải thích, tất cả không thể làm gì khác hơn là ngồi chờ tới khi trời tối. Nhà bà cả bây giờ cũng sợ hãi, người trong thôn cũng không dám tới. Mấy đứa bé chúng tôi cũng được dặn dò kỹ càng, không thể vui đùa như thường ngày được.

Tới khi trời tối, bà ngoại dè dặt đi gọi Tra Nghiêm Vân dậy. Sau khi ăn cơm tối xong, cha tôi không nhịn được bèn hỏi ông lý do phải đợi tới tối. Tra Nghiêm Vân cười cười nói: “Vị đạo sĩ kia chắc sau này cũng không làm đạo sĩ nữa đâu, chỉ là một kẻ đi theo người khám nghiệm tử thi được mấy năm cũng dám tự xưng là đạo sĩ, há chẳng phải là loạn sao?

Thật giả đạo sĩ khác nhau không phải ở lời nói, hay mấy thứ võ mèo cào. Mà là ở sự hiểu đạo.

Buổi tối hôm đó, mọi người nghe nói có vị đạo sĩ đã giúp cả đội khảo cổ chữa khỏi bệnh lạ sau sự kiện miếu Tướng Quân thì đều hiếu kỳ chạy tới xem. Tối ngày hôm qua còn sợ quỷ ám, tới hôm nay lại chỉ vì hiếu kỳ mà tới. Nhưng Tra Nghiêm Vân cũng chẳng quan tâm người tới là ai, mà ông cũng chẳng khiến họ phải thất vọng.

Mọi vật trong nhà đều đã được thu dọn, bày biện đúng như ngày hôm qua, bà cả vẫn nằm trong quan tài, hương vẫn còn cháy, đèn dầu cũng chưa tắt. Mà mọi người tới xem náo nhiệt cũng chờ tới mỏi cả cổ.

Tới khoảng 8h tối Tra Nghiêm Vân mới xuất hiện tại nhà bà cả, câu đầu tiên sau khi ông đi vào nhà khiến mọi người giật mình: “Bỏ tờ giấy che trên mặt bà ấy xuống, chớ để bà chết ngạt”.

Bác tôi thấy bà cả mạch không còn đập, cũng không còn thở, người như vậy mà Tra Nghiêm Vân còn bảo là chết ngạt... Vị đạo sĩ này điên rồi sao?

Tra Nghiêm Vân thấy bác tôi vẫn bất động, lắc đầu một cái, tiến tới lấy tờ giấy vàng xuống, lần nữa lên tiếng: "Đàn ông lưu lại, đàn bà toàn bộ ai về nhà nấy. Đóng chặt cửa lại."

Ban đầu đám thôn dân muốn xem náo nhiệt còn không muốn đi, chẳng qua câu nói tiếp theo của Tra Nghiêm Vân lại vang lên: "Muốn làm người chết có thể lưu lại." Nói xong, ông vung kiếm chỉ thẳng vào tờ giấy vàng trên mặt đất, chỉ vài giây sau tờ giấy kia lập tức bốc cháy.

Đám đàn bà con gái trong thôn thấy bản lãnh của Tra Nghiêm Vân, cũng không muốn trở thành người chết. Không biết trong đám có ai hô lên, sau đó tất cả vừa hét vừa chạy, giống như đàn vịt bị lùa về chuồng vậy.

Sau khi đám đàn bà đi sạch, mấy đứa trẻ con chúng tôi cũng bị đuổi ra ngoài, được mẹ, được chị dắt về nhà. Những người ở lại đều là đàn ông, Tra Nghiêm Vân lại lên tiếng: “Hôm nay ai đã đụng chạm vào vợ thì mau về nhà”

Mấy người đàn ông ngượng ngùng gãi đầu một cái, trong tiếng cười đầy vẻ ám muội của những người còn lại, cũng rời đi nốt.

Sau khi đóng cửa lại, Tra Nghiêm Vân mặt đầy nghiêm nghị hướng về phía những người còn lại, dặn dò bọn họ khoanh chân ngồi xếp bằng dưới chiều chờ, vô luận có phát sinh chuyện gì cũng không được phát ra âm thanh. Sau đó, Tra Nghiêm Vân đưa xác của bà cả ra khỏi quan tài, đặt ở bên cạnh cửa, lại để cho bác tôi thay áo liệm cho bà, mặc lại quần áo thường dùng hằng ngày, hơn nữa bảo mấy người đàn ông khiên quan tài đi ra khỏi nhà.

Bác tôi không biết tìm đâu ra quần áo để mặc cho bà, vì tất cả đều đã bị đốt hết cả rồi. Bác vội vàng tìm được mấy cái quần áo mới của chị họ tôi, sau khi mặc quần áo cho bà xong lại để bên cạnh cửa.

Tra Nghiêm Vân bảo mọi người tắt đèn, chút nữa có xảy ra chuyện gì cũng không được hoảng sợ mà kêu lên. Tiếp đó ông bày một đạo tràng, chẳng qua là lần này chỉ có một cái linh vị và đèn, hương, không hề có thêm thứ khác.

Tra Nghiêm Vân ngồi tĩnh tọa trên chiếu, hai tay khoanh lại, chẳng qua bao lâu đã nhập định. Đoạn này tôi cũng không biết rõ ràng, chỉ có thể từ góc độ của Tra Nghiêm Vân mà tự thuật lại, bởi vì mọi người tại đó cũng chỉ biết được kết quả, cũng không biết hung hiểm trong đó.

Thật ra thì chiêu này của Tra Nghiêm Vân chính là xuất hồn, về phần tại sao muốn chỉ có đàn ông cường tráng ở lại là để mượn dương khí của bọn họ, tránh nhiễm âm khí quá nặng mà ảnh hưởng.

Nếu không phải nhìn ra mọi chuyện thì ông cũng không muốn nhận chuyện này, bởi vì âm tào địa phủ cũng không phải là nơi mà đạo sĩ muốn tới thì tới, muốn đi thì đi.