Thiên Đạo Đồ Thư Quán

Chương 174: Đến lượt ngươi (2)




Không lâu sau, Nguyên Ngữ đại sư dừng bút lại.

Bộ Sơn lâm điểu tước đồ này đã được vẽ xong.

- Ha ha, đã lâu không vẽ, bút pháp có chút không thông suốt, bêu xấu rồi!

Thả bút lông xuống, Nguyên Ngữ đại sư cười cười, nói:

- Lục Trầm, đến lượt ngươi!

- Được!

Lục Trầm đại sư cũng không từ chối mà đi vài bước tới trước bàn, bút lông di chuyển, bắt đầu vẽ trên giấy.

Tuy rằng đều là đại sư thư họa cảnh giới thứ ba, thế nhưng rõ ràng khi Lục Trầm vẽ tranh càng thuận buồm xuôi gió hơn, cũng càng nhẹ nhàng hơn.

Thứ hắn vẽ là một con sông, bên trên có một chiếc thuyền con trôi nổi, không có sóng lớn, không có mưa to gió lớn, thế nhưng lại làm cho người ta có một loại cảm giác ngược gió tiến lên, vật lộn cùng sóng lớn. Người trên thuyền, tuy chỉ có lác đác hai bút, thế nhưng lại mang theo cảm giác không sợ nguy hiểm, cương nghị, dũng cảm tiến tới, khiến cho người ta vừa nhìn đã thấy nhiệt huyết sôi trào.

- Vẫn là kỹ năng của Lục lão đệ cao hơn một bậc!

Còn chưa vẽ xong, Nguyên Ngữ đại sư đã không nhịn được cảm khái một tiếng.

Tuy rằng hắn cũng am hiểu vẽ tranh, tiếng tăm cũng rất vang dội, thế nhưng so với Lục Trầm, vẫn chênh lệch một đoạn dài.

Sơn lâm điểu tước đồ không kém, ý cảnh cũng không sai, thế nhưng nếu cẩn thận cân nhắc, so với ý cảnh trong bức họa này của Lục Trầm vẫn còn kém hơn không ít.

Hắn chỉ là miêu tả sự yên tĩnh và huyên náo của núi rừng ra, mà đối phương lại thể hiện sự tranh đấu của nội tâm, trình độ cao hơn hắn không chỉ một bậc.

- Thế nào? Có thể nhìn ra cái gì không?

Cảm khái xong, Nguyên Ngữ đại sư cười khanh khách nhìn về phía hai người Bạch Tốn, Hoàng Ngữ.

- Bộ Giang Lưu đồ này của Lục đại sư bộ ta có thể nhìn ra đại sư đã dùng ba loại phương pháp vẽ tranh, mười hai loại bút pháp. Dường như còn có cái bóng của thư họa đại sư Trần Kiều nổi danh tám mươi năm trước.

Hoàng Ngữ suy nghĩ một chút rồi nói.

Trần Kiều, nữ thư họa đại sư nổi danh trong Thiên Huyền Vương quốc, tên tuổi nổi như cồn, hạ bút tinh tế, am hiểu núi và nước. Đặc biệt là vẽ nước, có thể nói là nhất tuyệt, được khen là đệ nhất nhân trong ba trăm năm qua của Thiên Huyền Vương quốc.

- Ta cũng nhìn ra...

Bạch Tốn vội vã nói tiếp.

- Được, xem như cũng có chút ánh mắt!

Nguyên Ngữ đại sư cười rồi gật đầu.

- Ba loại phương pháp vẽ tranh? Mười hai loại bút pháp?

Trương Huyền ở bên cạnh không khỏi im lặng.

Dưới cái nhìn của hắn, vị Lục Trầm đại sư này đang nắm bút lông vẽ linh tinh, căn bản không nhìn ra được cái gì đặc thù cả.

Tuy rằng thông qua thư tịch màu vàng chuyển hóa tất cả thư tịch từ khi sống lại tới nay thành tri thức của bản thân. Thế nhưng hầu như đều là thư tịch liên quan tới công pháp, võ kỹ và luyện đan. Thư tịch liên quan tới thư họa, trên cơ bản hắn chưa từng xem, gần như một chữ cũng không biết.

- Ha ha, Nguyên huynh khiêm tốn rồi!

Trong lúc nói chuyện, Lục Trầm đại sư cũng đã vẽ xong bộ Giang Lưu đồ này. Hắn nở nụ cười, nói một tiếng rồi đi tới:

- Mấy ngày trước đây ta đi du lịch trên Bôn Mã giang, tích lũy tâm tình rất lâu, biểu lộ cảm xúc cho nên mới có thể kỹ cao hơn một bậc. Nguyên huynh cả ngày trị bệnh cứu người, không nhàn nhãn như ta. Nếu huynh giống như ta, tâm cảnh thoải mái, say mê thư họa, chỉ sợ ta sẽ theo không kịp huynh a!

- Vẽ tranh coi trọng thiên phú, ta cảm thấy thiên phú không bằng ngươi, cho nên mới đi theo con đường y giả!

Nguyên Ngữ đại sư khẽ lắc đầu.

- Được rồi, hai lão già chúng ta không nên thổi phồng lẫn nhau nữa a. Nếu nói người chân chính có thiên phú, còn phải nói tới Trương Huyền tiểu huynh đệ nha. Chưa tới hai mươi đã nắm giữ kiến thức họa đạo cao thâm như vậy, chắc hẳn ở trên phương diện vẽ tranh cũng không yếu hơn so với hai lão già chúng ta.

Lục Trầm đại sư cười cười, khẽ lắc đầu. Hắn nhìn về phía Trương Huyền rồi làm thủ thế mời, nói:

- Hiện giờ hai chúng ta đều đã vẽ xong, Trương Huyền tiểu huynh đệ, tới phiên ngươi!

Xoạt Xoạt.

Hắn vừa mới dứt lời thì ánh mắt của mọi người đã đồng loạt nhìn về bên này.

Nguyên Ngữ đại sư cũng gật gù, trong mắt mang theo vẻ hiếu kỳ.

Chuyện về Trương Huyền hắn đã nghe Lục Trầm nói, mặc dù đối với người sau mà nói... Không có chút nghi ngờ nào. Thế nhưng khi nhìn thấy hắn còn trẻ như vậy, trong lòng vẫn còn có chút không thể tin được.

Thư họa nhất đạo không giống như là võ công, không phải thiên phú cao là được, còn cần cảm ngộ đối với nhân sinh, nắm giữ rất nhiều đối với sinh mạng thì mới có thể lĩnh ngộ được càng nhiều thứ. Coi như là hắn, cũng phải trị liệu cho vô số bệnh nhân, có cảm ngộ mới thì lúc này mới khiến cho thư họa tăng nhanh như gió, đạt đến trình độ như hiện tại.

Tên Trương Huyền này còn chưa tới hai mươi, coi như trời sinh thích hợp với thư họa, nhiều nhất cũng chỉ có cơ sở vững chắc, đạt đến cảnh giới lục thực, muốn đạt đến linh động, ý tồn... E rằng còn cần rất nhiều để mài giũa a.

Đương nhiên, lời này hắn vẫn chưa nói ra, như vậy chung quy vẫn không quá lễ phép.

Giờ khắc này, nghe thấy Lục Trầm đại sư nói mời đối phương vẽ tranh, hắn không nhịn được muốn nhìn một chút. Để xem rốt cuộc tên này có thể đạt đến trình độ gì.

Ngay cả trong mắt Bạch Tốn, Hoàng Ngữ cũng mang theo vẻ hưng phấn.

Lần trước Trương Huyền thể hiện thần uy, nhìn ra sai lầm, thiếu sót trong bức tranh, chỉ điểm giang sơn, phóng khoáng vô cùng. Khiến cho người ta kính phục không ngớt. Bọn họ cũng rất muốn biết, vị Trương lão sư không lớn hơn bọn họ bao nhiêu này, rốt cuộc đã đạt đến cảnh giới cỡ nào mới có thể làm cho Lục đại sư tâm phục khẩu phục như vậy.

- Ta?

Nhìn thấy ánh mắt tha thiết của mọi người, đầu Trương Huyền như phình to ra.

Vốn hắn tưởng rằng đối phương chỉ tùy tiện nói một câu như vậy, ai ngờ lại muốn bản thân hắn vẽ vời a.

Cái gì hắn cũng không biết làm sao vẽ tranh được chứ?

Cũng không thể vẽ ra gà con, lại thêm một cái vòng sáng, sau đó gọi nó là chim thần Phượng hoàng nha.

Nếu thực sự là như vậy, sợ rằng hôm nay hắn cũng không cần phải đi nữa, nhất định sẽ bị đánh cho chết tươi.

- Cái này... Cái này... Ta có thể xem thư tịch một lúc rồi lại vẽ được không?

Gãi đầu một cái, cố nén sự lúng túng, Trương Huyền nói.

Chú thích:

Kinh hồng: mềm mại.

Sơn lâm điểu tước đồ: Chim tước trong rừng núi.