Thiên Kim Làm Vợ Kế

Chương 33: Chúc tết




Sau khi ba người trở về nhà đã thấy mọi người đều đứng nghênh đón ở sảnh chính, Tiết Uyên rất thích thú với mấy con diều mà ba người họ mua về, Tiết Uyên có ăn lại có chơi bèn liếng thoắng hỏi xem khi nào họ mới xuất môn lần nữa. Tiết Đinh nhận lấy con diều, ánh mắt cậu bé cũng ánh lên niềm vui, cầm trong tay ngắm ngắm nghía nghía.

Nhược Thủy thấy các con mình vui vẻ như thế thì hài lòng lắm, nàng vừa cười vừa bảo: "Bây giờ đã sắp vào đông rồi, chưa thả diều được. Các con đợi đến khi hoa nở xuân về thì rủ các bạn cùng ra ngoài thành chơi." Ba đứa nhỏ reo hò vui sướng, trong khi đó Thẩm Mộ Yên lại nhíu mày bĩu môi, định nói gì xong lại thôi.

Đợi đến khi Tiết Đinh trở về phòng, cậu bé bèn nói với nha hoàn: "Tỷ cất giúp ta thứ này đi, đừng để thứ gì đè nặng lên, cũng đừng đặt ở nơi quá bụi, sau này còn lấy ra dùng."

Thẩm Mộ Yên nghe vậy lập tức ngắt lời: "Đặt ở đáy rương là được rồi. Người ta đi chơi, con cũng đi chơi thì sao trổ hết được tài năng chứ. Sang năm con đã bảy tuổi rồi, cũng nên bắt đầu chuẩn bị vào thượng thư viện là vừa. Không thể ham chơi nư những đứa trẻ khác, hi vọng của di nương đều đặt cả vào con đó."

Từ mấy tháng trước, Thẩm Mộ Yên đã tiêm vào đầu Tiết Đinh rằng thị ta và Tiết Đinh sau này ra sao đều trong vào việc học của Tiết Đinh có thành công hay không. Nước chảy đá mòn, qua thời gian, tư tưởng kia hằn dấu trong đầu đứa trẻ. Trong đầu cậu bé đã mặc nhiên cho rằng nhất định phải học hành mới được. Tiết Đinh sờ con diều kia, lí nhí nói: "Con biết rồi di nương."

Lại nói Nhược Thủy vừa tất bận chuẩn bị lễ mừng năm mới cho nhà, vừa gấp rút hoàn thành đồ thêu tặng cho Diêu thái phó và Diêu lão phu nhân. Nhược Thủy thấy thêu thứ gì lớn e là không kịp, cho nên quyết định sẽ thêu tặng Diêu thái phó một cái quạt, tặng Diêu lão phu nhân một túi đựng tiền.

Quá trình hoàn thành tặng phẩn này không làm khó được Nhược Thủy. Nhược Thủy đích thân tìm nhiều mẫu hoa văn đa dạng, Tiết Minh Viễn nhìn mấy thứ hoa văn phong phú kia cũng vui vẻ mà rằng: "Đẹp quá, nương tử vẽ hoa cỏ mà sống động như thật, chi bằng thêu xong lễ vật cho nhạc phụ nhạc mẫu, nàng cũng thêu cho ta vài món chứ nhỉ." Nhược Thủy đương nhiên vui vẻ đồng ý.

Thế nhưng chỉ hơn mười ngày sau, Nhược Thủy hân hoan đem thành phẩm cho Tiết Minh Viễn xem. Tiết Minh Viễn cầm thứ kia trong tay, dù cố gắng thế nào cũng không tìm thấy bóng dáng hoa văn hôm trước. Đây là hoa cỏ sao? Sao trông như vừa bị ai đó giẫm đạp lên...

Tiết Minh Viễn ho khan một tiếng rồi nói: "Dù sao nương tử khổ công thêu mấy thứ này cũng vất vả rồi, mấy thứ đồ của vi phu không nên nhọc đến nương tử nữa. À phải, đồ đưa về kinh cũng chỉ là chút quà mừng năm mới, tặng nhạc gia một ít bạc trắng, thêm vài thứ thổ sản là tỏ rõ tâm ý của chúng ta rồi." Thứ này mà tặng về nhà mẹ, e là Nhược Thủy sẽ bị mắng mất. Chỉ là không mắng thẳng trước mặt Nhược Thủy mà thôi.

Chớp mắt đã đến năm mới, đêm ba mươi, hai nhà Tiết Minh Hiên - Tiết Minh Viễn cùng nhau quây quần. Trong chính đường ở phủ Tiết Minh Hiên, cơm nước đã được dọn lên tưng bừng náo nhiệt vô cùng, chẳng khác gì đã qua năm mới. 

Mùng một đầu năm, theo lệ cũ là phải quay về tổ trạch Tiết gia. Trông vẻ mặt như bị ai thiếu hai trăm lượng của Nhị thúc nhà họ Tiết thật chẳng hợp với không khí tươi vui hiện tại. Nam nhân nhà họ Tiết bái lạy ở từ đường xong đã quay về chính đường nghe giáo huấn.

Nội dung của năm này là về thế cục bất ổn trong kinh thành, Tiết gia cũng có làm ăn ở đấy nên bị ảnh hưởng khá lớn. Song trụ cột kinh thương vẫn là ở Hàng Châu chứ không phải kinh thành, cho nên lợi nhuận năm nay dù có, nhưng cũng ít hơn năm trước, năm sau sẽ nỗ lực nhiều hơn. Chuyện này Nhược Thủy mới được nghe qua lần đầu, hóa ra cũng còn được nhận tiền lời, nàng vốn cho rằng đã ra riêng thì chuyện này không liên quan đến nhà mình. Thế nhưng Nhược Thủy lại chú ý đến nụ cười lạnh lùng của Tiết Minh Viễn khi nghe đến vấn đề này.

Sau khi cầm chắc tiền lời trong tay, Nhược Thủy liền hiểu được ý nghĩa bên trọng nụ cười nhạt kia. Sản nghiệp nhà họ Tiết lớn như thế, ấy thế mà tiền lãi chia đến tay Tiết Minh Viễn chỉ hơn bảy trăm bạc. Dù rằng lợi nhuận của Tiết Minh Viễn không thể so sánh với tổ nghiệp của Tiết gia, thế nhưng lợi tức hằng năm cũng đã trên hai vạn lượng. Xuất ra bảy trăm lượng này cho mọi người, vị Nhị thúc kia cũng nói ra được mà chẳng lo mất mặt.

Lĩnh bạc xong, Tiết Minh Viễn và Tiết Minh Hiên vẫn theo lệ cũ không dùng cơm ở nhà tổ, cả hai người lập tức đi ngay. Nhược Thủy và Tiết Minh Viễn ngồi một xe, ba đứa nhỏ ngồi một xe. Trên xe, Nhược Thủy vẫn ngạc nhiên nhìn số bạc vừa linh được, Tiết Minh Viễn thấy Nhược Thủy như thế bèn mỉm cười nói: "Thật ra năm xưa khi tổ phụ ra riêng, mỗi phòng đều có cửa hàng. Sản nghiệp của tổ tiên đương nhiên không thể phân chia, nhưng tổ phụ nhiều năm làm ăn, chẳng cái gìn giữ được cái đã có mà còn mở rộng thêm. Cho nên mấy người con ít nhiều cũng chia chác được vài thứ."

Tiết Minh Viễn nhìn ra phía ngoài cửa sổ, giọng y chùng xuống: "Năm xưa phụ thân đảm trách việc kinh thương trên sản nghiệp của tiên tổ, ngoại trừ Nhị thúc, mấy vị thúc thúc kia đều dựa vào phụ thân, cho nên cửa hàng không bị phân chia, ngôi nhà kia cũng không bị xâu xé. Sau này khi phụ thân qua đời, tổ mẫu và Nhị thúc nhanh chóng khống chế toàn bộ gia sản trong tay. Tổ mẫu rất tàn nhẫn, thậm chí còn mời cả quan gia đến, lấy đủ thứ lý do cự tuyệt cách làm của tổ phụ, tình hình khi ấy cũng lộn xộn chẳng ra gì. Về sau lại đuổi Tứ thúc và Ngũ thúc ra ngoài, chỉ cho chút vốn ít ỏi. Lợi nhuận cũng theo đó mà chia tới."

Tiết Minh Viễn nói ngắn gọn, những chuyện bên trong không cần kể lại tỉ mỉ thì Nhược Thủy cũng có thể tưởng tượng ra được tình cảnh máu chảy đầu rơi giữa người nhà Tiết gia năm ấy. Nhược Thủy nhẹ nhàng hỏi: "Thiếp nhớ là chàng từng nói năm xưa phụ thân cũng phát triển gia nghiệp, tự thân mở vài cửa hàng, có phải khi đó cũng bị thu hồi lại?"

Tiết Minh Viễn gật đầu: "Ừm, Nhị thúc nói những cửa hàng đó đều ra bạc kiếm được từ sản nghiệp tổ tiên xây dựng nên, cho nên cũng coi là một phần sản nghiệp của tổ tiên. Trước đây phụ thân là đích trưởng tử, cho nên tổ phụ cũng không chia riêng cho phụ thânthứ gì. Về sau tình hình xấu đi, cuối cùng ta và ca ca đến một món đồ trong tay cũng không có, hai gia giận dữ nên đem theo đồ đạc của mẫu thân bỏ ra ngoài. Lợi nhuận này được trích ra cũng vì Nhị thúc luôn nói thúc ấy thấy thương cảm cho hai đứa trẻ bơ vơ chúng ta."

Nhược Thủy vừa nghe đã thấy nhập nhằng rối mù. Năm xưa tổ phụ giao sản nghiệp cho phụ thân của Tiết Minh Viễn, sau đó giao việc kinh thương của bản thân cho những người con khác. Phụ thân của Tiết Minh Viễn vừa duy trì sản nghiệp tổ tiên vừa thuận tiện giúp đỡ các đệ đệ khác kiếm lời. Về sau phụ thân qua đời, Nhị thúc bèn đoạt lại tất cả, rồi quang minh chính đại nói đó là sản nghiệp của tổ tiên, phải do con thứ kế thùa, chứ không phải cháu đích tôn. Vì thế mà sản nghiệp vốn thuộc quyền thừa kế của Tiết Minh Viễn cũng mất, còn chẳng có thứ gì trong tay, không ngờ Tiết Minh Viễn đã tách khỏi Tiết gia như thế. Chẳng trách khi hai người thành thân ngay cả lễ tiết bình thường Nhị thúc nhà họ Tiết cũng không được hưởng.

Tiết Minh Viễn khẽ nói rằng: "Mấy cửa hàng mà phụ thân mở là tâm huyết của người, vốn không dùng đến một đồng của nhà chính. Thế nhưng khi ấy chúng ta còn quá nhỏ, rất nhiều chuyện còn chưa hiểu, bây giờ đã trưởng thành rồi, một ngày nào đó ta sẽ giành lại những cửa tiệm kia về tay mình!"

Mùng hai năm mới, Tiết Minh Hiên muốn đến nhà thượng ti chúc tết, chính là nhà của Chu đại nhân. Năm ngoái Tiết Minh Hiên mặt dày để Tiết Minh Viễn đi thay, cốt là muốn Tiết Minh Viễn thông qua mối quan hệ của mình quen biết mấy vị đại nhân trong chốn quan trường. Năm nay Tiết Minh Viễn lại đường hoàng nhận được thiếp mời. Tiết Minh Hiên ngắm nghía tấm thiếp rồi bàn luận về những thay đổi của Tiết Minh Viễn với Tiết đại tẩu, họ cảm thấy cưới được người vợ như Nhược Thủy đúng là lựa chọn chính xác. Nhà mình giúp giải quyết chuyện chung thân đại sự của Nhược Thủy, cũng là có thêm đệ muội chung với Chu đại nhân. Huống chi vị đệ muội này cũng rất có năng lực.

Hôm nay cả nhà cùng nhau xuất phát đến nhà Chu đại nhân, Tiết Minh Viễn dẫn Nhược Thủy và ba đứa nhỏ cùng đến chúc tết. Xe ngựa vừa đến Chu phủ, trước của phủ ngựa xe như nước. Người ta cũng phải mừng năm mới thăm người thân, cho nên đều theo lệ mà đến nhà thượng ti chúc tết vào mùng hai. Chu đại nhân là tri phủ Đài Châu, ngoại trừ thủ phủ Đài Châu còn có sáu huyện, ngày hôm nay đều cùng đến chúc tết. Thêm vào đó là các chủ nhân nhà thế gia cũng đến, thế nên trước cửa mới chật như nêm.

Tiết Minh Viễn thân mật vỗ về bàn tay của Nhược Thủy, nhẹ nhàng bảo: "Không sao, đừng lo lắng, tuy hôm nay hơi đông người nhưng họ cũng chẳng chú ý đến chúng ta. Chúng ta lộ diện là tốt rồi, không quan trọng có quen thân với gia chủ hay không."

Nhược Thủy cười ngọt ngào rồi gật đầu, vỗ về đám nhỏ đang hồi hộp không kém: "Lát nữa đừng chạy lung tung, cứ đi bên cạnh mẫu thân là được." Về phần Nhược Thủy, sao nàng có thể lo lắng vì thấy nhiều người chứ, dạo trước nhà nàng vào dịp này còn khoa trương gấp mấy lần.

Tiết Minh Viễn và Tiết Minh Hiên đi về gian trước, Nhược Thủy thì theo Tiết đại tẩu dẫn bọn nhỏ đến nhà sau.

Chu đại nhân và mọi người đang ngồi ở chính đường trò chuyện, xung quanh còn có mấy vị huyện lệnh và vài tên thuộc hạ. Sau khi Tiết Minh Viễn bước vào chào hỏi, Chu đại nhân bèn cười ha hả: "Đây chẳng phải là Minh Hiên đệ đệ sao, đúng là nhân tài tiêu biểu. Ta nghe nói đệ làm ăn rất khá, tuổi trẻ bây giờ tiền đồ xán lạn, hơn hẳn chúng ta ngày trước."

Những người còn lại cũng phụ họa góp vui, Tiết Minh Viễn lần đầu tiên nhận được đãi ngộ nhường này, cũng coi như là có chút mặt mũi với các ông lớn, bèn cố gắng tươi cươi hòng tự trấn an.

Nhược Thủy vừa bước vào đã bị Chu phu nhân kéo lại bên người ân cần hỏi han, những người khác ai nấy đều tò mò không biết cô gái này là người phương nào, sau đó có người bảo rằng cô nương nọ do một nhà thân thiết với Chu phu nhân gả đến từ kinh thành, bây giờ là đệ muội của Tiết huyện lệnh. Ai nấy đều chào hỏi thân thiết, nể mặt ba phần, bầu không khí lúc này thân thiện như người cùng một nhà. Chu phu nhân nhân lúc trống trải mới hỏi Nhược Thủy thời gian qua ra sao, tuy rằng đã gửi thư nhưng không thể bằng thăm hỏi người thật.

Nhược Thủy hạnh phúc nói rằng nàng sống rất tốt. Chu phu nhân tỉ mỉ quan sát từ trên xuống dưới, thấy Nhược Thủy da dẻ hồng hào, cơ thể cũng đẫy đà hơn khi vừa đến biết là nàng không nói dối, an tâm gật đầu. Hễ là chuyện giúp Diêu gia thì không thể qua loa, năm nay Chu đại nhân phải về kinh thuật chức, ông đã đắc nhiệm chức tri phủ Đài Châu hai kỳ, nên lần này phải đến một nơi khác.

Giang Chiết trù phú đông đúc, nơi ấy ai ai đều mong được nhưng Chu đại nhân lại chẳng muốn đi, song lệnh đã ban, nhất định lần này phải đổi nơi. Hơn nữa rất nhiều người sau khi làm quan ở Giang Chiết được điều về kinh thành, lần này có thể nói là liều mạng một phen. Bởi lẽ làm quan trong kinh rất hậu, nhưng lên voi xuống chó thất thường, chẳng dễ dàng gì. Chu đại nhân đang lo lắng không biết sẽ ra sao, phải giải quyết thế nào cho chu toàn.

Lần trước Diêu thái phó cố ý phái đại quản gia Diêu Trung đến truyền tin, cốt là hỏi họ xem lần đổi chức này có kế gì. Nếu muốn tiếp tục ở ngoài kinh thì không thể đến Giang Chiết, chẳng phải còn có Giang Tô đó sao, nơi ấy cũng phồn hoa, tấp nập chẳng kém. Nếu muốn làmquan trong kinh cũng không phải không có cách, Lại bộ, Hộ bộ không phải không thể vào. Chu đại nhân vẫn muốn ở ngoài kinh, thực lực nhà mình trong kinh chưa đủ, trèo cao cũng chẳng được ích lợi gì nên muốn làm quan ở bên ngoài, vừa có thể diện lại vừa thiết thực.

Những chuyện này đều là bánh ít có đi, bánh quy có lại, ông giúp tôi thì tôi giúp lại ông. Chu phu nhân liên tục hỏi han xem Nhược Thủy có chuyện gì cần giải quyết thì mau mau nói, nếu có thể giúp thì bà sẽ giúp vào một tay!