Thiên Tống

Chương 246-1: Tập kích bất ngờ (1)




Ý của Trẫm? Trẫm chẳng có ý gì cả.

Triệu Ngọc nói:

Thái Thượng Hoàng hôn quân vô đạo, tiếp theo sẽ còn có mấy Thái Thượng Hoàng giống như vậy nữa chứ?

.........

Âu Dương nói:

Bệ hạ, bình thường vẫn có minh quân mà.

Triệu Ngọc phất tay nửa vòng, hỏi:

Thấy cái gì không?

“Không nhìn thấy gì cả.”

“Cung sâu, tường cao.”

Triệu Ngọc lắc đầu rồi nói:

Sau khi Võ Tắc Thiên lên làm Hoàng Đế có lẽ cũng đã từng hối hận, sao mình phải làm Hoàng Đế chứ. Âu Dương, nếu có thể thuận lời bình định Liêu-Kim, Trẫm cũng muốn làm Thái Thượng Hoàng. Phồn vinh của Đại Tống là do Trẫm tạo ra, không lẽ trâm không nên hưởng thụ nó sao?

Âu Dương dè dặt hỏi:

Vậy không biết là Bệ hạ có ứng cử viên nào chưa?

Âu Dương đúng là Âu Dương, Lý Cương vừa nghe nói liền bị dọa cho chết khiếp, sau đó liền bảo không có Trẫm không được.

Triệu Ngọc nói:

Ứng cử viên sao, đều không hài lòng lắm.

Dù sao thì cũng không phải là con của mình.

Suýt nữa thì Âu Dương đã nói thành tự mình sinh lấy một đứa, có phải là con mình không là vấn đề rất then chốt, là con của mình thì mình thương, mình yêu, hận là không thể hái hết sao trên trời cho nó ý chứ.

Lời hôm nay, trong lòng khanh hiểu rõ là được.

Triệu Ngọc nói:

Trẫm cũng chỉ nghĩ nếu tương lai có cần đến thì khanh và Lý Cương có thể giúp Trẫm phân ưu.

Âu Dương cười nói:

Bệ hạ làm Thái Thượng Hoàng, vi thần sẽ dẫn Bệ hạ đi dạo một vòng Đại Tống.

Khanh thật là không biết nói chuyện.

Triệu Ngọc khẽ cười, cũng không so đo, tính toán làm gì, Âu Dương là người như thế, không bao giờ cố sống cố chết can ngăn. Nếu ngươi không làm thì ta sẽ dẫn ngươi đi chơi. Triệu Ngọc nhìn về phía xa, thầm nghĩ:

Không biết Trương Tuấn thế nào rồi?

.....

Sau mấy ngày, Trương Tuấn mới phát hiện ra mình gặp phải một chuyện phiền phức như thế, vì tin tức không thông, thám báo trong Liêu quốc đều do người Liêu điều khiển.

Trương Tuấn căn bản không biết vì sao hàng hóa đến trễ mà lại không có chút tin tức gì. Mắt nhìn thấy mình cách sông Địch càng ngày càng xa, thời gian giao hẹn hội sư với hạm đội Hàng Châu lại ngày một đến gần, lòng đầy lo lắng, vì thế liền tìm Tiết Bính bàn bạc.

Sau khi thương nghị, hai người đều cho rằng có lẽ có vấn đề gì đó với lô hàng kia. Nếu đã xảy ra vấn đề thì phải giải quyết thế nào đây?

Ý kiến hai người có phần bất đồng. Điểm giống nhau là trước hết phải lấy được Lai Châu, nhưng sau đó thì Tiết Bính cho rằng hàng hóa, vật tư khẩn trương, tứ bề địch mạnh bao quanh, thế là đã không đạt được mục đích chiến lược rồi, nên rút lúi theo đường biển. Chủ trương của Trương Tuấn là cố thủ Lai Châu chờ cứu viện.

Tiết Bính không đồng ý, lấy tư liệu và bản đồ mà Tư gia cung cấp ra và nói:

Trương tướng quân xem này, phía Bắc của chúng ta có mười vạn Liêu binh ở Thông Châu, một vạn năm trăm binh ở Cẩm Châu. Tây có tám vạn binh của phủ Đại Định, Nam có tám vạn quân phòng giữ sông Địch, gấp sáu lần binh lực của ta, lấy lại Lai Châu, thời gian quân ta chuẩn bị chiến sự cũng chỉ có hai ba ngày. Hơn nữa, trang bị của quân ta cũng không bằng Liêu quân. Liêu quân ở vùng phụ cần có khoảng một trăm năm mươi khẩu đại bác có tầm bắn chừng năm trăm bước, hơn tám trăm xe hỏa tiễn, súy thủ pháo thì vô số kể. Lại thêm chuyện đất Lai Châu thấp, không lợi cho việc phòng thủ, một khi phát hiện ra ý đồ của chúng ta, ba mặt bao vây, trừ việc hoảng sợ mà nhảy xuống biển ra thì không còn lựa chọn nào khác.

Trương Tuấn lại nói:

Những nơi này đều là nơi trữ lượng binh hùng, tướng mạnh của Liêu quốc. Phỏng chừng hỏa khí của Kim quốc đều nằm ở chỗ này. Bọn chúng dám lấy ra toàn bộ, chúng ta phế của chúng một nửa. Vả lại, người ta còn phải giữ lại một phần hỏa khí ở phủ Lâm Hoàng, áp lực của Lai Châu chưa chắc đã không thể chống đỡ. Tiết tướng quân còn quên mất một điểm, người Nữ Chân vẫn đang ở phủ Hoàng Long. Binh mã Thông Châu dám xuôi Nam Lai Châu sao? Sơ ý một chút, người Nữ Chân xông đến, lấy mất Thông Châu, thế thì có thể thẳng tay tấn công phủ Lâm Hoàng.

Tiết Bính lắc đầu:

Không có ý nghĩa, kế hoạch ban đầu của chúng ta là thu hút kẻ địch ở Tây, Nam đến chi viện cho Lai Châu, để quân Tây Bắc và Vĩnh Hưng đánh bọc sường. Nếu tình hình hàng hóa, vật tư trước mắt của chúng ta như thế này thì Liêu quốc không chỉ không tập trung chi viện cho Nam, Tây Nam mà ngược lại sẽ là đánh cỏ động rắn, lấy phủ Lâm Hoàng là trung tâm thì viện binh khó mà trú ngụ ở hướng Nam và Tây được.

Thêm vào đó là cấm vệ quân do hạm đội Hàng Châu vận chuyển, lão tử có năm vạn binh, hắn dám không phái chi viện, lão tử sẽ thẳng tay tiến đánh phủ Lâm Hoàng.

Trương Tuấn cảm thấy cách dùng từ của mình có chút không thỏa đáng, bèn nói:

Quân lệnh mà bản tướng tiếp nhận là cố thủ Lai Châu, đợi thời cơ chiếm lĩnh Cẩm Châu. Quân lệnh như sơn, biết rõ là sẽ chết, bản tướng cũng không có gì phải tiếc. Bản tướng chỉ hi vọng giám quân đại nhân phối hợp với bản tướng ước thúc binh lính.

Lời đã nói đến nước này rồi, còn có thể thế nào được nữa? Tuy Tiết Bính là giám quân, nhưng cũng là tham mưu và giám thị, có trách nhiệm dẹp trừ phản loạn, chiến lược biến hóa, lộ tuyến hành quân thay đổi, giám quân không có quyền tham dự vào. Tiết Bính chỉ có thể ôm quyền nói:

Tiết mỗ sẽ dốc hết khả năng.

Đa tạ, người đâu.

Trương Tuấn dặn dò thân binh:

Phái người truyền lệnh cho hậu quân, lập tức truy đuổi tập kích quân chủ lực.

Vâng!