Toái Ngọc Đầu Châu

Chương 18: Anh cứ ôm đó!




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Toái ngọc đầu châu

Tác giả: Bắc Nam

Edit: Dú

Chương 18 – Anh cứ ôm đó!

Bên cạnh chợ vật liệu Villeurbanne là một nhà hàng Pháp, hồi trước kinh doanh rất ế ẩm, sau đổi sang bán sữa đậu nành và bánh quẩy nên dần khấm khá hơn. Lúc này Kỷ Thận Ngữ đang ngồi trên chiếc sofa da, thưởng thức hoa tươi lẫn nến trên bàn, ăn bánh quẩy kèm dưa muối... Khẩu vị lẫn tâm trạng phức tạp y như nhau.

Đinh Hán Bạch kể: "Vào thời kỳ bị xâm lược, đây là một khách sạn người Pháp mở, tên là khách sạn Villeurbanne. Sau này chợ vật liệu không đổi tên, buôn bán tốt, rất nhiều người nước ngoài toàn đến đây giao dịch, hàng nhập khẩu cũng nhiều nhất. Còn về nhà hàng này thì, mấy năm trước đổi chủ, không động vào bất cứ thứ gì, chỉ chuyển thành đồ Trung Quốc thôi."

Kỷ Thận Ngữ im lặng nghe phổ cập kiến thức, uống hết một cốc sữa đậu nành, sau đó giữ sót lại một ít rồi bám theo Đinh Hán Bạch rời đi. Khách hàng đang lui tới trong chợ, trừ bán vật liệu ra thì cũng không hề thiếu các cửa hàng bán thành phẩm, rất đáng dạo một vòng.

Kỷ Thận Ngữ đứng trước một tủ quầy kính, bị hấp dẫn bởi một mặt hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh xảo, "Sư ca ơi, đây đều là đồ cổ nước ngoài ạ?" Cậu xoay mặt sang hỏi, "Hay là đồ giả cổ?"

Đinh Hán Bạch nói: "Đồ giả cổ thôi, nhưng tay nghề thợ lẫn chất gỗ đều tốt cả."

Trong tủ kính là một chiếc bàn tròn trắng tinh, trên bàn là một cặp chân cắm nến nhiều tay phong cách Baroque mạ vàng, và một bộ trà cụ bằng bạc phong cách văn hóa Phục Hưng, Đinh Hán Bạch thấy cái vẻ mê mẩn của Kỷ Thận Ngữ bèn hỏi, "Thích à?"

Kỷ Thận Ngữ vẽ tên tấm thủy tinh, đẹp, thích ạ.

"Vậy cậu mua cái tách về mà uống trà." Quan niệm của Đinh Hán Bạch rất đỗi đơn giản, thích thì nhích thôi. Kỷ Thận Ngữ vẫn suy nghĩ nhiều: "Đồ trong nhà toàn là kiểu Trung cả, không hợp rơ, đợi sau này em sống ở biệt thự hẵng mua."

Đinh Hán Bạch hỏi: "Vậy khi nào ngài sẽ sống ở biệt thự thế?" Lòng hắn thầm nghĩ, sáng nay còn lề mà lề mề lục lọi quỹ đen ra kiểm kê, thế mà sống biệt thự gì, có mà sống ở nhà ngang ấy.

Hắn có một thứ khí chất bẩm sinh, dù không nói năng gì cũng có thể bộc lộ suy nghĩ. Kỷ Thận Ngữ ngoái đầu nhìn hắn một lát thì nhìn thấu hắn đang oán thầm điều chi. Dạo qua dạo lại, chẳng hề giao tiếp lấy một lời, cũng chẳng biết còn giữ lời hứa tặng vòng tay không đây.

Có một cửa hàng nọ, chủ yếu toàn bán đá Tiết Gà, nhũ đỏ và màu trắng giao thoa, đẹp khôn cùng. Bức tượng trắng đỏ mà Kỷ Thận Ngữ đã tặng cho Khương Thải Vi cũng giống như vậy, chẳng qua nó trong suốt hơn, nên về màu sắc cũng kém hơn.

Da Khương Thải Vi trắng, nếu đeo với màu này thì chắc chắn sẽ rất đẹp. Cậu vẫn muốn trưng cầu ý kiến của Đinh Hán Bạch nữa, nào ngờ Đinh Hán Bạch lại nói: "Đá Tiết Gà không tệ, lấy cái này làm cho anh đi."

Kỷ Thận Ngữ đành hỏi: "Hay em làm một đôi, anh với dì mỗi người một cái nhé?"

Thế mà Đinh Hán Bạch như nuốt phải ruồi: "Chẳng phải chị em mẹ con gì cho cam, sao phải đeo một đôi?!"

Đều tại Khương Thải Vi còn trẻ nên Kỷ Thận Ngữ không có cái cảm giác cô là người lớn, mà giống chị gái hơn. Cậu tập trung lựa, chọn đá để Khương Thải Vi dùng xong rồi, nghĩ đến chuyện Đinh Hán Bạch là con trai nên bắt đầu chần chờ về tỉ lệ trắng đỏ.

"Sư ca này, anh thật sự muốn đá Tiết Gà ạ?"

"Chỉ muốn đá Tiết Gà thôi." Khương Thải Vi dùng cái nào thì hắn không dùng cái đó.

Kỷ Thận Ngữ ngẫm nghĩ: "Thế em không làm vòng tay cho anh nữa đâu."

Đinh Hán Bạch vô cớ nổi đóa: "Thì ban đầu anh cũng có muốn đâu, thích làm thì làm không thì thôi. Chỉ muốn gạt anh đưa cậu đi dạo phố, xe đón xe đưa còn được mời ăn sáng, vẫn chưa sống ở biệt thự mà đã nổi tính thiếu gia rồi. Đá Tiết Gà á? Kể cả đá Phượng Hoàng anh còn chẳng thích đeo kia kìa."

Một tràng pháo liên thanh khiến Kỷ Thận Ngữ ngớ người, cầm viên đá to bằng nửa bàn tay sửng sốt, mãi không hiểu Đinh Hán Bạch đang mắng gì. "Em, em làm gì anh à?" Cậu khá là ấm ức, "Em cảm thấy đá Tiết Gà đỏ quá, anh đeo vòng lên tay không hợp, nên muốn đổi sang khắc dấu... Không ưng thì thôi, anh cáu làm gì?"

Đinh Hán Bạch nhanh miệng quá nên làm đối phương hiểu lầm, lúc này mặt mũi dưới lớp áo đều đi tong, đỏ mặt trăm năm khó gặp một lần. Hắn lấy ví ra, định tiêu tiền để mua tôn nghiêm: "Ông chủ, tính tiền."

Kỷ Thận Ngữ không tha cho hắn: "Em có tiền mà, người như anh mà sống ở Dương Châu thì đã bị ném vào hồ Sấu Tây uống nước rồi đó."

Lần đi dạo tiếp theo, Kỷ Thận Ngữ thật sự làm thiếu gia quan tâm vẻ ngoài, chỉ chừa mỗi cái ót cho Đinh Hán Bạch. Đinh Hán Bạch có hỏi gì, cậu toàn vờ như không nghe thấy. Đinh Hán Bạch hỏi tiếp, cậu toàn cười lạnh. Hai người như đi diễn kịch vậy, diễn vòng diễn vèo rồi mới cúi chào cảm ơn.

Đinh Hán Bạch khởi động ô tô: "Anh muốn ăn mỳ tương đen."

Kỷ Thận Ngữ đối nghịch: "Em muốn ăn sashimi."

Đinh Hán Bạch nắm vô-lăng thở dài, hắn đã nghĩ thông rồi, mình không chịu xuống nước nhận sai, lại không dỗ dành được đối phương, vậy cứ để nợ đó đi, nợ tới nợ lui có khi còn thoải mái hơn ấy chứ. Đương nhiên, chủ yếu là tại hắn không thích sashimi, nên hoàn toàn không muốn nhân nhượng tí nào.

Tắt máy xuống xe, Kỷ Thận Ngữ nhìn biển hiệu của quán mỳ thì hết cách, đến khi vào ngồi xuống gọi món thì lóa mắt bởi mười loại mỳ tương đen. Thật ra cậu chưa bao giờ ăn cả, theo tưởng tượng thì sợi mì quệt tương lên là được, sao có nhiều loại thế này?

"Đây là nguyên liệu, chọn mấy loại mình thích đi." Đinh Hán Bạch nói với phục vụ, "Đậu nành, giăm-bông, dưa chuột, cải thảo, củ cải đỏ, mỳ trụng nước lạnh ba lần. Nửa vịt quay mật, trộn với măng tây, bốn miếng kinh cao*."

(*Kinh cao: Là một loại bánh truyền thống nổi tiếng ở thành phố Bắc Kinh.)

Kỷ Thận Ngữ học vẹt: "Đậu nành, giăm-bông, dưa chuột, sashimi."

Phục vụ vội nói không có sashimi, Đinh Hán Bạch dở khóc dở cười, đang đói meo đói mốc nên cũng lười phân tranh cao thấp. Trong lúc đợi đồ ăn, cả hai đều im lặng, đồ ăn được đưa lên lại càng im lặng hơn.

Ăn thì ít mà bát thì to, Đinh Hán Bạch dùng đũa đảo, khuấy mì tương đen loạn lên đến nỗi chẳng phân biệt được thứ gì nữa, trộn hết các nguyên liệu đến khi không nhìn ra màu gốc của chúng, lại gắp một miếng vịt quay mật lên, việc lớn đã thành, bèn đẩy ra trước mặt Kỷ Thận Ngữ.

Im ỉm cướp cái bát khác, trộn xong thì bắt đầu ăn, khi ở nhà hắn và Kỷ Thận Ngữ ngồi kế bên nhau, giờ thì người nào người nấy thủ một góc bàn. Cắm đầu cắm cổ ăn một chốc, tiếng húp mì bên cạnh lớn hơn, nhìn thoáng qua, Kỷ Thận Ngữ đã ăn thành miệng hoa mất rồi.

Tối qua chột dạ nên không ăn được no, Kỷ Thận Ngữ đã đói meo từ lâu, nuốt một miếng mà thấy ngon khôn cùng. Cậu nghĩ chẳng qua chỉ là mì màu đen sì thôi, nào ngờ mùi nồng nhưng ngon đáo để, ăn một lần là không dừng được nữa. Đợi đến khi cơn đói dần tan, tốc độ ăn cũng chậm dần, cậu gắp một miếng thịt vịt quay lên, ăn đến nỗi ngoài miệng toàn lem tương đen, với tay lấy hộp giấy thì nhận ra hộp giấy đã rỗng.

"Phục vụ --" Cậu vẫn chưa nói xong.

Cuối cùng Đinh Hán Bạch cũng tìm được cơ hội phá băng, bèn vươn tay lau thứ dính lên miệng Kỷ Thận Ngữ, khiến ngón tay bị dính dầu dính mỡ. Hắn thừa dịp Kỷ Thận Ngữ sững sờ bèn thấp giọng nói: "Làm lành với anh đi."

Sau khi giấy ăn được bổ sung đầy, hắn rút giấy ra lau tay, lau tay xong thì buông tay xuống bàn, các ngón tay hơi cuộn lại. Dường như từng đường hoa văn trên đầu ngón tay cũng đều kinh ngạc, tại sao đôi môi ấy lại mềm mại đến vậy, sợ rằng dùng sức thêm thôi sẽ rách.

Hoàn hồn rồi ăn tiếp, trong bát có thêm miếng măng tây, mắt hoạt động tốt quá nên bắt gặp rõ ràng cái nhìn len lén của Kỷ Thận Ngữ. Hắn cụp mắt hỏi: "Người như anh, sống ở Dương Châu sẽ bị ném xuống hồ Sấu Tây uống nước thật hả?"

Kỷ Thận Ngữ nói lảng sang chuyện khác: "Khắc gì lên con dấu đây ạ, hoa khai phú quý* thì sao?"

Đinh Hán Bạch cười nhạt: "Thường quá."

"Vậy linh hầu hiến thọ*?"

"Anh qua sinh nhật rồi."

"Trúc lâm thất hiền?"

"To bằng nửa bàn tay mà khắc bảy người, bộ nước của người tí hon à?"

(*Hoa khai phú quý: Là một bức tranh cát tường truyền thống của Trung Quốc, lấy hình chủ đạo là hoa Mẫu Đơn – đồng thời cũng là loài hoa của phú quý, dùng để nói rằng con người đều hướng đến một cuộc sống mỹ mãn và hạnh phúc, giàu có và cao quý.

*Linh hầu hiến thọ: Dùng để chúc trường thọ.

*Trúc lâm thất hiền: Là tên dân gian gọi bảy học giả, nhà văn và nhạc sĩ theo trường phái Đạo giáo sống trong rừng trúc thời đầu nhà Tấn.)

Đinh Hán Bạch trả treo khiến đối phương cạn lời, nên cũng im lặng ăn mì tiếp.

Trên đường về nhà đợi đèn đỏ, Kỷ Thận Ngữ thấy bên góc đường có bà cụ bán vàng mã, hôm nay cậu hào hứng, cậu cáu bẳn, giờ lại gợn buồn man mác. Đinh Hán Bạch nhìn theo đường nhìn của cậu, bèn thẳng thừng đỗ xe ven đó, bảo cậu đi mua hai bao.

Suốt cả nửa dọc đường còn lại, Kỷ Thận Ngữ cứ ôm giấy vàng mã lẫn tiền vàng suốt, lúc sắp đến cửa nhà thì hỏi: "Sư phụ an táng ở Dương Châu, em mua có ích gì không?"

Đinh Hán Bạch nói: "Chẳng lẽ rất nhiều người đi xa xứ không cúng bái à? Đêm mai tìm một con đường mà đốt, nói dăm ba câu, thầy Kỷ sẽ nhận được." Hắn nói xong bèn suy nghĩ, mai tan tầm không có xã giao, có thể đưa đối phương đi.

Kỷ Thận Ngữ lại nói: "Vậy em tìm dì đưa em đi, tiện thể hỏi xem dì thích lắc tay hay vòng tay."

Đinh Hán Bạch sửa miệng, "... Ừ, cậu xem mà làm." Hắn cảm thấy mình lại bị sa thải nữa rồi, bèn hít sâu khuyên mình cười một cái, được nhàn rỗi có gì mà không tốt. Rút chìa xuống xe, rốt cuộc nghẹn mãi vẫn không nhịn nổi, bèn mắng một câu "Đồ ăn cháo đá bát."

Hôm sau, ai nấy đều đi làm cả, Khương Thải Vi đồng ý với yêu cầu của Kỷ Thận Ngữ, bèn hẹn tối đi hóa vàng mã. Xưa giờ ngày nào đi làm Đinh Hán Bạch cũng chẳng hào hứng, trưng cái mặt tỉnh rụi không để ý một ai, trước khi đi còn ôm theo bình Mao Đài.

Khương Sấu Liễu ngăn hắn lại: "Đi làm mang rượu làm gì? Con còn muốn uống tận hai xị?"

Đinh Hán Bạch đáp: "Con tặng quà cho sếp, con muốn làm tổ trưởng."

Hắn biết đối phó với mẹ nhất, bèn tránh ra rồi chạy đi luôn, lái xe thẳng đến Cục Di sản văn hóa, cất rượu làm việc đến tận trưa. Đến giờ nghỉ trưa cái là lủi đi, số 57 Sùng Thủy, xách cả rượu theo, hắn muốn nhìn lư hương gốm Ge hàng thật.

Hàng chuỗi ngõ ngách làm hắn phải mò lâu, cái sân nào cũng xập xệ cả, song mùi cơm bay ra lại rất thơm, rốt cuộc cũng tìm thấy cửa nhà, Đinh Hán Bạch lấy hơi hét to: "Gom đồ vỡ đây— Gom máy hút mùi cũ đây—"

Dư âm vẫn đang lởn vởn thì Trương Tư Niên cầm bánh mì xông ra: "Thằng chó chết nào cướp việc làm ăn từ miệng bọn tao vậy?! Bắt nạt người tàn tật, tao đến liên đoàn người khuyết tật tố cáo mày!"

Tập trung nhìn thì thấy Đinh Hán Bạch xách bình Mao Đài đứng ngay cửa, trông như cậu ấm phá sản đi thăm nhân dân khốn khổ vậy, một phần quan tâm, chín phần ghét bỏ. Cậu ấm sải bước mà vào, nhìn quanh một vòng bĩu môi, hối hận vì không hẹn ở ngoài.

Trương Tư Niên quay đầu vào nhà: "Khỏi phải ghét, cùng lắm thì về nhà tắm hai lần."

Đinh Hán Bạch bám gót theo sau, cơ sở trong phòng đã cũ, nhưng vẫn coi là sạch sẽ, chẳng nhiều phế phẩm như ở ngoài sân. Hắn ngồi xuống trước bàn, mở và rót rượu một cách tự nhiên, chạm chén với đối phương, uống cạn.

"Đậu phụ muối nhắm rượu nhé?"

"Chẳng phải chỉ có mỗi khoai tây sợi à?"

Đinh Hán Bạch chú ý đến bình hoa trăm chữ Thọ trên bàn, chỉ thấy Trương Tư Niên thọc đũa vào, gắp mấy miếng đậu phụ muối ra, đậu phụ dính nước chua lẫn ớt đã băm nhỏ... Hắn điếng người, đây là cái bình hoa mười vạn! Dùng để đựng đậu phụ!

Mấu chốt là hoàn cảnh sinh sống khốn khó đến thế mà còn xa hoa vẹo gì?!

Trương Tư Niên nói: "Đồ của tên Lương sáu ngón đó làm chỉ xứng để dùng thế này thôi."

Đinh Hán Bạch không biết ai là Lương sáu ngón, nhưng biết cách chọc giận người khác: "Dù có xứng hay không thì ông cũng chẳng nhận ra thật hay giả."

Đặt đũa xuống, Trương Tư Niên bị bắt thóp, bèn hận không thể rống lên hai lần cho hả giận. Ông không khóa phòng, đi vào tìm lư hương gốm Ge, Đinh Hán Bạch đuổi theo, tiếng bước chân dừng ở cửa, đến cả tiếng thở cũng dừng lại.

Trương Tư Niên nói: "Có đồ thật và đồ giả, chọn một món tặng cậu, tùy vào số hên của cậu."

Đinh Hán Bạch không thích chiếm hời, cũng không kìm được mà chiếm hời, bèn hỏi: "Ông là ai?"

Trương Tư Niên đáp: "Có duyên với cậu, nhưng tình cảm chưa đến mức đó, không thể trả lời."

Chiếc lư hương bị bịt kín, nếu không đón được sẽ bị ném vỡ ngay, đối phương chẳng hề quan tâm chút nào, một hai vạn gì đó thôi mà, xem như chúc luôn được bình an thôi. Đinh Hán Bạch đến nhìn, khẳng định món đồ này là thật, nhưng những thứ trong phòng lại khiến hắn hoa mắt.

Tình cảm không đủ, nếu đủ thì chắc là còn có cách nói khác đợi hắn?

"Tôi phải về đơn vị rồi." Hắn đặt lư hương xuống, trước khi đi bèn rót một chén đầy cho Trương Tư Niên. Trương Tư Niên cắn một miếng bánh mì, hỏi hắn chưa chọn đồ mà đã đi rồi à?

Đinh Hán Bạch nói: "Không, để lần sau đến hẵng chọn."

Lần sau, tình cảm phải đủ.

Trời hôm nay mát mẻ, chạng vạng thì hơi lạnh. Kỷ Thận Ngữ trông cửa hàng Ngọc Tiêu Ký, sau khi về nhà thì mong ngóng đợi tối hóa vàng mã, kết quả Khương Thải Vi không về đúng hẹn, cậu bèn ngồi bên bàn đá đợi đến tận tám giờ rưỡi.

Đinh Hán Bạch bận rộn trong phòng cơ khí, sau khi tắt đèn khóa cửa thì đi từ phòng Nam đến phòng Bắc, thấy Kỷ Thận Ngữ còn chờ. Tắm xong đi ra, thấy Kỷ Thận Ngữ vẫn đang chờ. Đi đến thư phòng vẽ đến tận mười một giờ đêm, chuẩn bị đi ngủ, thấy Kỷ Thận Ngữ hãy còn chờ.

Hắn thật sự không nhịn nổi nữa: "Hai người hẹn đi đốt vàng mã vào nửa đêm à? Gan to quá nhỉ."

Kỷ Thận Ngữ nói: "Dì vẫn chưa về, dì bảo tăng ca ở tòa soạn báo."

Đinh Hán Bạch lo lắng cho Khương Thải Vi, bèn cầm chìa khóa chuẩn bị đi đón, trước khi đi thì nhận điện thoại từ Khương Thải Vi. Hắn đi ra khỏi phòng, nói: "Dì gọi bảo hôm nay mệt quá, bèn ngủ ở ký túc xá nhân viên luôn, không về."

Bóng đèn sáng quá, sự hụt hẫng của Kỷ Thận Ngữ không có chỗ nào che giấu được cả. Đinh Hán Bạch đứng ở cửa, bóng người như đổ dài, nếu Kỷ Thận Ngữ cầu hắn dẫn đi, hắn sẽ vất vả một chuyến vậy, nhưng hắn không chủ động hỏi.

Ai đi làm mà chẳng mệt, tại sao lại phải làm quân dự bị, muốn là phải chạy đến chứ?

"Sư ca, anh có thể..." Kỷ Thận Ngữ mở lời, "Có thể cho em mượn chìa khóa xe đạp không, em tìm đại một con đường để đốt, rồi về nhanh thôi."

Đinh Hán Bạch nói: "Xịt lốp rồi, không thì cậu lái ô tô mà đi?" Hắn thấy lạ, sao thằng nhóc này cứ trái nghịch với suy nghĩ của hắn vậy?

Tuổi mụ Kỷ Thận Ngữ là mười bảy, nào được lái xe, bèn hỏi: "Anh bằng lòng chở em đi không?"

Hai mươi phút sau, Đinh Hán Bạch chở Kỷ Thận Ngữ đi tìm một con đường không có cảnh sát giao thông trực, lúc này người đi trên đường rất ít, dưới ánh đèn đường, bọn họ lấy giấy vàng mã lẫn tiền vàng ra, dựa vào nhau như đang sưởi ấm.

Đôi mắt Kỷ Thận Ngữ sáng đến lạ, nhưng ánh nhìn hơi dại ra, khá bần thần.

"Bố." Cậu gọi, gọi xong thì lặng thinh rất lâu, "Con có nhớ bố mà, nhưng con cũng đành chịu thôi, con không có nhà ở Dương Châu, bố đừng trách con nhé."

Đinh Hán Bạch gắng bỏ thêm tiền vàng: "Thầy Kỷ à, cậu ấy sống ở nhà con rất tốt, người cứ yên tâm."

Kỷ Thận Ngữ chỉ nói một câu như vậy, sau đó chỉ nhìn chằm chặp ngọn lửa đốt mọi thứ thành tro. Cậu không phải người cởi mở, hóa vàng mã cúng tế giữa trời đất, lại ngay trước mặt người ngoài khiến cậu không nói được lời nào khác nữa, chỉ âm thầm nghĩ suy trong lòng, hi vọng Kỷ Phương Hứa có thể nhận được.

Đốt xong thì dọn sạch sẽ, vào xe bị bóng tối bủa vây, Đinh Hán Bạch nghe rõ mồn một Kỷ Thận Ngữ đang sụt sịt.

Khóc à? Hắn nghĩ.

Yên lặng một chốc, Kỷ Thận Ngữ nhìn hắn, hai má sạch sẽ, mắt ướt nhẹp, nuốt hết nước mắt vào trong. Hắn cởi dây an toàn ra, hơi xoay người về phía đối phương, hỏi: "Ôm cậu nhé?"

Kỷ Thận Ngữ miệng cọp gan thỏ: "Có gì đâu mà ôm, hóa vàng mã thôi, còn chẳng phải đưa tang nữa là."

Lặp đi lặp lại mấy lần mà chẳng thấy mặt mũi đâu, Đinh Hán Bạch chẳng thể nhẫn nại thêm nữa, bèn ném chìa khóa lên bàn điều khiển: "Anh cứ ôm đấy!" Cánh tay dài của hắn vươn tới, ôm Kỷ Thận Ngữ vào lòng, ôm eo lưng, đè gáy, chóp mũi đối phương đập vào cằm hắn, lành lạnh, môi phảng phất cọ vào cổ hắn, vẫn mềm mại biết bao.

Kỷ Thận Ngữ không giãy ra nổi, chửi đồ thần kinh, mắng đồ khốn kiếp, chỉ mắng đi mắng lại mỗi hai từ này.

Sau đó, cậu mệt, buông thõng tay, nhắm mắt. Ngập ngừng nói câu cảm ơn anh.

Đinh Hán Bạch nên đáp "Đừng khách sáo", song hắn lại nóng đầu một cách vô cớ, bèn nói câu "Không có gì".

*Chú thích:

1. Chân cắm nến nhiều tay phong cách Baroque mạ vàng:



2. Bộ trà cụ bằng bạc phong cách văn hóa Phục Hưng:



3. Kinh cao: