Xuyên Về Viễn Cổ Chủng Điền Ký

Chương 21: 21: Cây Trúc






Cây trúc có đa dạng chủng loại, sinh trưởng nhanh chóng, công dụng lại vô cùng phong phú.

Có thể dùng để dựng khung lều, chế tạo thành bàn ghế, còn có thể đan bện thành giỏ, rổ, đến vật dụng hàng ngày như bàn ghế trúc.Rừng trúc này là loại rừng tre bương, tre bương còn được gọi là trúc Nam, thân trúc đâm chồi lên xuyên qua mặt đất mọc rải rác trên mặt đất, tre bương sinh trưởng nhanh, sản lượng cao, trúc đã qua gia công sẽ có tính bền dẻo cao, nan tre lại càng tốt, đường vân thẳng đẹp, cứng mịn và trơn láng, có thể gia công thành nan tre, chế tạo thành các loại đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.Bởi vì thú nhân Miêu tộc có rất ít người đốn trúc để đào măng, nên chỗ rừng trúc này sinh trưởng xanh um tươi tốt, mấy cây trúc ở đây cũng vô cùng cao lớn.


Lâm Diệp đã hỏi Dương rồi, mấy cây trúc này cô có thể đốn bao nhiêu cũng được.Đầu của chiếc xẻng đa năng này có một bên là lưỡi răng cưa có thể dùng làm cưa, còn lưỡi bên kia rất sắc bén có thể so sánh với rìu.

Lâm Diệp dùng phần lưỡi dao của xẻng chặt bốn năm gốc cây trúc, sau đó loại bỏ đi mấy cành trúc dư thừa, rồi dùng roi mây buộc lại kéo chúng đi về.Một tay xách rổ, một tay kéo trúc thật sự là rất bất tiện, lúc đi Lâm Diệp chỉ mất mười mấy phút đồng hồ, nhưng lúc quay về lại tốn hơn nửa giờ đồng hồ.

Nếu như cô có thể dùng sọt thì ít nhất có thể rảnh hai tay rồi.Cô quyết định, chờ lát nữa quay về cô sẽ đan một cái giỏ nhỏ.Trước kia khi Lâm Diệp ở nông thôn với ông bà nội, cô không có cha mẹ thương yêu chăm sóc nên ông bà nội lo lắng sau khi hai người đi rồi, một mình cô sống không nổi nên từ nhỏ đã dạy cho cô sống một cuộc sống tự lập.

Tất cả những kỹ năng mà họ biết đều dạy cho cô, nấu cơm giặt quần áo, may vá thêu thùa những thứ này hoàn toàn không tính là gì, thậm chí ngay cả nghề mộc và thủ nghệ tre trúc ông nội cũng dạy cho cô hết.Cô rất biết ơn ông bà nội, là bọn họ cho cô vốn sống để khi cô ở dị giới này cũng có thể sống tốt.Sau khi quay về sơn động, Lâm Diệp đem mạch môn (một vị thuốc đông y) ra bờ sông rửa trước, sau đó mới để ở một bên phơi khô.Nếu như nói cuộc sống ở đây có chuyện gì khó khăn nhất, thì cô cảm thấy chính là vấn đề nước dùng, không có bình đựng nước nên mỗi lần muốn dùng nước thì phải chạy ra bờ sông lấy nước.Chiều cao của tre bương có thể lên tới hơn hai mươi mét và bề ngang có thể đạt đến mười tám phân, Lâm Diệp lựa ra những cây to nhất rồi dùng xẻng quân dụng cưa ra khoảng mười ống tre lấy nước, dùng để làm ly nước hoặc làm mấy đồ vật chứa nước cũng tốt.Sau đó, cô lại cưa hai ống trúc dài trên thân có bảy hoặc tám đốt trúc, các nút trúc trong ống trúc thì được thông bằng chuôi dao của cán xẻng quân dụng, bằng cách này, ống trúc dài có thể chứa được khá nhiều nước còn có thể tạm thời sử dụng làm nơi chứa nước rồi.Cô chặt một cây nhỏ gần đó để làm một số nút chai từ cành cây phù hợp với kích thước của ống trúc, dùng để bịt phần miệng của ống trúc lại.Số trúc còn dư lại sẽ dùng để làm giỏ bằng trúc.Cắt bỏ phần đầu và đuôi của cây trúc, xẻ thành từng đoạn dài khoảng bốn mét, sau đó chẻ trúc thành những đoạn trúc có kích thước bằng nhau.


Tách thân cây thành từng nan trúc, bỏ đi lá và đốt trên thân thì những nan trúc này có thể dùng để đan giỏ trúc rồi.Đem nan trúc phơi nắng ở trước sơn động, Lâm Diệp lại đi đến rừng tre bương đốn thêm mấy cây trúc về để dự phòng.Việc đan giỏ trúc có thể được chia thành 3 bước: đan đáy, đan thân và khóa phần miệng, phương pháp đan chủ yếu là đan dọc và đan ngang.Phương pháp đan sợi dọc và sợi ngang nghe có vẻ khó khăn đấy.

Nhưng trên thực tế, chỉ là sắp xếp các nan trúc theo chiều ngang và chiều dọc và dệt chúng theo cách một bên đan rồi một bên ép, nhất định phải chú ý đến nan trúc trong lúc đan, phải xếp sao cho ngay ngắn mới được.Sau khi đan đáy giỏ trúc thì bắt đầu đan khung, uốn các nan ở đáy khung, tiếp tục đưa dọc các nan lên, lúc này các nan trúc được thêm vào gọi là dải bao quanh.

Công thức ở đây vẫn là dùng phương pháp đan dọc và đan ngang, đan thành một vòng tròn và sau đó lại thêm một vòng nữa, cho đến khi cảm thấy kích thước của khung phù hợp là được.Bước cuối cùng chính là khóa phần miệng, uốn các dải dọc qua vòng cuối cùng của dải bao quanh rồi luồn vào miệng của phần thân khung để đan tạo thành một khung trúc hoàn chỉnh và chắc chắn, miệng khung của giỏ phải được làm cho bằng phẳng.


Sau đó dùng hai nan trúc bản rộng hơn để kẹp phần miệng khung, một trong và một ngoài, các nan mỏng thì luồn qua phần thân khung, lấy hai nan trúc buộc thành vòng tròn rồi cố định chắc chắn vào miệng khung, xong thì phần miệng của khung liền được khóa lại rồi.Xoắn một vài nan trúc mỏng thành hình dây thừng, quấn các nan trúc xung quanh đáy giỏ, sau đó cố định chúng lên trên miệng giỏ, một đầu còn lại được cố định trên khung để tạo thành một dây đeo ba lô chắc chắn, một dây đeo còn lại cũng được cố định theo cách này để có thể đeo giỏ trúc trên lưng.Sau khi làm xong chuyện đan giỏ bằng trúc này trời còn chưa tối lắm nên Lâm Diệp quyết định dùng cây trúc làm thêm vài đôi đũa và thìa đơn giản từ tre, cô muốn dạy Dương ăn bằng dụng cụ, cũng không thể để cho hắn cứ lấy tay bốc mà ăn được.

Mặc dù không biết thân thể của thú nhân có giống với nhân loại hay không, nhưng mà trong suy nghĩ của cô vẫn cảm thấy ăn như vậy rất dễ sinh bệnh..