Chinh Chiến

Chương 170: Người của Nguyễn gia




Ở trong nhà tù chặt chẽ bậc nhất của đại nội thị vệ, nếu muốn giữ bí mật một chuyện gì là rất khó. Bao giờ cũng có người nhìn chằm chằm vào Trương Thế Nhân, dường như họ ghi chép cả việc đại tiện, tiểu tiện của hắn. Từ lúc chào đời tới này, đây là lần thứ nhất Trương Thế Nhân sống trong hoàn cảnh này. Nói thật, hắn không có nắm chắc khả năng hắn được thả đi ra khỏi nơi này.

Sướng Xuân Viên.

Bên cạnh ao nhỏ.

Hoàng đế nghe báo cáo chuẩn bị chiến tranh của Thượng Thư Binh Bộ Mưu Lương Bật, lại chăm chú phê chỉ thị, mất một thời gian sau mới chậm rãi thở ra một hơi. Hoàng đế không có triệu kiến trọng thần khác, mà ngồi ở bên cạnh cái ao một hồi lâu, có chút đăm chiêu. Hắn rất ít khi có biểu hiện này, hắn luôn có một bộ bề bộn nhiều việc. Có thể nói Thiên Hữu Hoàng đế Dương Định Thiên là một vị đế vương khiêm tốn nhất của Đại Nam từ trước đến nay, nhưng cũng là một vị đế vương cần cù nhất.

Hắn luôn đang xử lý quốc sự, ngồi cả buổi trên giường gỗ trong Khung Lư mà vẫn không nhúc nhích. Mỗi ngày hắn chỉ ngủ nhiều nhất hai canh giờ, tuyệt đối sẽ không kéo dài thêm một phút đồng hồ.

Những Hoàng đế trước kia rất ít khi xem qua toàn bộ tấu chương. Phải biết Đại Nam quá lớn, cả thiên hạ gồm hai mươi bốn tỉnh, mấy ngàn thành trì. Cho nên một chiếc xe bò cũng chưa chắc kéo hết tấu chương được đưa vào cung mỗi ngày. Bởi vậy từ rất lâu trước kia, bên người các Hoàng đế xuất hiện một chức vị gọi là Thái giám Cầm bút, bọn họ là một nhóm thái giám phụ trách tấu chương được Hoàng đế vô cùng tín nhiệm. Bọn họ sẽ phân loại và loại bỏ tấu chương, sau đó lấy ra những cái trọng yếu nhất mà đệ trình cho Hoàng đế.

Một phần lớn tấu chương không có ý nghĩa thực chất thường thường do Thái giám Cầm bút trực tiếp thay Hoàng đế phê chỉ thị. Quy củ như vậy đã có hơn mấy mươi năm. Vì thế Thái giám Cầm bút có quyền lợi hết sức to lớn.

Nhưng mà đến đời Thiên Hữu Hoàng đế, hắn lại bỏ đi cái quy củ này. Hắn giống như một chiếc máy vĩnh viễn không biết mệt nhọc, hắn không hề cảm thấy một chút chán ghét với những thứ quốc sự vụn vặt và phức tạp kia. Từ sau khi hắn lên ngôi, quyền thế của Thái giám Cầm bút dần dần bị suy yếu. Về sau, Thái giám Cầm bút đã trở về vị trí cũ, chỉ là một tên thái giám mà thôi.

Song mặc dù sự cần cù của Hoàng đế làm cho người tán thưởng, nhưng hắn vẫn bận ngập đầu. Thế nên phải có người giúp hắn chia sẻ một ít, mà bởi vậy, cái chức quan Hoàng môn thị lang trở nên càng lúc càng trọng yếu. Xét tương đối, ở việc xử lý quốc sự, Thiên Hữu Hoàng đế tin tưởng triều thần hơn thái giám.

Chức quan Hoàng môn thị lang là do hắn đề ra, trước đó Đại Nam không có một chức quan như vậy. Chức trách của Hoàng môn thị lang thật ra là chia sẻ một bộ phận trách nhiệm vốn thuộc về Thái giám Cầm bút.

Thế nhưng ở trên nhiều việc, sự tin tưởng của Hoàng đế dành cho thái giám cũng không thấp. Ví dụ như người luôn đứng bên cạnh hắn, đó vĩnh viễn là cái Thái giám Tô Phi Tiến thoạt nhiền thành thật, trầm mặc và ít nói.

Hoàng đế luôn bề bộn nhiều việc, cho nên hắn ngồi ngẩn người ở bên cạnh ao sen là một việc làm cho người ta thấy mới và lạ. Âu là vì mọi người đã tập mãi thành quen, lúc nghĩ đến Hoàng đế thì đều lập tức đoán được hắn đang xử lý quốc sự.

- Tô Phi Tiến... Ngươi tiến cung đã được bao nhiêu năm?

Hoàng đế trầm mặc thật lâu, sau đó hỏi một câu.

Tô Phi Tiến đang cúi đầu đứng ở cách Hoàng đế không xa hồi đáp:

- Có hai mươi sáu năm, nô tài vào cung lúc mười lăm tuổi, vốn là học đồ ở Ngự Thiện Phòng. Về sau bởi vì coi như cơ linh, bị thái giám Ngô Bồi Thắng lúc ấy vẫn ở trong Tông Phủ điều đến làm việc bên cạnh. Ở trong Tông Phủ chừng mười năm, sau đó Ngô Bồi Thắng được thăng lên làm Thái giám Cầm bút, lúc đó nô tài cũng được điều đến Ngự Thư Phòng. Tính toán ra, nô tài ở Ngự Thư Phòng cũng có mười bốn năm.

- Gần đây trí nhớ của ngươi không sai.

Hoàng đế gật nhẹ đầu.

- Ngô Bồi Thắng là người được phụ hoàng đề bạt, lúc trước hắn làm Thái giám Cầm bút thì ngay cả quan to Tam phẩm trở lên đều phải nịnh bợ... Trẫm bỏ đi phần lớn chức quyền của Thái giám Cầm bút, có lẽ trong nội tâm Ngô Bồi Thắng sẽ có nhiều phẫn nộ cùng không cam lòng. Trẫm một mực chưa từng hỏi... Ngươi theo hắn hơn hai mươi năm, không ai hiểu hắn hơn ngươi. Trẫm nghe nói... Trước khi Ngô Bồi Thắng rời đi Thanh Long đến tây bắc, hắn một mình tới tìm ngươi?

- Vâng.

Tô Phi Tiến cúi đầu nói:

- Xác thực có tới tìm nô tài.

- Hắn đã nói những gì?

Hoàng đế hỏi.

- Ngô Bồi Thắng nói... Lần đi tây bắc này, hơn phân nửa là có đi mà không có về. Hắn nói sau khi hắn chết, nô tài hắn là sẽ tiếp nhận chức vị Thái giám Cầm bút. Hắn khuyên bảo nô tài tuyệt đối không thể có chút bất kính với bệ hạ. Ở lúc tiên hoàng tại vị, chức trách của Thái giám Cầm bút là chia sẻ triều chính với tiên hoàng. Bệ hạ không phải muốn cái này, mà muốn thái giám giữ khuôn phép. Hắn nói cho nô tài nên đi làm những chuyện mà thái giám nên làm, không nên đi động vào đồ vật không thể động.

Nghe được câu này, Hoàng đế im lặng một hồi, sau đó thở dài:

- Trong lòng hắn vẫn có oán khí.

Tô Phi Tiến không nói.

Hoàng đế nói:

- Hắn đã đoán sai.

Tô Phi Tiến khẽ giật mình, không biết Hoàng đế nói “đã đoán sai” là có ý gì.

Hoàng đế đứng lên, nhìn những bông hoa nổi lên trên ao, có chút thương cảm:

- Trẫm để cho hắn đi tây bắc không phải là muốn diệt trừ hắn. Trẫm biết rõ khi làm suy yếu chức quyền của Thái giám Cầm bút, trong nội tâm Ngô Bồi Thắng chắc chắn sẽ không hài lòng, sẽ phẫn nộ. Nhưng Trẫm biết rõ hắn là người trung thành, cho nên chưa bao giờ nghĩ đến việc giết hắn. Trẫm để cho hắn đi tây bắc, chỉ là muốn quét sạch mục nát trong quân trước khi đại chiến, là vì chuẩn bị cho việc khai chiến với Thiên Thuận. Trẫm muốn hắn tra rõ tình hình các đội quân nơi tây bắc là như thế nào.

- Hắn cho rằng Trẫm là vì những lời phàn nàn của hắn mà muốn giết hắn, hắn sai rồi.

Hoàng đế nói:

- Trẫm thậm chí đã chuẩn bị xong tương lai cho hắn, đã đặt mua một tòa nhà lớn ở tỉnh Giang Hoài, cố ý để Hộ Bộ chuẩn bị một số bạc, và cũng mua ruộng đất cùng hạ nhân, tôi tớ cho hắn. Trẫm nghĩ rằng đợi đến lúc hắn từ tây bắc về thì sẽ để hắn đi hưởng thọ... Dù sao hắn đã rất già... Đã cống hiến rất nhiều... Đó là những công lao không thể bỏ qua, Trẫm làm sao sẽ giết hắn?

Trong giọng Hoàng đế có thương tiếc, cũng có chút tức giận. Hắn tức giận vì Ngô Bồi Thắng chưa hiểu mình.

- Có lẽ... Ngô đại nhân nói mình chắc chắn phải chết, đó cũng không phải cảm thấy bệ hạ sẽ thế nào.

Sắc mặt Tô Phi Tiến không ngừng thay đổi, do dự một chút nhưng vẫn tiếp tục nói:

- Hắn phụng chỉ bệ hạ tra rõ bản án tham ô của quân đội tây bắc, thế thì tất nhiên sẽ chạm đến rất nhiều lợi ích của người khác. Hắn nói mình có đi không về, có lẽ đang lo lắng khi hắn tra được cái gì thì sẽ làm hắn mất mạng.

- Tô Phi Tiến.

Hoàng đế quay đầu lại nhìn hắn một cái, nói:

- Khó được một lần ngươi nói ra như vậy, từ trước tới giờ ngươi đều không tham dự quốc sự. Cho dù Trẫm hỏi ngươi, ngươi cũng sẽ nghĩ biện pháp từ chối.

- Nô tài không dám làm cho bệ hạ mất hứng, cũng không muốn để bệ hạ hiểu lầm Ngô Bồi Thắng... Hắn là người tham tiền, cũng tham quyền, thái giám mà dính hai điểm này thì tựu chết không thể nghi ngờ. Nhưng hắn rất trung thành với bệ hạ, mặc dù có câu oán hận nhưng cũng sẽ không làm ra chuyện bất lợi cho bệ hạ. Hơn nữa chính vì nô tài hiểu rõ hắn, cho nên mới biết dựa vào tính tình của hắn, hắn nhất định sẽ tra rất sâu và rõ ràng. Hắn nhất định sẽ tìm được rất nhiều thứ không thể lộ ra ngoài ánh sáng.

Hoàng đế có chút ngẩn ngơ, sau đó trong mắt lóe ra một tia lăng lệ, ác liệt.

- Gọi Hầu Văn Cực đến... Không, vẫn là gọi La Úy Nhiên đến đi.

Hoàng đế phân phó:

- Lại để cho hắn đi tra xem Ngô Bồi Thắng rốt cuộc là chết ở trong tay ai.

...

...

Ngô Bồi Thắng bị Nguyễn Văn Dũng giết.

Nguyễn Văn Dũng đang ở nơi nào?

Vẫn còn ở tây bắc, nhưng đã bị cách chức. Trên người hắn không còn chiến bào Tiểu tướng Ngũ phẩm của Đại Nam, song hắn cũng không có bị nhốt vào ngục. Dường như Hoàng đế đã tin tưởng cái chân tướng do Binh Bộ báo lên, chỉ khoanh một dấu khuyết điểm với hắn. Đương nhiên, loại tội này có thể lớn, cũng có thể nhỏ. Nếu như nói thật nghiêm nghị, đó chính là tội khi quân. Mà xét tới tội khi quân... Bệ hạ muốn định thế nào là do bệ hạ nghĩ thế nào.

Hiển nhiên, bệ hạ còn không muốn giết hắn.

Cho nên dù hắn từ trên địa vị rất cao té xuống, nhưng cũng không tới mức độ té xuống mà không gượng dậy nổi. Vốn mấy cái đại thần trong triều đình thương nghị là để hắn cả đời vĩnh viễn làm dân thường. Song về sau, lúc bệ hạ phê chuẩn, bệ hạ dùng bút son xóa mất một câu kia. Đây rõ ràng là một tín hiệu, thế nên cũng có nhiều người trong triều đình đoán được thanh niên có tên Nguyễn Văn Dũng này khẳng định còn có cơ hội đông sơn tái khởi.

Đợi đến lúc việc Hoàng đế tây chinh có thể lộ ra ánh sáng, mọi người mới hiểu được vì sao lúc ấy Hoàng đế không có xử tử Nguyễn Văn Dũng. Phải biết Nguyễn Văn Dũng làm tiểu tướng ở thành Gia Trang mấy năm, không ai hiểu rõ tình huống ở thành Gia Trang hơn hắn. Mà hắn lại là người rất có tâm cơ, trong lúc quét sạch cường đạo và mã tặc ở xung quanh thành Gia Trang, hắn cũng mấy lần phái người dò xét địa hình của dãy núi Sơn Khê. Hắn biết rõ đạo lý một người nếu muốn thành công thì phải chuẩn bị rất nhiều chuyện từ sớm.

Tuy rằng hắn không chắc Đại Nam sẽ khai chiến với Thiên Thuận, nhưng từ lúc nhậm chức, hắn biết mình phải chuẩn bị tốt phương diện này.

Một người như vậy, bệ hạ làm sao sẽ vứt đi mà không cần tới? Một khi khai chiến, chẳng mấy chốc hắn sẽ “phục sinh“. Mà trải qua một trận đại chiến, rất có thể người trẻ tuổi này còn có thể nhất phi trùng thiên. Suy nghĩ sâu xa một chút, năm đó bệ hạ chỉ định hắn làm Tiểu tướng thành Gia Trang, hẳn là bệ hạ đã có tâm tư muốn cất nhắc hắn sau trận đại chiến rồi??

Cái này không phải là không có khả năng. Dù sao lúc thi vào Kinh Võ Viện, Nguyễn Văn Dũng tuy không vào hạng ba, nhưng mãi đến khi tốt nghiệp, hắn vẫn giữ vị trí thứ tư. Ba người xếp hạng cao hơn hắn được đưa đến các Vệ chiến binh của Đại Nam, song hắn lại bị điều đến thành Gia Trang, đây không phải là một loại coi trọng sao? Ba người ưu tú hơn hắn phải đi thích ứng với quân đội, làm như vậy là để nhanh chóng có thể dẫn dắt được một đội chiến binh tinh nhuệ. Nguyễn Văn Dũng phải đi tây bắc tập thích nghi, tác dụng của hắn thật không thể khinh thường.

Người đồng thời bị bệ hạ xử phạt với Nguyễn Văn Dũng là Đại tướng quân Hữu Kiêu Vệ Nguyễn Viễn Sơn. Người Đại tướng quân này đã ngồi trên ghế cao hơn mười năm liền bị hàng tam cấp, từ Đại tướng quân Tam phẩm xuống làm Tiểu tướng Ngũ phẩm. Song, rất không hợp quy củ ở chỗ hắn vẫn là người thống lĩnh Hữu Kiêu Vệ.

Tốt xấu gì trong Hữu Kiêu Vệ cũng có mười mấy cái Tướng quân Ngũ phẩm trở lên.

Bởi vậy Nguyễn Viễn Sơn được đặt vào tình huống khá lúng túng. Với tư cách là thống soái của Hữu Kiêu Vệ, nhưng dựa theo quy củ, mỗi ngày thăng trướng hắn lại phải hành quân lễ với mấy chục thủ hạ của mình. Mà điều làm cho người ta kinh ngạc nhất chính là hắn rõ ràng chấp hành theo quy củ này, không có chút nào lơ là. Từ lúc ý chỉ đến trong quân, hắn cứ dựa theo quy củ mà làm việc. Lúc ra lệnh hắn không dây dưa dài dòng, vì thế khi hành lễ với thủ hạ, hắn cũng tuyệt đối không thoái thác.

Đương nhiên, tất nhiên chuyện như vậy sẽ có người bẩm báo cho Hoàng đế bệ hạ.

Thói quen của Nguyễn Viễn Sơn là ở trong đại trướng, là ở trong quân doanh. Nhưng từ sau khi bị giáng chức, mỗi khi xử lý xong quân sự, hắn cưỡi ngựa trở lại phủ của mình ở trong thành, cùng vợ và các con ở chung một chỗ. Hắn không hề hưởng thụ đãi ngộ đặc thù của Đại tướng quân, thậm chí bỏ đi thứ rượu ngon được đặc cách ban cho các Đại tướng quân ở phía tây.

Tất nhiên chuyện như vậy cũng có người bẩm báo lại cho Hoàng đế bệ hạ.

Hôm nay Nguyễn Viễn Sơn mặc một bộ quần áo được làm bằng vải bông, hắn ngồi ở trong thư phòng, cảm nhận độ thoải mái và mềm mại do vải bông mang lại. Hắn tùy ý nhìn công báo của triều đình vài lần, sau đó đem ánh mắt nhìn về người thiếu niên vẫn luôn đứng im lặng ở phía dưới.

- Húc Quận Vương đến được mấy ngày rồi?

Hắn hỏi.

Cái thanh niên đứng rất quy củ ở dưới chính là Nguyễn Văn Dũng, dù hắn không có chức quan, nhưng hắn được Nguyễn Viễn Sơn cho làm phụ tá. Hiển nhiên đây cũng không phải là làm trái ý chỉ của bệ hạ, phụ tá là cố vấn tư nhân của hắn, không phải là quan viên triều đình. Và tất nhiên cũng không ai đi bắt cái lỗi này, ai có thể vì một chuyện nhỏ như vậy mà đắc tội với một vị chẳng mấy chốc sẽ trở lại chức vị Đại tướng quân ban đầu?

- Có mười ngày.

Nguyễn Văn Dũng trả lời.

- Có cái cử động gì không tầm thường?

Nguyễn Văn Dũng nghĩ nghĩ, hồi đáp:

- Vào ngày hôm qua, hình như hắn lơ đãng hỏi về cái chết của Ngô Bồi Thắng.

- Hỏi cứ hỏi đi.

Nguyễn Viễn Sơn khẽ lắc đầu:

- Hiện tại ai còn có thể chứng minh là ngươi giết Ngô Bồi Thắng? Cái lão thái giám kia biết rõ có nhiều chuyện hắn không thể động vào, nhưng hắn cứ chui đầu vào. Ở tây bắc, hắn chỉ là một khách qua đường mà thôi, song vì sự tò mò của hắn, ngay cả mộ hắn cũng đều phải đặt ở nơi này. Húc Quận Vương thông minh hơn Ngô Bồi Thắng, hắn biết rõ ở thời điểm này thì chuyện gì mới là trọng yếu nhất.

- Bệ hạ muốn đánh Thiên Thuận, ai dám hủy cái đại nghiệp này của bệ hạ, bệ hạ nhất định sẽ không tha cho ai.

Hắn nhìn Nguyễn Văn Dũng, nói:

- Ngươi chuẩn bị một chút đi, nói không chừng không bao lâu sau, ý chỉ dùng ngươi một lần nữa sẽ đến.

- Cảm ơn chú!

Nguyễn Văn Dũng làm một cái lễ thật nặng, giọng điệu chân thành.

- Ngươi nên cảm ơn vận mệnh của ngươi, nếu như không phải sinh ở Nguyễn gia... ngươi sớm đã chết. Người của Nguyễn gia chúng ta, không phải ai muốn động là có thể động.

Nguyễn Viễn Sơn nở nụ cười nhạt nhòa, thoạt nhìn có vẻ kiêu ngạo.