Đế Bá

Chương 453: Bách Chiến Thần Hoàng




Trì Tiểu Điệp đứng trong miếu cảm thấy rất uất ức. Tuy Sư Hống quốc không bằng đại giáo cổ quốc nhưng vẫn có thực lực tích lũy, mạnh hơn tiểu quốc bình thường nhiều.

Trì Tiểu Điệp là công chúa Sư Hống quốc, có thể nói là kim chi ngọc diệp, thiên chi kiêu nữ. Trì Tiểu Điệp luôn được người nâng trong lòng bàn tay, hôm nay nàng đi theo Lý Thất Dạ đến núi hoang rừng vắng này làm người hầu thì thôi, bây giờ còn phải làm chuyện vừa vất vả vừa dơ bẩn này nữa.

Từ nhỏ đến lớn Trì Tiểu Điệp chưa bao giờ làm chuyện vất vả dơ bẩn như vậy, hôm nay nàng phải làm chuyện đó, tựa như người hầu trong thế gian bình thường.

Trì Tiểu Điệp im lặng thật lâu, cuối cùng nhặt lên túi Càn Khôn của Lý Thất Dạ, bắt đầu dọn dẹp. Mặc dù Trì Tiểu Điệp là cường giả vương hầu, lần đầu tiên nàng làm công việc khổ sai này, đối với nàng đây là khiêu chiến rất lớn. Quét đất, phủi bụi, nhổ cỏ. Làm mà không dùng công pháp thần thông, Trì Tiểu Điệp làm chuyện rất buồn cười, không thích ứng, hậu đậu, gà bay chó sủa.

Dù vậy nhưng Trì Tiểu Điệp vẫn im lặng làm, dù lòng rất uất ức, xót xa, nàng cố gắng làm công việc khổ sai đầy tính khiêu chiến với nàng.

Trì Tiểu Điệp đang giận dỗi, nàng không biết mình hờn giận với bản hân hay Lý Thất Dạ. Tóm lại nếu là trước kia Trì Tiểu Điệp tuyệt đối không làm, nhưng hôm nay nàng làm chuyện khổ sai, nếu là bình thường nàng sẽ cảm thấy rất khó tin.

Trì Tiểu Điệp cố kiên nhẫn, kiềm nén bản tính, lòng chua xót, uất ức, bất mãn. Cuối cùng Trì Tiểu Điệp quét dọn miếu sạch sẽ.

Sau khi Lý Thất Dạ ra khỏi Tổ Thần miếu, hắn đi dọa xung quanh, ngước lên nhìn dãy núi trập trùng trước mặt. Dãy núi như sóng có cao ngất đâm mây, có cốc to sâu không thấy dáy, trập trùng nguy hiểm khó lường. Một mảnh non sông bao la hùng vĩ.

Lý Thất Dạ chậm rãi đi phía đối diện, đứng trong Tổ Thần miếu nhìn thì thấy rất gần, đi mới biết dãy núi xa cỡ mấy chục dặm.

Lý Thất Dạ chậm rãi bước đi, cuối cùng đến phía đối diện Tổ Thần miếu. Đây là một sơn lĩnh không cao, so với non sông lãnh thổ trập trùng đằng sau nó thì thật bé nhỏ không đáng kể, sẽ không ai chú ý đến nó.

Nhưng trên một tòa sơn lĩnh nhỏ này có một đạo quan, một đạo quan rất nhỏ, chỉ có năm gian phòng. Đạo quan nóc xanh tường xám, không biết được xây từ bao nhiêu năm trước. Ngói xanh đã trắng, bụi dày tích lũy, kẽ mái ngói còn có cỏ dại.

Nhưng so với Tổ Thần miếu cũ nát thì đạo quan này rất khá, ít nhất có khói lửa hơi người.

Khi đến gần đạo quan sẽ thấy trên cửa chính treo tám biển dài viết ba chữ: Trường Sinh Viện. Không biết ba chữ kia tồn tại bao lâu, chữ vốn đen như mực bây giờ trắng bóc không nhìn rõ nữa.

Cửa đạo quan mở rộng không khóa, Lý Thất Dạ chậm rãi bước vào trong. Khi Lý Thất Dạ đạp chân vào đạo quan, hắn nghe có tiếng hừ mũi, tiếng mũi thở nặng nề như sét đánh làm đạo quan run rẩy.

Từng tiếng mũi thở nặng nề phát ra từ một gian phòng trong đạo quan. Lý Thất Dạ đi vào phòng, một lão đạo sĩ nằm trên giường.

Lão đạo sĩ nằm ngửa, tư thế ngủ làm người ta không dám khen tặng, tay chân giang rộng độc chiếm một chiếc giường, tư thế không giống người tu đạo chút nào.

Trên người lão đạo sĩ mặc một đạo bào cũ nát, đạo bào bóng nhờn, không biết đã bao lâu chưa được giặt. Tóc lão đạo sĩ rối xù, may mắn không có mùi hôi nếu không sẽ làm người ta không chịu nổi.

Tuy lão đạo sĩ lôi thôi nhưng khuôn mặt ngay ngắn, mũi sư tử, miệng rộng, rất có khí chất, như kiểu người ăn thả cửa tám phương.

Lão đạo sĩ ngủ rất say, dù Lý Thất Dạ đi vào thì lão vẫn ngáy khò khò, tiếng ngáy mũi như sấm đánh làm người ta nghi ngờ lão có bị nâng ra khỏi đạo quan cũng không tỉnh dậy.

Lý Thất Dạ nhìn lão đạo sĩ ngủ say, không nói câu nào. Lý Thất Dạ chậm rãi nhìn lướt qua đạo quan, xem kỹ từng mái ngói viên gạch như nghiên cứu kahỏ cổ.

Lý Thất Dạ không đụng vào thứ gì, hắn chỉ dùng mắt nhìn. Cuối cùng Lý Thất Dạ xem xét ký đạo quan tên Trường Sinh Viện rồi nhẹ nhàng lướt đi.

Khi gần đêm khuya Lý Thất Dạ quay về Tổ Thần miếu, ngôi miếu đã rực rỡ sáng tỏ. Cỏ dại dây leo xung quanh bị nhổ sạch, trong ngoài miêu cũ được quét dọn sạch sẽ, chỗ hư hỏng cũng được sửa sang lại.

Tuy miếu cũ chưa được dọn dẹp không nhiễm một hạt bụi trần nhưng đã rất khá, có chút hơi người, không còn bộ dạng mục nát hoang tàn.

Khi Lý Thất Dạ bướ vào Tổ Thần miếu, hắn thấy Trì Tiểu Điệp ngơ ngác đứng trong đại sảnh. Giữa miếu thờ phụng hai pho tượng, không phải tượng thần linh trần gian thờ phụng.

Trì Tiểu Điệp ngây người nhìn một pho tượng điêu khắc, nàng cảm thấy pho tượng trước mắt rất quen thuộc nhưng trong phút chốc không nhớ ra lai lịch của nó.

Khi Lý Thất Dạ quay về, Trì Tiểu Điệp mở miệng hỏi:

- Đây . . . Đây là pho tượng gì?

Pho tượng này nửa nghiêng người, tư thế rất kỳ lạ, muốn quỳ xuống nhưng vẫn đứng thẳng, dường như chờ đợi được sắc phong. Nhìn từ góc độ nào cũng không thấy đôi mắt pho tượng, rõ ràng có khắc mắt nhưng người ta không thể thấy nó, tư thế đạc biệt kỳ lạ.

Trì Tiểu Điệp đã lau dọn hai pho tượng rất sạch sẽ, khi nàng nhìn chúng, đặc biệt pho tượng có tư thế kỳ lạ thì nàng cảm thấy đã gặp nó ở đâu đó nhưng nghĩ mãi không ra.

Lý Thất Dạ nhìn pho tượng, không trả lời mà hỏi ngược lại Trì Tiểu Điệp:

- Nàng cảm thấy sao?

Lý Thất Dạ thầm thở dài. Năm tháng vô tình, thời gian hăng hái kia tựa như ngày hôm qua.

Trì Tiểu Điệp ủ rũ nói:

- Nếu ta biết thì sẽ không hỏi ngươi.

Lý Thất Dạ bật cười, hắn nhìn pho tượng, chậm rãi nói:

- Đây là Bách Chiến Thần Hoàng, tổ tiên của Trì gia nàng.

Trì Tiểu Điệp giật mình kêu lên:

- Tổ . . . Tổ tiên của Trì gia ta?

Giờ Trì Tiểu Điệp đã hiểu tại sao nàng cảm thấy pho tượng này thật quen mắt. Ở từ đường Trì gia có thờ phụng pho tượng tổ tiên của Trì gia nhưng là ngay mặt, Trì gia ít khi quay về bái tế nhưng Trì Tiểu Điệp có gặp hai, ba lần.

Trì Tiểu Điệp hỏi:

- Nhưng sao tư thế kỳ vậy?

Bất giá Trì Tiểu Điệp tự nhiên cho rằng Lý Thất Dạ biết hết mọi chuyện, nàng là hậu nhân của Trì gia ngược lại không hiểu nhiều về tổ tiên bằng người ngoài như Lý Thất Dạ. Hoặc đúng như Lý Thất Dạ đã nói, phải đọc sách, đọc sách nhiều thì hiểu biết nhiều hơn.

Lý Thất Dạ nhìn pho tượng trước mắt, trầm ngâm một lúc lâu sau nói:

- Đây là tư tế tổ tiên của Trì gia được sắc phong làm Bách Chiến Thần Hoàng.

Nghe xưng hô đó Trì Tiểu Điệp rất rung động:

- Bách Chiến Thần Hoàng!

Trì Tiểu Điệp không biết tổ tiên của mình được danh hiệu như vậy, nàng chấn động hỏi:

- Tổ tổ tiên của Trì gia ta được phong thần?

- Xem như di. Một tồn tại truyền thuyết nghĩ tình tổ tiên của nàng có công tích vĩ đại nên đặc biệt sắc phong làm Bách Chiến Thần Hoàng, có thể nói là một trong các phong thần bá khí nhất trong rất nhiều thần tướng ở thời đại đó.

Lý Thất Dạ khẽ thở dài:

- Ở thời đại đó tổ tiên của nàng là niềm kiêu hãnh của nhân tộc.

Trì Tiểu Điệp khẽ thì thầm:

- Bách Chiến Thần Hoàng!