Vực Sâu Ham Muốn

Chương 320: Tuổi thơ của tôi




Sau đó chúng tôi đều nhịn cười nhìn cô giáo ngượng ngùng bước xuống cỏ. Tuy rằng cười rất tươi, nhưng ai cũng biết cô giáo có ý tốt, không muốn chúng tôi đến đâu cũng phải đợi sau khối sáu.

“Tuổi thơ?” Nhạc Hằng ngơ ngác: “Hay là em định…”

“Đúng rồi, em dẫn anh tới đây trải nghiệm tuổi thơ.” Tôi cười một tiếng: “Em không biết thơ mà anh mong muốn là thế nào, vậy nên đành dẫn anh tới đây trải nghiệm tuổi thơ của em.”

Tuổi thơ mà của tôi cũng như những đứa trẻ bình thường khác, đối với Nhạc Hằng, có thể lúc còn nhỏ anh từng ghen tỵ em trai cùng bố khác mẹ của mình, nhưng người mà anh hâm mộ nhất, hẳn lành những đứa trẻ bình thường như chúng tôi.

Hiển nhiên tôi đã cược đúng ô rồi. Đôi mắt Nhạc Hằng lóe lên, cuối cùng không nói gì cả. Thế nhưng tôi vẫn nhạy cảm phát hiện ra rằng cơ thể của anh thả lỏng hơn nhiều, sự mất kiên nhẫn cũng biến mất dần.

Bắt đầu từ trò nào nhỉ? Tôi tặc lưỡi, lúc nhỏ trong công viên này có rất nhiều quầy hàng tranh cát, đó là trò mà tôi thích nhất, bây giờ tất cả đều được thay bằng quầy tô tượng tiết kiệm tiền màu trắng.

Tôi quay sang nhìn Nhạc Hằng bằng đôi mắt chờ mong, dè dặt hỏi anh: “Nhạc Hằng, chúng ta tô một cái đi?”

Nhạc Hằng dở khóc dở cười: “Em còn bé lắm sao? Hơn nữa mua cái tượng tiết kiệm tiền này làm gì? Bây giờ tiền cho vào ngân hàng hết rồi, một số người thì bỏ vào két sắt, chẳng lẽ em còn định để dành tiền hàng ngày như trẻ con nữa à?”

Tôi chép miệng, chẳng mấy khi hào hứng như vậy: “Nhưng mà em thích, không phải em để dành mà cho anh để dành ấy. Từ khi chúng ta yêu đương đến giờ, dùng một bàn tay cũng đếm được số lần gặp mặt của chúng ta, anh luôn không có thời gian rảnh để ở cạnh em.”

“Có phải anh không có tiền tiết kiệm đâu, nếu em muốn, anh đưa cho em một tấm thẻ là được, tới lúc đó em thích mua gì chỉ việc quẹt thôi.”

“Ứ cần.” Tôi nghiêng đầu đi không nhìn anh nữa: “Em không cần những thứ đó. Có cái tượng tiết kiệm này, mỗi lần anh nhớ tới em thì bỏ một đồng tiền xu vào đó, chờ tới khi gặp mặt, chúng ta đập nó ra, lấy tiền đi ăn.”

Nhạc Hằng ngây người ra: “Để dành tiền xu thì để được bao nhiêu? Cả tháng chắc chỉ để dành được một trăm nghìn, ăn được gì chứ?”

“Thiếu gì thứ ăn, có thể ra quán ăn mì vằn thắn, hoặc là gọi sủi cảo, cũng có thể đi ăn thịt xiên nướng, ít hơn nữa thì ăn kem, kem gạo nếp rẻ nhất chỉ có hai nghìn thôi, ăn cũng ngon nữa.”

Đối với Nhạc Hằng, những người phụ nữ xung quanh anh đa số là muốn bò lên sự giàu sang, đòi quà với người đàn ông của mình toàn là túi xách mấy chục triệu, dây chuyền, nhẫn hàng trăm tỷ, khắc sâu cái hình tượng tham lam của phụ nữ.

Quả thực là không có ai là không thích sĩ diện, trong cuộc họp lớp lúc đó, bị Tiền Xinh cố tình công kích, Nhạc Hằng ra đứng ra đầu tư quần áo cho tôi, thái độ của bạn họ thay đổi chỉ trong nháy mắt, khiến cho người có tính tình lạnh nhạt như tôi cũng chẳng thể thờ ơ.

Khó trách người thích nổi bật như Tiền Xinh yêu tiền đến thế, đây cũng là một kết quả đáng buồn của xã hội, nếu xã hội không thực dụng, thích so bì như vậy, sao lại sinh ra những người phụ nữ mê muội vì tiền tài chứ.

Tôi cũng hiểu rằng Nhạc Hằng có tiền, nhưng chúng không phải của tôi, mà là của cá nhân anh. Nếu như tôi nhận lấy thẻ của anh thật, những người phụ nữ đang nhăm nhe Nhạc Hằng sẽ lấy chuyện này ra để xỏ xiên, nói tôi chỉ để ý tới tiền của anh, giống hệt với những người phụ nữ tham tiền khác. Hơn nữa thu nhập hiện tại của tôi cũng đủ dùng cho bản thân, thỉnh thoảng còn mua được cho mình một món đồ hàng hiệu, không nhất thiết phải mơ về những thứ hư ảo đó.

Chẳng thà đưa ra một yêu cầu giản dị không ảnh hưởng gì tới ai giống như lúc này, trông có vẻ vô dụng nhưng lại có thể tạo thành một thói quen, tốt nhất là khiến Nhạc Hằng chỉ cần nhìn thấy tiền xu là sẽ nhớ tới tôi theo bản năng.

Tôi nhớ mình từng đọc một câu chuyện nào đó, kể về một cô gái và một chàng trai yêu nhau, mỗi khi hôn nhau, cô gái lại nhét vào miệng chàng trai một viên kẹo vị quả vải, khiến bao nhiêu năm sau chàng trai vẫn nhớ rằng nụ hôn của cô ấy mang theo vị của quả vải.

Chỉ cần được ở bên anh, ăn gì đâu có quan trọng? Huống chi nếu thực sự muốn ăn thứ gì đó đắt đỏ, tôi có thể gọi chị La và Lâm Tuyết đi cùng, còn tiện thể đi shopping luôn được, sống cuộc sống của tôi.

Như vậy thì cho dù sau này Nhạc Hằng có rời xa tôi, cuộc sống của tôi cũng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, không có thay đổi gì cả. Cũng như một câu nói được chia sẻ trên mạng vậy, em cảm thấy có anh thấy khá tốt, nhưng không có anh cũng không sao.

“Nếu một tháng không gặp thật thì sao lại ăn những thứ đó được chứ.” Nhạc Hằng vẫn không đồng ý cho lắm: “Huống chi làm gì có chuyện một tháng anh không gặp em, mười ngày nửa tháng gì đó thì lại càng ít tiền hơn.”

Thấy Nhạc Hằng cứ đứng ngây ra đó, tôi không nói gì thêm nữa, kéo anh sang quầy hàng, chọn một con mèo đeo lục lạc rồi ngồi vào cạnh bàn.

Lúc này đã có một số người lớn dẫn con tới, bàn này còn có một người mẹ trẻ và một cô con gái tầm năm, sáu tuổi, trông cô bé ấy rất hồn nhiên, thấy chúng tôi thì đôi mắt to cứ đảo vòng vòng, nhìn chúng tôi như rất hiếu kì.

“Mẹ, sao cô chú ấy lớn vậy rồi còn chơi trò của bọn con vậy?” Cô bé đó tò mò hỏi mẹ mình, nói là mẹ nhưng thực ra người phụ nữ này trông có vẻ còn trẻ hơn tôi vài tuổi.

Lúc này cô ta lúng túng vỗ nhẹ đầu con gái mình, khẽ trách một câu: “Con nói lung tung gì đấy.” Sau đó cô ta lại quay sang xin lỗi chúng tôi: “Thật ngại quá, trẻ con không biết nói chuyện, hai người đừng để bụng.”

Vẻ mặt của Nhạc Hằng đã bị khẩu trang che đi rồi, nhưng vẫn có thể nhìn ra được sự xấu hổ từ đôi mắt anh, tôi cười đáp lời họ: “Không sao, trẻ con mà, phải ngây thơ hoạt bát vậy mới đúng.”

Thấy lông mày của Nhạc Hằng vẫn nhíu chặt, tôi cười khúc khích, thì thầm vào tai anh: “Chúng ta đến đây để trải nghiệm tuổi thơ thì xem vài đứa trẻ cũng được đấy, tìm kiếm bóng dáng của mình trên người họ.”

Nhạc Hằng nhìn tôi, rồi lại nhìn sang cô bé đang chép miệng dùng cánh tay béo tròn của mình ôm lấy đầu, rốt cuộc đôi lông mày của anh cũng chịu giãn ra, nhưng vẫn không nói gì cả.

Chắc vì đa số chỉ toàn trẻ con chơi trò này, cho dù có hiểu về mỹ thuật một chút thì cũng không giỏi giang gì, nên chủ quầy hàng đều đưa cho một tờ giấy để tô theo hình.

Một con tượng tiết kiệm tiền được hoàn thành rất nhanh. Sau khi trả tiền, người bán hàng cho vào trong một chiếc túi rồi đưa cho Nhạc Hằng, anh nhận lấy trong sự bất đắc dĩ, xoay đầu lại nhìn tôi: “Tiếp theo đi đâu nữa?”

Tôi nghĩ nghĩ rồi trả lời thành: “Thực ra em còn chưa nghĩ ra, anh muốn chơi gì không?”

Mặc dù nói là tìm về tuổi thơ, nhưng cũng có vài trò chơi chúng tôi rất ngại đi chơi, ví dụ như tàu hỏa mà hồi nhỏ tôi rất thích chơi, chủ quầy có cho chúng tôi chơi hay không còn là một vấn đề nữa.